Du lịch Lai Châu: hành trình ngàn dặm của những chữ “nhất”
Vốn không nổi tiếng như các địa điểm du lịch Tây Bắc khác nhưng Lai Châu vẫn hớp hồn du khách bởi những nét mộc mạc, dung dị đến khó tin.
Du lịch Lai Châu mùa nào đẹp nhất?
Cách thủ đô Hà Nội 450 km về phía Đông Nam, Lai Châu là miền cao nguyên đầy nắng gió với độ cao trên 1500m, khí hậu trong lành, mát mẻ. Thời điểm du lịch Lai Châu lý tưởng thường là vào 2 mùa: cuối mùa xuân và đầu mùa thu. Cuối xuân khoảng tháng 3 – 4, Lai Châu đẹp mơ màng với biển mây Sìn Hồ thơ mộng. Đây cũng là thời điểm để dân mê xê dịch thỏa sức ngắm cảnh, săn mây, săn sao,….
Nếu có lỡ hẹn với mùa xuân Tây Bắc thì mùa lúa chín khoảng tháng 9 – 10 là lúc thích hợp để du khách “chuộc lỗi”. Trời vào thu, Lai Châu không còn ôm ấp vẻ đẹp riêng tư, tự tình mà hòa cùng Mù Cang Chải, Sapa in lên chân mây một sắc màu vàng rực. Không khí sực nức mùi lúa chín, thỉnh thoảng điểm lên một vài tiếng rung lốc cốc của cái mõ trâu đi gặt lúa về. Khung cảnh thực đẹp, thực thanh bình. Tuy nhiên, du khách cũng cần lưu ý về tình trạng thời tiết cực đoan: nước lũ, sạt lở đất vào các tháng hè 7 – 8 để lựa chọn thời điểm du lịch hợp lý.
Các điểm du lịch Lai Châu ấn tượng nhất
Thị trấn Tam Đường – cung phượt Lai Châu thơ mộng nhất
Tam Đường sở hữu một tọa độ trời cho khi thị trấn này bốn bề đều giáp với các địa điểm du lịch Tây Bắc nổi tiếng bậc nhất. Phía Đông giáp với Sapa, Lào Cai, phía Tây với Sìn Hồ, phía Nam với Tân Uyên và phía Bắc giáp với Bát Xát. Chính vì vậy mà Tam Đường thường được du khách lựa chọn là điểm đặt chân lần đầu khi đến Tây Bắc để dễ bề khám phá trọn vẹn thắng cảnh của xứ biên viễn xa xôi.
Đèo Ô Quy Hồ
Đèo Ô Quy Hồ là cầu nối giữa Lai Châu – Lào Cai và cũng là con đường thuận tiện nhất dẫn vào thị trấn Tam Đường. Được xếp vào hàng “Tứ đại đỉnh đèo xứ Tây Bắc”, đèo Ô Quy Hồ không chỉ hấp dẫn du khách bởi những cung đường uốn lượn, gập ghềnh, bởi “cổng trời” những sớm mây giăng mà còn vì tò mò về truyền thuyết, về câu chuyện tình dang dở đầy tiếc nuối của đôi trai gái yêu nhau – điều làm nên nét bí ẩn, ma mị của “vua đèo xứ Tây Bắc”
Bản Nà Luồng
Hiếm có bản làng nào của vùng cao Tây Bắc đặc biệt và hấp dẫn như Nà Luồng. Được mệnh danh là “vùng đất nghỉ của rồng”, bản Nà Luồng có núi non xanh biếc, có dòng Nậm Mu trong vắt, hiền hòa chảy quanh năm, thuận lợi cho việc cấy lúa, trồng ngô. Trong khung cảnh nên thơ, trữ tình ấy, các điệu múa, điệu xòe của người dân tộc Lào hiện lên như một nét chấm phá tuyệt hảo. Có hàm răng đen bóng, miệng nhóp nhép miếng trầu đỏ au, người Lào nơi đây không khỏi khiến du khách nhung nhớ vì nét chân chất, tấm lòng đơn sơ, phồn hậu.
Bản Hon
Sở hữu cái tên độc đáo, bản Hon là điểm sinh hoạt văn hóa cộng đồng được nhiều du khách săn đón khi du lịch Lai Châu. Đây cũng nơi cư trú chủ yếu của dân tộc Lự và Mông, với chỉ khoảng gần 200 hộ dân sinh sống. Tuy không đông đúc, nhộn nhịp nhưng nơi đây vẫn còn giữ nguyên vẹn bản sắc văn hóa phong phú: từ kiến trúc nhà ở, nghề thủ công truyền thống đến trang phục, ẩm thực,…
Thác Tác Tình
Gọi thị trấn Tam Đường là cung phượt thơ mộng nhất Lai Châu quả không sai. Nhưng người lữ khách vốn mang trong mình hàng vạn câu chuyện đường rừng Tây Bắc lại ưu ái dành thêm cho nơi đây một chữ “nhất”. Thác Tác Tình ở Tam Đường là minh chứng cho những chuyện tình đẹp nhất xứ Mị khi mà người dân đã thuộc làu làu truyền thuyết mang âm hưởng tình ca đầy xúc động của dòng thác thơ mộng. Tựa như một dải lụa trắng mềm nổi bật giữa núi non trùng điệp, thác Tác Tình là nơi gửi gắm hy vọng lứa đôi, hy vọng của sự gắn kết đoàn tụ mà bất cứ du khách nào cũng mong ước khi đặt chân đến nơi đây.
Động Tiên Sơn
Cùng với thác Tác Tình, động Tiên Sơn Lai Châu sở hữu vẻ đẹp hoang sơ, đầy ảo diệu của những vách đá, thạch nhũ trong hang động. Đến du lịch Tam Đường, du khách không thể bỏ lỡ chốn bồng lai tiên cảnh đẹp nhất nhì Lai Châu này. Quần thể động Tiên Sơn vô cùng đồ sộ với các khoang nối tiếp chạy dài giữa hai sườn núi. Mỗi khoang lại có vô số những thạch nhũ với hình thù và màu sắc khác nhau cùng với tiếng nước róc rách rơi từ vòm đá trên trần động. Cảnh sắc tuyệt vời, khí hậu dễ chịu quanh năm khiến Động Tiên Sơn được ví không hề kém cạnh kì quan đệ nhất động Phong Nha Kẻ Bàng là bao.
Video đang HOT
Cao nguyên Sìn Hồ – nóc nhà Lai Châu
Cách thành phố Lai Châu chừng 60km, huyện vùng cao Sìn Hồ là một trong những điểm du lịch Lai Châu đắt khách bậc nhất. Với danh xưng ” Sapa thứ hai của xứ Tây Bắc“, khí hậu Sìn Hồ quanh năm mát mẻ, một ngày có bốn mùa, là mảnh đất màu mỡ cho hoa, quả ôn đới.
Là nóc nhà Lai Châu nên Sìn Hồ được bao phủ giữa trập trùng núi đá, giữa biển mây mù ôm ấp cánh rừng nguyên sinh. Đứng trên sườn núi, du khách không khỏi ngỡ ngàng trước những đỉnh đồi bị mây bao phủ, mây bảng lảng, mơ màng giữa miền sơn cước hùng vĩ. Phóng tầm mắt ra xa sẽ thấy sắc vàng trải dài khắp thung lũng mỗi mùa lúa chín, điểm xuyết màu vàng, màu trắng mốc thếch của những vườn mận, vườn đào cổ thụ đang đơm hoa kết trái
Sìn Hồ đẹp không chỉ bởi thiên nhiên trời phú, Sìn Hồ còn ấm áp, nên thơ bởi vẻ chân chất, thật thà của những bản làng giữa cao nguyên nắng gió. Chẳng khó để bắt gặp những nếp nhà gỗ nhỏ xinh, những đứa trẻ ngây thơ, hồn nhiên trước những vị khách xa lạ. Cuộc sống thường ngày ở Sìn Hồ là mấy vệt khói tự nóc nhà tranh bốc lên nghi ngút, là từng đàn gà, đàn lợn nhẩn nha nhặt thóc nơi bìa rừng, là tiếng chuông lốc cốc, đánh nhịp nhàng của đàn trâu mỗi buổi xế chiều. Khung cảnh thanh bình đủ khiến lữ khách phải thốt lên: bình yên cho không, chẳng tốn một đồng.
Du lịch Lai Châu hay khám phá Sìn Hồ, du khách đừng quên trải nghiệm một nét văn hóa rất độc đáo: chợ phiên vùng cao. Sìn Hồ là nơi cư trú của nhiều dân tộc nên vào hai ngày cuối tuần, nơi đây lại nô nức những phiên chợ đầy màu sắc. Dù bắt đầu vào sáng thứ bảy hàng tuần nhưng phải đợi tới chủ nhật, chợ phiên Sìn Hồ mới thực sự đông vui. Từ người Mông, người Dao ở huyện kế bên, cho đến dân làng Pu Sam Cáp cách Sìn Hồ cả ngày đi đường cũng đến hội họp, góp vui. Đây là không gian lý tưởng cho du khách vừa trải nghiệm văn hóa của các dân tộc, vừa được dịp giao lưu, ngắm nhìn những bộ váy thổ cẩm sặc sỡ, những giỏ tre đan khéo tay hay cả những món ăn mang theo hương vị núi rừng.
Than Uyên – miền thung lũng thanh bình nhất
Cánh đồng Mường Than
Một cái tên quá đỗi quen thuộc khi nhắc về các địa điểm du lịch Lai Châu không thể bỏ lỡ, cánh đồng Mường Than ôm trọn vẻ đẹp Tây Bắc qua mỗi mùa nước đổ. Mường Than là một trong bốn cánh đồng màu mỡ, nổi tiếng nhất Tây Bắc được người đời ca tụng: “nhất Thanh, nhì Lò, tam Than, tứ Tấc”. Khác với ruộng bậc thang Mù Cang Chải chỉ có duy nhất một vụ mùa, cánh đồng Mường Than chào vụ hai lần mỗi năm. Vì vậy du khách đến vào mùa nào cũng dễ dàng bắt gặp cảnh đẹp: không phải mùa đổ nước với ráng chiều lấp lánh mặt ruộng thì cũng là mùa lúa vàng lúc vào thu. Rừng thu căng lên chân trời một tấm thảm dài màu vàng rực. Vòm trời cao tít, điểm vệt nắng lung linh lên lưng trâu, lên những bóng gầy lam lũ thấp thoáng, thoắt ẩn, thoắt hiện giữa những cánh đồng bao la. Mường Than đủ đẹp, đủ thơ để lột tả hết sự kết hợp hài hòa của thiên nhiên và con người Tây Bắc.
Bản Nà Khoảng
Bản Nà Khoảng là căn cứ kháng chiến của người dân Than Uyên trong thời kì chống Pháp chính vì vậy nơi đây còn in dấu những chiến tích lịch sử hào hùng một thời. Đó là các quần thể hang động nằm sâu dưới lòng đất với lối kiến trúc cầu kỳ, hè mát, đông ấm. Đến Nà Khoảng, du khách còn được người dân địa phương ưu ái chỉ cho nơi tắm suối, dẫn vào hang Che Bó nằm sâu trong núi, khám phá hệ thống sông ngòi cùng thảm thực – động vật phong phú.
Đèo Khau Co
Du khách hay rỉ tai nhau rằng, đã đến được Lai Châu thì sẽ được đi trọn Tây Bắc quả không sai. Đèo Khau Co (hay Khau Cọ) của huyện Than Uyên là ranh giới tự nhiên giữa Lào Cai và Lai Châu nên việc đi lại giữa hai huyện lỵ rất dễ dàng. Nơi đây cũng từng in dấu chiến công hào hùng của đồng bào các dân tộc ở Lai Châu trong nhiều cuộc chiến chống giặc ngoại xâm.Là một địa điểm du lịch Lai Châu thu hút đông đảo du khách, tầm nhìn của đèo Khau Cọ cũng được xếp “hàng top” khi đứng trên đỉnh đèo có thể ngắm nhìn toàn bộ Mường Than – cánh đồng lớn thứ 3 Tây Bắc
Tây Bắc đi trăm lần không chán, đi vạn lần vẫn mê, du lịch Lai Châu cũng vậy. Du khách không chỉ say đắm vẻ đẹp mộc mạc, hoang sơ mà còn ngỡ ngàng trước vẻ thanh bình của thiên nhiên và nếp sống hàng ngày. Người ta hay bảo: ba đồng một thoáng bình yên nhưng thiên nhiên Lai Châu lại đang “cho không” thứ cảm giác dung dị ấy. Bởi ai đi Tây Bắc rồi mới hiểu: bình yên ai bán mà mua?
Hành trình trải nghiệm của Gen Z khi chinh phục Đại ngàn Pu Ta Leng
Pu Ta Leng (Tam Đường, Lai Châu) - Khu rừng cổ tích, nơi đã thôi thúc bước chân của biết bao người có niềm đam mê xê dịch.
Chúng tôi thật may mắn khi được đồng hành cùng trưởng bản Sì Thâu Chải chinh phục đạị ngàn kì vĩ này.
Nằm trong dãy Hoàng Liên Sơn, Pu Ta Leng vinh dự là ngọn núi cao thứ 3 ở Việt Nam với vẻ đẹp hoang sơ và kì vĩ, nơi đây đã thôi thúc bước chân của biết bao người có niềm đam mê xê dịch. Chúng tôi thật may mắn khi được đồng hành cùng trưởng bản Sì Thâu Chải chinh phục đại ngàn kì vĩ này.
Nằm trong dãy Hoàng Liên Sơn, Pu Ta Leng được coi là ngọn núi cao thứ 3 ở Việt Nam với vẻ đẹp hoang sơ và kì vĩ, nổi tiếng trong giới mê leo núi là một trong những đỉnh khó chinh phục bậc nhất.
Giữa tháng 2 năm Giáp Thìn, khi thời tiết vẫn còn đang mát mẻ, nhóm chúng tôi 8 người nhận được lời mời của anh Lù A Nghi - Trưởng bản Sì Thâu Chải lên đường chinh phục đỉnh núi Pu Ta Leng hùng vĩ và ngắm vẻ đẹp hoa Đỗ Quyên.
Chuẩn bị hành lí, chúng tôi di chuyển từ Hà Nội lên bản Sì Thâu Chải, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu trong niềm háo hức cùng với một chút lo lắng về cung đường tới đỉnh Pu Ta Leng. Đây là cung đường được nhận định vô cùng khó khăn bởi địa hình hiểm trở, các dốc đá trơn trượt nối tiếp nhau chính vì vậy chinh phục ngọn núi này chưa bao giờ là đơn giản.
Chúng tôi khởi hành lúc 6h sáng từ bản Sì Thâu Chải dưới sự hướng dẫn của trưởng bản Lù A Nghi và hai người hỗ trợ mà dân leo núi thường gọi là "Porter".
Chọn cung đường 2 ngày 1 đêm, đoàn chúng tôi dưới sự hướng dẫn của anh Lù A Nghi cùng với 2 anh chị hỗ trợ mà dân leo núi thường gọi là"Porter" khẩn trương xuất phát từ Bản Sì Thâu Chải lúc 6h sáng để có thể ngắm được hoàng hôn trên đỉnh Pu Ta Leng.
Thời tiết giữa tháng 3 khí trời còn se lạnh, nhưng chỉ di chuyên vài trăm mét với chiếc balo đựng đầy đồ ăn, nước uống và một số đồ dùng cá nhân cũng khiến chúng tôi nóng người. Lúc này, tôi mới hiểu mọi người thường không leo các ngọn núi ở phía bắc từ trong khoảng cuối tháng 5 tới tháng 9, bởi thời tiết nắng nóng, hành trình leo núi sẽ rất vất vả.
Theo lịch trình của anh Nghi, chúng tôi sẽ leo 10km đường núi tới nơi ăn trưa. Sau khi ăn trưa cả đoàn sẽ tìm những tán cây để chợp mắt khoảng 15 - 20 phút rồi tiếp tục hành trình 3km tới những lán gỗ được dựng giữa rừng để bổ sung nước và đồ ăn nhẹ đồng thời gửi những đồ nặng không cần thiết để có thể di chuyển nhẹ nhàng hơn. Cuộc hành trình chưa kết thúc ở lán, chúng tôi còn 3km nữa để tới được đỉnh Pu Ta Leng cao 3.049m và phải khẩn trương để có thể ngắm nhìn hoàng hôn trên đỉnh trước khi mặt trời lặn.
Suối Thầu hiền hòa, nhiều đoạn có các tảng đá lớn tạo thành hồ chứa nhỏ, nước trong vắt và mát lạnh.
Đoạn đường đầu tiên, chúng tôi vượt qua khá đơn giản, di chuyển tới độ cao 1.000 mét đầu tiên, độ dốc tăng dần, cây cối đủ hình dáng, kích cỡ xuất hiện, chúng tôi thấm mệt, cảm thấy cơ thể nóng bừng.
Tuy nhiên, đó chỉ như "món tráng miệng" thôi; ở khoảng 2,5km đó mới thực sự là thử thách về thể chất và tinh thần khi đường đi quá nhỏ và gập ghềnh, chúng tôi thực sự đi sâu vào khu rừng rậm rạp, không hề có đường mà chỉ là những lối mòn bé xíu băng qua những nương thảo quả, nhiều đoạn dốc ngược đến nỗi phải bám vào rễ cây hoặc nắm tay người đi trước.
Đây chính là thử thách "khó nhằn" của Pu Ta Leng, làm cho cung đường leo núi này khó hơn nhiều so với Bạch Mộc và Fansipan. Nhiều đoạn, chúng tôi phải đu mình lên những nhánh cây rừng để leo, có đoạn chúng tôi phải đi bằng "bốn chi" để vượt qua. Có đoạn thì đường lại thoải, chúng tôi thong thả đi dưới những tán cây cổ thụ vừa mát mẻ, vừa cảm nhận hương thơm của núi rừng.
Nhiều đoạn, chúng tôi phải đu mình lên những nhánh cây rừng để leo, có đoạn chúng tôi phải đi bằng "bốn chi" để vượt qua.
Sau khoảng một tiếng leo, chúng tôi tiếp cận một khu rừng nguyên sinh hiếm hoi còn lại của Việt Nam, tận mặt chứng kiến một thảm thực vật đa dạng. Xen giữa khu rừng là dòng suối chảy róc rách, nước trong vắt và mát lạnh.
P utaleng sở hữu hệ thống thảm thực vật, động vật phong phú, đa dạng. Chúng phát triển tốt tươi, tự nhiên và không hề có dấu hiệu bàn tay con người "xâm nhập trái phép".
Đến 12h, chúng tôi dừng lại nghỉ ăn trưa. Anh Nghi cùng anh chị porter đã chuẩn bị sẵn đồ ăn và nước uống cho chúng tôi. Những món ăn rất đơn giản nhưng lại là "cao lương mỹ vị" của những người đã thấm mệt.
Đến 12h trưa, chúng tôi dừng lại nghỉ ăn trưa, những món ăn rất đơn giản nhưng lại là "cao lương mỹ vị" của những người đã thấm mệt.
Anh Lù A Pao - Porter với dáng người mảnh khảnh cùng nụ cười tươi trong sáng vui vẻ chia sẻ với chúng tôi về nghề nghiệp của mình: "Anh làm nghề porter này từ năm 2018, anh cũng không hiểu về công việc này nhiều nhưng từ khi thấy du khách tới và nhờ anh dẫn đi leo núi anh mới tìm hiểu công việc này và theo đuổi nó tới bây giờ. Tới thời điểm bây giờ anh còn chẳng nhớ nổi anh đã đồng hành cùng du khách leo bao nhiêu quả núi, vượt qua bao nhiêu khó khăn, chạm được biết bao nhiêu cột mốc".
Anh chia sẻ về sự vất vả của công việc khi mỗi chuyến đều phải cõng trên vai cả chục cân hành lí để hỗ trợ du khách có thể chinh phục các cung đường và phải bám sát hành khách vì chỉ không tập trung rất có thể chúng ta sẽ bị lạc đường; không phải ngẫu nhiên mà các anh được ví như "la bàn sống" trong rừng. Anh còn lưu ý với chúng tôi chuẩn bị đầy đủ nước và thức ăn và điều quan trọng nhất trong chuyến đi là sự an toàn của các thành viên.
Trưởng bản Sì Thâu Chải bên trái cùng Lù A Pao - Porter bên phải dẫn đường và mang hành lí giúp chúng tôi.
Sau bữa ăn, ai nấy tìm những phiến đá bằng phẳng dưới tán lá rừng, tranh thủ chợp mắt 15-20 phút để còn lấy sức tiếp tục cuộc hành trình khó khăn trước mắt.
Sau bữa ăn, ai nấy tìm những phiến đá bằng phẳng dưới tán lá rừng, tranh thủ chợp mắt 15-20 phút để còn lấy sức tiếp tục cuộc hành trình khó khăn trước mắt.
Sau hành trình 11 tiếng ròng rã, tại độ cao 3.049m, chóp đánh dấu đỉnh Pu Ta Leng là đích đến cuối cùng mà bất cứ người leo núi nào cũng mong được chạm vào và chụp ảnh check-in.
Trong giây phút ấy, chúng tôi cảm thấy hạnh phúc biết nhường nào, tuy vất vả nhưng đầy cảm xúc khi đã chinh phục được một trong những đỉnh núi khó nhất Việt Nam mà bất cứ tay trekking nào cũng đều mong muốn chinh phục được.
Dường như mệt mỏi như tan biến ngay khi nhìn thấy đỉnh chóp sáng bóng. Cảm xúc còn lại là niềm tự hào khi chinh phục được mục tiêu, bứt phá và vượt qua những giới hạn mà nếu không làm, sẽ chẳng ai nghĩ mình có thể làm được.
Tại độ cao 3.049m, chóp đánh dấu đỉnh Pu Ta Leng là đích đến cuối cùng mà bất cứ người leo núi nào cũng mong được chạm vào, trong giây phút ấy, chúng tôi cảm thấy hạnh phúc và tự hào.
Từ đỉnh về lán, chúng tôi di chuyển nhanh hơn vì đường đi xuống dốc, tuy nhiên chúng tôi lại gặp phải một khó khăn khi mặt trời đang xuống núi và chúng tôi sẽ phải di chuyển trong rừng khi trời đã tối để về được lán gỗ. Do đã dự tính trước con đường và từng thời điểm trong ngày anh A Pao đã chuẩn bị sẵn đèn cho chúng tôi đeo trên trán để di chuyển dễ dàng hơn. Mất hai tiếng đồng hồ chúng tôi mới tới được lán gỗ nghỉ qua đêm để vệ sinh cá nhân và dùng bữa tối.
A Pao đã chuẩn bị sẵn đèn cho chúng tôi đeo trên trán để di chuyển dễ dàng hơn trong rừng khi màn đêm buông xuống.
Lán nghỉ có thể chứa được 80 người nằm dưới thung lũng kín gió cạnh con suối lớn, mới được một nhóm người dân địa phương dựng cách đây vài năm. Trước đó, người leo phải dựng lều để nghỉ, nếu gặp thời tiết xấu hay trời mưa thì rất lạnh và nguy hiểm, có nguy cơ gặp lũ quét, cành cây gãy đổ rơi,...
Lán nghỉ có thể chứa được 80 người nằm dưới thung lũng kín gió cạnh con suối lớn, mới được một nhóm người dân địa phương dựng cách đây vài năm.
Tỉnh dậy sau 1 đêm "vạ vật" với đôi chân rã rời cùng những cơn gió rít từng đợt len qua những khe gỗ của lán dựng giữa rừng. Chúng tôi được anh Pao chuẩn bị bữa ăn sáng và chuẩn bị cho chặng đường lên đỉnh Đỗ Quyên ngắm hoa cùng cuộc hạ sơn kéo dài 10 tiếng tiếp đó.
A Pao chuản bị bữa ăn sáng cho đoàn lấy sức để tiếp tục cuộc hành trình đi ngắm hoa Đỗ Quyên.
Vừa đi, các anh vừa kể cho chúng tôi nghe về những loại cây mọc bên đường, nhiều cây với những tên địa phương rất lạ các anh cũng không biết giải thích cho chúng tôi như thế nào. Pu Ta Leng mang trong những sắc thái đủ đầy của cảm xúc; khi thì ma mị, ướt át thử thách chúng tôi bằng những khoảng không đậm đặc sương mờ thấm vào cây, vào những con dốc dựng ngược lấy đi của những kẻ ham mê khám phá như chúng tôi kha khá tinh thần và sức lực.
Trên đường đi, anh Lù A Nghi - Trưởng bản Sì Thâu Chải không chỉ kể cho tôi nghe về những câu chuyện núi rừng anh còn chia sẻ với chúng tôi về những trăn trở: "Ở bản của anh hiện có 63 hộ gia đình, 298 nhân khẩu đều là dân tộc Dao. Tình hình kinh tế trên đây còn nhiều khó khăn lắm anh mong được nhiều người biết tới nơi đây để du lịch đồng thời mong chính quyền quan tâm hơn đến các chính sách phát triển kinh tế, du lịch ở đây để người dân có cuộc sống sung túc hơn nữa".
Khoảng 12h trưa, chúng tôi đã tới được đỉnh Đỗ Quyên, được chiêm ngưỡng khung cảnh tuyệt vời của thiên nhiên núi rừng, khi đứng từ trên ngắm các trảng rừng hoa Đỗ Quyên cổ thụ đỏ, vàng, hồng và tím đua nhau khoe sắc ở phía dưới.
Bông Đỗ Quyên mang vẻ đẹp rực rỡ sắc màu lại tỏa hương thơm ngát quyến rũ, Từ độ cao 1500m trở lên loài hoa Đỗ quyên đủ màu nở ngập khắp núi rừng Pu Ta Leng đã làm nên một bức tranh phong cảnh núi rừng vô cùng hùng vĩ.
Nhìn ra xa, những cây hoa Đỗ Quyên càng nhiều, chúng tôi choáng ngợp trước những cây Đỗ Quyên mọc san sát, hoa nở bung như mời gọi du khách đến với đỉnh Pu Ta Leng.
Vẻ đẹp hoang sơ này đã khắc họa nên một bức tranh Pu Ta Leng không chỉ hùng vĩ mà còn thơ mộng, trữ tình khiến những ai đặt chân đến đây đều phải say đắm.
Du khách hào hứng check in tại cột mốc đánh dấu đỉnh Đỗ Quyên.
Anh Nghi cho chúng tôi biết, hoa Đỗ quyên còn có tên gọi khác như hoa Sơn Trà, Mãn Sơn Hồng, Bạch Quyên,... Để được chiêm ngưỡng hoa nở đẹp nhất chúng ta nên đi vào khoảng tháng 4, mỗi màu sắc của hoa là một câu chuyện mang ý nghĩa khác nhau như: Đỗ Quyên vàng tượng trưng cho gia đình và tình bạn; Đỗ Quyên tím và hồng tượng trưng cho sự vui vẻ, thoải mái, không âu lo, căng thẳng; Đỗ Quyên trắng thể hiện sự lịch sự, thanh khiết và biết kiềm chế; Đỗ Quyên đỏ đại diện cho tình yêu lứa đôi, tình cảm vợ chồng lãng mạn và nồng cháy,...
Những cây đỗ quyên mọc san sát, vẻ đẹp hoang sơ này đã khắc họa nên một bức tranh Pu Ta Leng không chỉ hùng vĩ mà còn thơ mộng, trữ tình khiến những ai đặt chân đến đây đều phải say đắm.
Mỗi màu sắc của hoa là một câu chuyện mang ý nghĩa khác nhau, Đỗ Quyên trắng thể hiện sự lịch sự, thanh khiết và biết kiềm chế.
Sau khi chụp ảnh lưu niệm và tận hưởng cảm giác ngắm những ốc đảo ẩn hiển giữa đại dương mây cùng vẻ đẹp ngút ngàn cảu hoa Đỗ Quyên, chúng tôi tranh thủ thu dọn các vỏ chai nhựa và rác thải trên đỉnh và chuẩn bị cho cuộc hạ sơn hơn 10 cây số theo hướng Tả Lèng quay về bản Sì Thâu Chải.
Sau khi ngắm vẻ đẹp rực rỡ của hoa Đỗ Quyên, chúng tôi tranh thủ thu dọn các vỏ chai nhựa và rác thải trên đỉnh và chuẩn bị cho cuộc hạ sơn.
Chúng tôi dự tính với tốc độ xuống núi buổi sáng thì tầm 17h chiều sẽ xuống chân núi. Tuy nhiên, đường xuống núi dài hơn nhiều so dự tính và cảnh đẹp như trong truyện cổ tích. Những cây gỗ lớn thân phủ đầy rong rêu, ngọn núi cao hùng vĩ cũng giữ chân chúng tôi lâu hơn mỗi khi dừng nghỉ ngắm cảnh và chụp ảnh.
Khi xuống tới chân núi, ngoảnh lại nhìn cuộc hành trình đã đi qua chúng tôi cảm thấy tự hào vì đã chinh phục được một trong những ngọn núi khó chinh phục nhất Việt Nam.
Putaleng là một đỉnh núi đáng để thử sức và đáng để leo lại nhiều lần. Chẳng phải là một đỉnh săn mây như Bạch Mộc Lương Tử hay Tà Chì Nhù, vì nơi đây chỉ toàn là cánh rừng rậm rạp, hiếm có nơi nào mà lại còn giữ nguyên vẹn vẻ đẹp của rừng nguyên sinh như Putaleng. Nếu đặt chân đến đây, tôi tin rằng bạn sẽ bị mê hoặc khi đứng trong khu rừng huyền bí mang tên Putaleng này.
Hành trình chinh phục biển mây Đà Lạt mộng mơ và những khoảnh khắc khó quên Sau nhiều lần bỏ công đi săn mây Đà Lạt đều bị thất bại, nữ du khách cảm thấy vui mừng, phấn khởi khi có lần săn mây thành công ngoài mong đợi ở 'thành phố ngàn hoa'. Được mệnh danh là "thành phố ngàn hoa" với nhiều vườn hoa khoe sắc khắp nơi, Đà Lạt mang trong mình vẻ đẹp hữu tình,...