Du lịch: Đừng chỉ dựa vào các mùa lễ!
Một năm có một mùa hè, mấy ngày nghỉ Tết và vài dịp lễ là mùa làm ăn của ngành du lịch.
Trong khi du khách có 52 dịp cuối tuần, 365 ngày để du lịch và làm việc. Làm gì để tăng sức hút các mùa du lịch, vượt qua mùa vụ để lên chuyên nghiệp? Câu hỏi cũ vẫn chờ lời đáp mới.
Biểu diễn flyboard trên kênh Nhiêu Lộc trong Lễ hội sông nước TPHCM lần thứ nhất năm 2023.Ảnh: N.K
Kỳ nghỉ lễ 2-9 vừa qua, thiên đường du lịch Phú Quốc lặp lại “kịch bản” vắng khách như dịp lễ 30-4 và 1-5 trước đó. Lượng khách đến đảo ngọc giảm hơn 26% so với cùng kỳ năm trước. Tình trạng tương tự cũng xảy ra đối với nhiều trọng điểm du lịch khác.
Lý giải tình trạng này, chính quyền các địa phương, cơ quan quản lý nhà nước cho rằng, do thời tiết không thuận lợi, đi lại khó khăn, chi phí di chuyển cao, do hết mùa hè, sắp vào mùa tựu trường.
Cùng dịp lễ Quốc khánh, các thành phố không phải là trọng điểm du lịch, như TPHCM, Hà Nội, Quảng Ninh, Khánh Hòa, Bà Rịa – Vũng Tàu lại “bội thu” khi thu hút hơn 3 triệu lượt du khách, doanh thu du lịch đạt hơn 6.638 tỉ đồng.
Nếu chỉ dựa vào mùa vụ
Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên, nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá, trải nghiệm tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác. Chính vì vậy mà yếu tố theo mùa, sự khác biệt giữa những không gian, sự thay đổi khí hậu, thời tiết, cảnh quan thiên nhiên, văn hóa, ẩm thực độc đáo giữa các điểm đến tạo nên sức hút du khách. Nhiều nơi còn tạo ra các lễ hội văn hóa, ẩm thực hay các sự kiện đông người, thi đấu thể thao để thu hút du khách và thành công hoặc phát triển du lịch tâm linh, thu hút khách hành hương, chiêm bái, tạo ra mùa du lịch.
Nhưng khai thác yếu tố mùa vụ, sự kiện, lễ hội để tạo ra không gian du lịch hấp dẫn, sản phẩm du lịch đặc thù khác hẳn với phụ thuộc vào mùa vụ. Nếu du lịch chỉ dựa vào mùa vụ, thì thời gian bị cắt khúc, không gian bị bó hẹp, phụ thuộc thời tiết và dễ nhàm chán.
Các nước có ngành du lịch phát triển, bên cạnh khai thác tính mùa vụ của du lịch, họ luôn chủ động tạo ra các sản phẩm du lịch không phụ thuộc mùa vụ mà ngày nào trong năm du khách đều có thể hưởng thụ, có những điểm nhấn cuối tuần, chứ không phụ thuộc vào các ngày lễ. Các sản phẩm du lịch hấp dẫn được đầu tư không phụ thuộc mùa vụ du lịch sẽ góp phần tăng thời gian du lịch trong năm, co giãn các áp lực tập trung đông người.
Video đang HOT
Du lịch cũng không hẳn là đi chơi mà còn là công việc của du khách. Vì vậy mà nhiều nơi đã đầu tư phát triển sản phẩm du lịch MICE (Meeting-Incentive-Conference-Exhibition) kết hợp hội thảo, hội nghị, khen thưởng và sự kiện. Trong khi loại hình du lịch này còn rất yếu kém ở hầu hết các địa phương. Nhiều hãng du lịch than phiền, khó tổ chức những tour dịch lịch quy mô lớn dù thiếu cơ sở vật chất hay không gian ngoài trời, phụ thuộc yếu tố mùa vụ du lịch.
Nghệ thuật tích hợp du lịch
Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực, các bên liên quan (stakeholders) theo không gian, thời gian. Nên hoạch định chính sách phát triển du lịch, kinh doanh du lịch là một nghệ thuật tích hợp. Làm gì để du lịch thoát khỏi ăn xổi, ở thì, sức ì dựa vào mùa vụ? Làm gì để du lịch thực sự là ngành kinh tế tổng hợp, trở thành gói du lịch tích hợp đa giá trị kinh tế, văn hóa, môi trường? Bài toán cũ vẫn chưa có lời giải mới.
Chuỗi giá trị du lịch không thể “gói” trong không gian hành chính của một tỉnh do tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao của nó. Việc liên kết vùng phát triển du lịch cho phép khai thác những lợi thế tương đối, lợi thế so sánh và bổ khuyết cho nhau giữa các địa phương về tài nguyên du lịch, hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và các nguồn lực khác cho phát triển du lịch; tăng cường năng lực cạnh tranh không chỉ đối với du lịch toàn vùng mà còn đối với các bên liên quan nhằm thu hút đầu tư, thu hút khách du lịch đến địa bàn liên kết nói chung với tư cách là một điểm đến thống nhất và đến lãnh thổ của từng chủ thể liên kết nói riêng.
Cần đẩy mạnh các hoạt động liên kết không gian du lịch, sản phẩm du lịch an toàn cần sự hợp tác, chia sẻ, khai thác hiệu quả hơn tài nguyên du lịch của từng địa phương mang lại hiệu quả tốt hơn, an toàn hơn. Thay đổi cách làm để du lịch hấp dẫn hơn bằng làm mới sản phẩm du lịch, các tour, tuyến, điểm đến hấp dẫn, nhưng lâu dài là tập trung tháo điểm nghẽn hạ tầng giao thông, hạ tầng du lịch, chứ không chỉ dựa vào tính mùa vụ, hay khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên mà thiếu sự đầu tư, tôn tạo và phát huy tương xứng.
Trở lại câu chuyện của Phú Quốc và các địa phương thất thu “mùa du lịch” lễ Quốc khánh vừa qua. Thay vì đổ lỗi cho ông trời, thời tiết, giá vé máy bao cao, thì chính quyền, cơ quan quản lý và người làm du lịch phải thật sự cầu thị, lắng nghe để làm mới mình, tạo sự khác biệt. Cần thay chiếc áo mới và gương mặt mới, tấm lòng hiếu khách hơn là tự xưng đẳng cấp. Cần dọn rác du lịch chặt chém, ăn xổi ở thì bằng các sản phẩm du lịch có chất lượng. Thoát du lịch mùa vụ, xây dựng ngành du lịch mưu cầu văn hóa tận tâm, thân thiện. Khách không bỏ Phú Quốc vì giá cao hơn nơi khác, mà vì chưa xứng đồng tiền, bát gạo. Phú Quốc hãy nhìn lợi thế so sánh để cạnh tranh với Pattaya, Phuket, Bali, Kualar Lumpur, Singapore… để lập trình lại “hệ điều hành mới”. Cần một chiến dịch quảng bá ra quốc tế một cách bài bản, giúp ngành du lịch của hòn đảo này hồi phục thực sự.
Nhìn rộng ra, ngành du lịch cần sớm ứng dụng công nghệ, phân tích dữ liệu để tìm hiểu sâu về thị hiếu, tâm lý, sở thích du khách. Hiểu khách, nắm được thị hiếu của khách là cơ sở quan trọng để chủ động tung ra các sản phẩm mới, phù hợp mà không cần chờ mùa vụ, phục vụ tốt nhất trải nghiệm của du khách, tăng tỷ lệ khách trở lại vùng này trên những cung đường giao thông rộng mở.
(*) Phó chủ tịch Hiệp hội Du lịch ĐBSCL
Bạn là ai khi đi Đà Lạt?
Du lịch để ngủ, để check-in nghìn điểm hay để ăn cả thế giới, hãy cùng xem bạn là ai khi đi du lịch Đà Lạt nhé.
Đà Lạt đang bước vào mùa du lịch đẹp nhất. Nếu đến Đà Lạt thời gian này, bạn nhất định sẽ được ngắm nhìn những cung đường hoa dã quỳ lãng mạn hay cảm nhận thời tiết se lạnh khi trời sắp vào đông. Bởi thế cũng không lạ gì khi dân tình "rần rần" rủ nhau đi Đà Lạt những ngày này.
Tuy nhiên, lượn một vòng các trang mạng xã hội mới thấy dân tình còn đang thi nhau xem mình thuộc tuýp người nào khi đi Đà Lạt. Cùng một điểm đến, cùng một phương tiện di chuyển, nhưng lại có những kiểu tận hưởng hoàn toàn khác nhau. Muốn biết sự đối lập đó biểu hiện như thế nào thì hãy xem nhé.
Team sống ảo, đi 3 ngày nhưng đem đồ mặc như 3 tháng
Nhìn thế thôi chứ hành trình sống ảo cũng gian nan lắm đó nha
Đặc điểm đơn giản nhất nhận dạng team này chính là mang nhiều đồ để mặc rồi chụp ảnh "cháy máy", sau đó dùng ảnh đăng lên cho cả năm.
Nếu bạn nằm trong nhóm yêu thích chụp choẹt, check-in sống ảo như trên thì yên tâm, Đà Lạt không bao giờ làm bạn thất vọng. Nơi đây được mệnh danh là thiên đường sống ảo và đã đi rất sớm trong trào lưu này với hàng nghìn điểm check-in tuyệt đẹp từ thiên nhiên, cây cỏ, động vật, đến các quán cà phê ấn tượng hay đơn giản chỉ là những con phố, con dốc đậm chất hoài cổ. Có thể kể đến các điểm check in đang "on top" như bảo tàng ánh sáng, đồi săn mây, khu du lịch Lá Phng hay những quán cà phê được trang trí cực bắt mắt và "on trend".
Team du lịch chỉ để NGỦ
Top 2 "xin phép" gọi tên những con dân lên Đà Lạt nhưng dành thời gian nhiều nhất để NGỦ
Khi du lịch ta sẽ dễ dàng nghĩ đến việc check-in hàng nghìn địa điểm sống ảo, hay tận hưởng tinh hoa ẩm thực của điểm đến, nhưng gần đây đã có sự thay đổi xu hướng du lịch, trào lưu "Sleep tourism" trở nên phổ biến không chỉ tại Việt Nam mà trên toàn thế giới. Nếu bạn thuộc tuýp đi du lịch chỉ để ngủ thì Đà Lạt đích thị là điểm đến lý tưởng với tiết trời mát lạnh và nhiều homestay tuyệt đẹp.
Vì vậy, tất cả những gì bạn cần làm cho chuyến đi là tìm một chiếc homestay phù hợp với nhu cầu ngủ và nghỉ dưỡng mà thôi. Bạn cũng không cần lo lắng cho việc ăn uống vì Đà Lạt hiện cũng có các ứng dụng đặt đồ ăn để đảm bảo bạn vẫn được ăn ngon mà không cần ra đường.
Team ăn "sập" Đà Lạt
Top 3 không thể không kể đến những "từ điển" ăn uống đích thực của Đà Lạt
Nếu bạn thuộc nhóm "sành ăn" thì chắc chắn không thể nào chối từ trước sự hấp dẫn của ẩm thực Đà Lạt. Đặc biệt với tiết trời lành lạnh, có thời điểm nhiệt độ xuống tận 19 độ C, thì việc ngồi trong nhà thưởng thức các combo bánh tráng nướng, bánh mì xíu mại, lẩu bò, lẩu gà lá é, tô ốc nhồi thịt hay đơn giản chỉ là tô bún bò, bún riêu thì quả thật là "nhất quả đất" phải không nào?
Tuy nhiên, Đà Lạt vào cuối tuần hay ngày lễ khá đông đúc, nên việc chen chúc và chờ đợi trong các quán ăn là không thể tránh khỏi nhé. Tuy nhiên, nếu bạn không có thời gian nhiều cho việc xếp hàng chờ tới lượt thì đừng lo, đã có các anh tài xế ShopeeFood ở Đà Lạt để giúp bạn điều đó. Tất cả việc bạn cần làm là ngồi "chill" trong quán cà phê hay khách sạn sau đó mở app Shopee, chọn ShopeeFood và chốt đơn mà thôi.
Chưa hết đâu nha, ShopeeFood còn có món quà dành cho hội vi vu đó là giảm ngay 70.000 đồng với đơn 0 đồng khi nhập mã "SPFDULICH" (Áp dụng cho người dùng lần đầu đặt đơn trên ShopeeFood). Đừng quên thanh toán bằng ví ShopeePay để hưởng thêm ưu đãi từ ví điện tử này nhé. Chi tiết ưu đãi xem thêm tại đây.
Khách Việt chuộng xuất ngoại dịp cuối năm Khám phá Châu Âu, tour Đông Bắc Á qua những nước như Nhật Bản, Hàn Quốc là các hành trình hấp dẫn khách Việt mùa du lịch thu đông 2022. Trong tháng 10.2022, lượng tìm kiếm thông tin du lịch nước ngoài của khách Việt cao gấp 5 lần so với tháng 3.2022. Những quốc gia được du khách Việt tìm kiếm nhiều...