Du lịch cộng đồng – hướng đi lâu dài và bền vững cho Lai Châu
Du lịch cộng đồng được coi là điểm nhấn trong phát triển du lịch ở Lai Châu và Sin Suối Hồ chính là một trong những bản tiên phong.
Bản Sin Suối Hồ (Phong Thổ – Lai Châu) cách thành phố Lai Châu 30km, là nơi cư ngụ của bà con người dân tộc H’Mông từ bao đời nay.
Cảnh vật và con người Sin Suối Hồ níu chân du khách khi đến đây.
Ông Hảng A Xà – Chủ tịch HTX du lịch Sin Suối Hồ chia sẻ, trước những năm 90, Sin Suối Hồ từng là bản nghèo nhất Phong Thổ, tỉ lệ người nghiện cao, cuộc sống gần như biệt lập với thế giới bên ngoài. Khi ấy, Sin Suối Hồ không có điện, không có nước sinh hoạt, không có trạm y tế, không có trường học.
Người dân chủ yếu sinh sống bằng làm nương, rẫy, quanh năm vẫn đói nghèo. Bản thân bố và anh trai của ông Xà cũng bị rơi vào vòng xoáy đó.
Khi lớn lên, chứng kiến cảnh gia đình, bạn bè như vậy, ông Xà đau đáu nghĩ về một tương lai không có ma túy.
Ông Hảng A Xà tham dự hội nghị “Liên kết phát triển du lịch Lai Châu – Hà Nội”.
Năm 1995, ông Xà cùng bí thư, chính quyền địa phương, bộ đội biên phòng và những người có vai vế trong làng đến từng nhà thuyết phục người nghiện bỏ điếu. Sau đó, ông đưa họ lên các lán trại trên nương cai nghiện.
Hàng ngày, người cai sẽ được tiếp tế đồ ăn, nước uống. Mười năm kiên trì bám trụ với mục tiêu, cuối cùng nhiều người cai nghiện thành công, từ bỏ hẳn thuốc phiện. Từ địa điểm “dữ” về ma túy, bản Sin Suối Hồ đã khoác lên mình tấm áo mới.
Ông Xà nhận thấy tiềm năng về du lịch nên cùng các cấp chính quyền địa phương giúp bà con gây dựng kinh tế, từng bước thoát nghèo.
Mọi người tích cực trồng trọt, tăng gia sản xuất. Sự thay đổi lớn nhất là khi con đường vào bản dài 5km được đổ bê tông.
Con đường hoa dã quỳ hút tầm mắt.
“So với các nơi khác, Sin Suối Hồ còn giữ gần như nguyên vẹn vẻ đẹp hoang sơ. Ban đầu, du khách đến đây, chỉ một số hộ làm du lịch tự phát, manh mún. Con đường hoàn thiện, du khách đến đây đông hơn nên việc phát triển du lịch dần mang tính chuyên nghiệp, quy mô”, ông Xà nói.
Khí hậu Sin Suối Hồ lại mát mẻ, thoáng đãng với cảnh đẹp của mùa lúa chín, mùa hoa dã quỳ nở rộ. Tháng 3-4, du khách ưa khám phá lại tìm đến để săn mây và “check in” trên những cung đường đèo hút tầm mắt.
Video đang HOT
Ở bản làng nằm cheo leo lưng chừng núi này còn có chợ phiên độc đáo, họp vào thứ Bảy hàng tuần.
Một góc bình yên ở Sin Suối Hồ.
Ông Hảng A Xà cho biết, điểm đặc biệt ở đây là người dân xây dựng mô hình tự cung tự cấp lương thực. Thịt bò, thịt lợn, thịt gà đến rau cỏ hoàn toàn tự canh tác và trồng, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Các loại gia vị như chanh, ớt, quất cũng tự trồng tại hộ gia đình.
“Nguồn thực phẩm hoàn toàn là nông sản sạch. Chúng tôi sử dụng an toàn, trước là cho bản thân mình, sau là cho du khách”, ông Xà kể.
Năm 2015, Sin Suối Hồ được tỉnh Lai Châu cấp giấy chứng nhận Khu Du lịch cộng đồng và đạt Nông thôn mới.
Cuối năm 2018, bản đã thành lập Hợp tác xã Sin Suối Hồ gồm 12 hộ gia đình tham gia nhằm liên kết, phát triển du lịch.
Ông Hảng A Xà (ngoài cùng bên phải) và ông Vàng A Chỉnh – trưởng bản Bản Sin Suối Hồ (người ngoài cùng bên trái) chụp ảnh cùng khách du lịch.
Bản du lịch cộng đồng Sin Suối Hồ đã trở thành điểm du lịch nổi tiếng trên bản đồ du lịch Việt Nam và được Hiệp hội Du lịch Việt Nam bình chọn là “Làng du lịch Cộng đồng tiêu biểu của Việt Nam năm 2019″.
Ở Sin Suối Hồ, người dân còn chủ động phòng chống tác hại của rác thải nhựa bằng các chương trình hạn chế túi nilon. Bất cứ vật dụng gì cũng được gói bằng lá, tre, nứa.
Vẻ đẹp bình dị ở bản làng người H’Mông.
Trong hội nghị “Liên kết phát triển du lịch Lai Châu – Hà Nội” vào chiều 18/12, ông Hảng A Xà đã đến tham dự với tư cách là một trong những người tiên phong trong việc đưa bản du lịch cộng đồng Sin Suối Hồ đến thành công.
Chủ tịch HTX du lịch Sin Suối Hồ đã chia sẻ những kinh nghiệm và bày tỏ mong muốn của mình về việc phát triển du lịch ở Sin Suối Hồ nói riêng và Lai Châu nói chung.
Ông Trần Tiến Dũng trong Lễ khai mạc “Tuần lễ văn hóa du lịch Lai Châu tại Hà Nội năm 2020″.
Tại Lễ khai mạc “Tuần lễ văn hóa du lịch Lai Châu tại Hà Nội năm 2020″, ông Trần Tiến Dũng – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu khẳng định, du khách đến với Lai Châu không chỉ bị quyến rũ bởi vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ của những đỉnh mây ngàn, thác nước đẹp mê hồn và các mỏ nước khoáng nóng phục vụ du khách nghỉ dưỡng chữa bệnh.
Ông Sơn – đại diện một doanh nghiệp tham dự hội nghị chia sẻ: “Lai Châu có nhiều tiềm năng du lịch, nổi bật nhất là du lịch cộng đồng.
Tôi ấn tượng một lần trực tiếp dẫn đoàn lên đây, vào thăm một gia đình người dân tộc Lự. Khi người phụ nữ từ trong nhà bước ra và nở nụ cười với hàm răng nhuộm đen, vị khách du lịch đã rất bất ngờ và thích thú”.
Phong Thổ - Điểm hội tụ văn hóa, ẩm thực, cảnh sắc của Tây Bắc
Phong Thổ (Lai Châu) là nơi hội tụ đầy đủ tất cả những đặc trưng văn hóa, ẩm thực, cảnh sắc của Tây Bắc.
Phong Thổ - Điểm hội tụ văn hóa, ẩm thực, cảnh sắc của Tây Bắc
Đến với Phong Thổ nói riêng và Lai Châu nói chung, du khách có thể thưởng thức và khám phá rất nhiều đặc trưng văn hóa, cảnh sắc thiên nhiên đậm chất núi rừng.
Sin Suối Hồ (huyện Phong Thổ) là điểm sáng du lịch cộng đồng của Lai Châu. Ảnh: Báo Du lịch
Điểm dừng chân đầu tiên du khách có thể trải nghiệm là các bản làng của đồng bào dân tộc Mông và Thái trắng.
Nằm cách trung tâm TP. Lai Châu 30km là bản Sìn Súi Hồ - nơi được mệnh danh là điểm sáng du lịch cộng đồng của Lai Châu. Từ năm 2015, Sìn Súi Hồ đã được công nhận là bản du lịch cộng đồng thu hút đông đảo du khách đến khám phá, trải nghiệm.
Từ 1-2 hộ dân bắt tay vào sửa sang nhà cửa, xây dựng homestay, dần dần cả bản Sìn Súi Hồ cùng chung tay làm du lịch. Gia đình nào không có điều kiện thì trồng rau, nuôi gà, nuôi lợn để cung cấp thực phẩm cho du khách.
Sau một thời gian, cứ đến phiên chợ thứ Bảy hàng tuần, du khách khắp nơi đổ về Sìn Súi Hồ để được uống trà thảo mộc, ngắm hoa lan, thưởng thức những điệu múa xòe...
Các homestay trong bản vẫn mang đậm bản sắc dân tộc, mà vẫn gọn gàng, sạch sẽ, làm hài lòng khách tham quan và lưu trú. Du khách cũng có thể thưởng thức các món ăn truyền thống do chính các chủ homestay chế biến, như: lợn cắp nách, mèn mén, gà đen, rượu ngô, rượu gạo, bánh dày...
Du khách trải nghiệm cách giã bánh dày truyền thống ở bản Sin Suối Hồ. Ảnh: Báo Du lịch
Cao 3.049 mét, đỉnh Putaleng được mệnh danh là "nóc nhà thứ 2" Việt Nam, sau Fansipan. Ảnh: Traveloka
Với những ai yêu thích du lịch mạo hiểm, đỉnh Putaleng - đỉnh núi cao thứ 2 Việt Nam, chỉ sau Fansipan - có thể làm thỏa mãn tinh thần thể thao của du khách.
Với độ cao 3.049 mét so với mực nước biển, Putaleng nổi tiếng với những dòng suối trong mát, những khu rừng già cổ thụ mà khó có ngọn núi nào sánh được. Putaleng có thể nói là ngọn núi điển hình nhất cho địa hình rừng rậm của miền Bắc Việt Nam.
Để chinh phục "nóc nhà thứ 2 Việt Nam" này, du khách có thể phải dành ra tới 3-4 ngày đêm, vượt 34km đường rừng, đi qua nhiều con suối đẹp và không thể thiếu những con dốc đặc trưng.
Putaleng có thể nói là ngọn núi điển hình nhất cho địa hình rừng rậm của miền Bắc Việt Nam.
Phong Thổ có nhiều lễ hội và chợ phiên mang đậm bản sắc dân tộc. Một trong những chợ phiên không thể không kể đến là Dào San, họp vào thứ Năm và Chủ Nhật hàng tuần ở trung tâm xã Dào San.
Chợ phiên Dào San bây giờ không chỉ là nơi gặp gỡ, mua bán, trao đổi hàng hóa của bà con 8 xã vùng cao Phong Thổ, mà đã được thông thương phát triển hơn. Các thương lái từ xuôi cũng lên đây mang theo đủ thứ mặt hàng bày bán. Những đặc sản riêng của Dào San cũng được thu mua và đưa tới khắp các nẻo gần xa.
Ở nơi núi rừng heo hút này, chợ phiên Dào San giống như một nét chấm phá, mang lại niềm vui, tiếng cười, những phút giây ồn ã hiếm có của người Phong Thổ.
Chợ phiên Dào San họp vào thứ Năm và Chủ nhật hàng tuần ở trung tâm xã Dào San. Ảnh: cungphuot.info
Nơi bán gùi, quẩy tấu ở chợ phiên Dào San. Ảnh: Pháp luật Việt Nam
Chị em xúng xính váy áo đi chợ phiên Dào San. Ảnh: Pháp luật Việt Nam
Nếu du khách đến Phong Thổ vào đúng dịp rằm tháng 9 (âm lịch) hằng năm, tại xã Mường So sẽ diễn ra lễ hội Cơm mới (hay còn gọi là lễ hội cốm mới) của người Thái trắng.
Lễ hội là nơi người dân cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, vạn vật sinh sôi phát triển, cũng là nơi giao lưu tình cảm của các cư dân trên địa bàn toàn tỉnh.
Lễ hội Nàng Han tôn vinh nữ anh hùng có công đánh đuổi giặc ngoại xâm của đồng bào Thái trắng, vừa mong cầu sự no ấm, cuộc sống an lành, nhân khang, vật thịnh, mùa màng tươi tốt cho khắp bản làng.
Sin Suối Hồ - Ngàn mặt trời rực rỡ Mùa cuối năm, con đường từ TP Lai Châu lên Phong Thổ ngập tràn sắc hoa dã quỳ. Những bông hoa màu nắng trải khắp các sườn núi, mời gọi ven đường. Cứ thẳng 40km từ TP Lai Châu đến bản du lịch cộng đồng Sin Suối Hồ, lúc nào cũng rơi vào cảm giác ngỡ ngàng trước những thảm hoa rực rỡ...