Đủ kiểu thu thêm học phí

Theo dõi VGT trên

Vào đầu năm học này, sinh viên nhiều trường ĐH, CĐ không chỉ choáng với học phí tăng cao mà còn khổ với nhiều kiểu lách để thu thêm từ học phí tín chỉ.

Mặc dù Bộ GD – ĐT đã có quy định học phí theo từng năm, từng nhóm ngành đào tạo cho trường công lập và có công thức quy đổi từ học phí theo tháng thành học phí trên mỗi tín chỉ nhưng nhiều trường vẫn có nhiều cách để lách, nhằm thu học phí vượt khung.

Chỉ vừa chạm trần!

Sinh viên A.P, vừa đậu vào Trường ĐH Bách khoa TPHCM, cho biết năm học trước, học phí mỗi tín chỉ khoảng 80.000 – 95.000 đồng. Với 18 tín chỉ trong năm học đầu, P. tính chỉ đóng tối đa khoảng 1,7 triệu đồng. Thế nhưng khi đóng tiề.n cho 18 tín chỉ học phần này, trường tính tương đương với 31 tín chỉ học phí nên số tiề.n P. phải đóng gần 2,5 triệu đồng. Khi P. thắc mắc thì được trường giải thích là tín chỉ học phần khác với tín chỉ học phí, tín chỉ học phần nào mang tính thực hành và mang tính chuyên ngành thì sẽ có số tín chỉ học phí cao hơn. Có tín chỉ học phần tương đương với 2 – 3 tín chỉ học phí.

Trường ĐH Kinh tế Luật (ĐH Quốc gia TPHCM) năm nay thu 90.000 đồng/tín chỉ. Giải thích về cách tính số tiề.n trên một tín chỉ, ông Lâm Tường Thoại, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Kinh tế Luật, cho biết Bộ GD – ĐT quy định học phí cho năm học 2011 – 2012 đối với nhóm ngành khoa học xã hội, kinh tế, luật là 355.000 đồng/tháng. Trường dạy theo học chế tín chỉ nên sau khi lấy tổng học phí của toàn khóa học chia cho tổng số tín chỉ toàn khóa (tối thiểu 135 tín chỉ) thì được 90.000 đồng/tín chỉ. Ông Thoại thừa nhận với mức thu này, học phí sau khi quy đổi vừa chạm trần 355.000 đồng.

Trong khi đó, cũng đào tạo khối ngành kinh tế, Trường ĐH Kinh tế TPHCM lại thu 120.000 đồng/tín chỉ. Riêng học kỳ hè được nâng lên thành 180.000 đồng/tín chỉ.

Video đang HOT

Đủ kiểu thu thêm học phí - Hình 1

Sinh viên đóng học phí học kỳ 1 tại một trường ở TPHCM.

“Hợp thức hóa” tăng học phí

Trong khi các trường công lập xoay xở để đưa mức học phí vượt trần thì các trường ngoài công lập dùng cách tính học phí theo học chế tín chỉ để “hợp thức hóa” việc tăng học phí.

H., sinh viên năm thứ 2 ngành công nghệ thông tin của Trường CĐ Kinh tế Công nghệ TPHCM ,vô cùng bất ngờ khi được thông báo áp dụng tính học phí theo tín chỉ năm học này. Theo đó, học phí một học kỳ từ 3 triệu đồng của năm ngoái tăng lên 4,6 triệu đồng cho năm nay. H. cho biết mỗi tín chỉ giá khá cao và còn phân ra tín chỉ lý thuyết là 180.000 đồng, tín chỉ thực hành 220.000 đồng. Sinh viên này bức xúc: “Ngành này, học phần lớn phải thực hành thì hiển nhiên học phí phải đóng không thể thấp với cách chia ra thực hành và lý thuyết, trong khi nhiều ngành khác vẫn thu theo học chế học phần”.

Trường ĐH Kỹ thuật Công nghệ TPHCM tăng học phí trên mỗi tín chỉ từ 350.000 đồng lên 385.000 đồng. Về lý thuyết, con số tăng có vẻ không đáng kể nhưng N.A, sinh viên năm thứ 4, cho biết năm học này phải đóng khoảng 15 triệu đồng (tăng khoảng 3 triệu so với năm ngoái). “Cứ mỗi lần nhìn học phí trên mỗi tín chỉ nhích lên, sinh viên lại hồi hộp. Dù số tiề.n tăng lên trên mỗi học phí chỉ 20.000 – 30.000 đồng nhưng tính cả năm lại tăng lên mấy triệu đồng” – N.A bức xúc.

Phụ phí cao gấp 7 lần học phí

Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (KHXH&NV) TPHCM vừa thông báo học phí cho học viên cao học chuyên ngành báo chí khóa 2008 – 2011. Theo đó, năm nay, học viên là cán bộ Nhà nước đóng 13 triệu đồng, gồm 2 triệu học phí và 11 triệu phí phát sinh; các học viên khác đóng 17 triệu đồng, gồm 2 triệu đồng học phí, 4 triệu đồng phí hỗ trợ đào tạo và 11 triệu là kinh phí phát sinh. Như vậy, với đối tượng này, số tiề.n ngoài học phí cao hơn gấp 7 lần học phí.

Bà Trần Thị Mai, Trưởng Phòng Đào tạo sau ĐH Trường ĐH KHXH&NV TPHCM, giải thích do đây là chương trình đào tạo liên kết với Trường ĐH KHXH&NV (ĐH Quốc gia Hà Nội) nên học viên không phải là cán bộ Nhà nước thì thu thêm 4 triệu đồng phí hỗ trợ đào tạo là theo quy định của Trường ĐH KHXH&NV Hà Nội. Còn 11 triệu đồng phí phát sinh là bao gồm tiề.n đi lại, vé máy bay, ăn ở… cho giảng viên từ ngoài Hà Nội vào. Mức 11 triệu đồng cũng là tạm thu, vì tùy theo giá cả vé máy bay… mà số tiề.n này có thể cao hoặc thấp hơn. Học chương trình liên kết là như vậy nên học viên phải chấp nhận.

Theo vnexpress

Trình độ SV Ngoài công lập và công lập chênh lệch thế nào?

Lâu nay, xã hội vẫn nhìn phiến diện đối với các trường Ngoài công lập (NCL). Một thực tế rằng, nguồn nhân lực xã hội có sự đóng góp các trường NCL.

Những đóng góp vô hình mà lâu nay nhiều người chưa nghĩ tới, khiến tư tưởng coi trọng trường công, thờ ơ, chưa quan tâm trường tư vẫn hằn trong trí óc không ít người.

Trình độ SV Ngoài công lập và công lập chênh lệch thế nào? - Hình 1

Sự đóng góp nguồn nhân lực từ các trường ĐH, CĐ NCL là không thể phủ nhận. Ảnh Xuân Trung

Báo Giáo dục Việt Nam có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Đăng Khoa, Chánh Văn phòng Hiệp Hội các trường ĐH - CĐ NCL để rõ hơn về những gì mà các trường NCL đóng góp cho xã hội.

Mỗi năm các trường đại học - cao đẳng NCL đóng góp cho đất nước gần hai chục ngàn sinh viên tốt nghiệp, Nhà nước không phải chi một đồng nào cho việc đào tạo họ; trong khi đó mỗi sinh viên CL được bao cấp khoảng 70% chi phí đào tạo. Ông suy nghĩ gì về vấn đề này?

Quả thật là cho đến nay chưa ai cung cấp cho xã hội biết cụ thể những đóng góp của hệ thống các trường ngoài công lập nói chung, các trường đại học cao đẳng nói riêng. Tôi theo dõi báo chí đây đó nói rằng, sinh viên công lập được Nhà nước bao cấp khoảng 70% chi phí đào tạo, còn khoảng 30% là họ đóng góp (gọi là học phí). Còn SV NCL không được bao cấp đồng nào cả. Tôi nghĩ như vậy cũng có sự bất bình đẳng nào đó.

Bởi lẽ, phụ huynh của tất cả những SV đều là công dân Việt Nam và đều có trách nhiệm, nghĩa vụ đóng thuế với Nhà nước, và con em họ đều được hưởng quyền lợi. Nhưng các sinh viên NCL lại chưa được hưởng như vậy. Tôi nghĩ rằng vấn đề này lâu nay ta chưa nói đến, phần nào do ảnh hưởng của chế độ bao cấp.

Tôi được biết, có rất ít nước trên thế giới bao cấp toàn bộ cho ngành giáo dục. Đối với nước ta, là nước mà kinh tế chưa phát triển, ngân sách cũng còn hạn hẹp. Cho dù Nhà nước có cố gắng và rất cố gắng đi chăng nữa cũng không thể nào bao cấp, đáp ứng, thoả mãn được yêu cầu đầu tư của ngành giáo dục.

Thực tế là trong những năm qua, ngân sách chi cho giáo dục ngày một tăng; học sinh tiểu học không phải đóng học phí, học sinh, sinh viên thuộc diện chính sách được miễn học phí, cấp học bổng, sinh viên sư phạm không phải đóng học phí. Ngân sách Nhà nước dành cho giáo dục là có hạn, trong khi đòi hỏi của ngành giáo dục rất lớn.

Tôi rất tâm đắc với ý kiến đề nghị Nhà nước nên tập trung kinh phí để đầu tư cho những lĩnh vực, những ngành nghề mấu chốt, quan trọng, những nơi khó khăn; ở những ngành đó, nơi đó xã hội hoá không làm được, mà chỉ có Nhà nước mới có quyền, mới có đủ đều kiện và khả năng làm được, Hệ thống trường công lập đảm đương công việc này.

Còn lại là thực hiện xã hội hoá, để cho hệ thống trường ngoài công lập đảm nhiệm. Học sinh, sinh viên không thuộc diện chính sách đều phải đóng học phí. Và vì vậy, vấn đề không công bằng giữa sinh viên CL và NCL mà ta nói đến ở trên hẳn sẽ không còn lý do tồn tại.

Ông đán.h giá thế nào về số lượng SV các trường NCL hằng năm tốt nghiệp và đóng góp cho xã hội?

Số liệu thống kê của Bộ GD&ĐT cho thấy năm học 2009-2010 khối các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập có 15.365 sinh viên tốt nghiệp và một số trường cho biết phần lớn họ đều kiếm được việc làm. Nếu chỉ tính ở mức kinh phí đào tạo là 5 triệu/SV/năm, thì lẽ ra, ngân sách Nhà nước phải chi một khoản tiề.n gần 304 tỉ đồng Việt Nam để có được số lượng nhân lực bậc cao trên; trong khi đó, ngân sách không phải chi ra một đồng nào cả. Con số này cũng khá ấn tượng đấy chứ.

Sẽ có ấn tượng hơn nữa, với con số tôi sẽ dẫn chứng ra đây. Tổng quy mô sinh viên của khối trường đại học, cao đẳng ngoài công lập năm học 2009-2010 là 172.464 sinh viên, nếu nhân với 5 triệu/SV sẽ thành 861tỉ VNĐ, tính trong 5 năm hẳn sẽ vượt số tiề.n mà trái phiếu giáo dục phát hành trước đây thu được.

Tôi cũng đã cộng được số học sinh phổ thông ngoài công lập (kể từ nhà trẻ, mẫu giáo đến tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông) từ năm 1992 đến năm 2010 là 36.757.207 học sinh, và sinh viên ngoài công lập (chưa kể trung cấp chuyên nghiệp, nghề) đã lên tới 1.290.100 sinh viên.

Bên cạnh đó còn tạo thêm việc làm cho 1.825.382 giáo viên phổ thông và 47.145 giảng viên. Lại còn cơ sở vật chất các trường đã xây dựng và mua sắm nữa chứ: 2801 phòng học (289.925m2), 342 phòng máy tính (30.266 m2), 223 phòng học ngoại ngữ (12.768 m2) 115 phòng thư viện (30.182 m2)...

Nếu tiếp tục làm phép nhân chắc chắn sẽ có những con số ấn tượng lớn hơn rất nhiều, cho dù ai đó không muốn cũng không thể không công nhận đóng góp rất to lớn của hệ thống các trường ngoài công lập. Đó là hiệu quả của một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước được nhân dân đồng tình thực hiện'.

Cho dù đã đạt được như vậy, nhưng tỉ lệ sinh viên ngoài công lập vẫn còn thua xa mức đề ra của Nghị quyết 14/NQ-CP của Chính phủ về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đại học nước ta giai đoạn 2006-2020.

Theo ông, SV hai hệ CL và NCL sau khi tốt nghiệp về trình độ có sự chênh lệch không?

Nếu tôi nói không thì thật khó chấp nhận. So sánh phức tạp lắm, không đơn giản chút nào, cần phải cụ thể, so sánh chung chung không chỉ ra được điều ta muốn, nhiều khi trở nên sai.

Một số trường đại học ở một số nước, tiếp nhận du học sinh Việt Nam với điều kiện là đã tốt nghiệp trung học phổ thông. Sau vài ba năm được đào tạo, với bằng tốt nghiệp được cấp, trình độ của sinh viên du học ấy về nước, trình độ của họ sẽ hơn hay kém sinh viên được đào tạo trong nước? Không dễ trả lời đâu.

Trình độ SV Ngoài công lập và công lập chênh lệch thế nào? - Hình 2

Ông Nguyễn Đăng Khoa, Chánh văn phòng Hiệp hội các
trường ĐH, CĐ NCL. Ảnh Xuân Trung

Hiện nay đâu đấy coi trọng quá mức đầu vào, để rồi từ đó đán.h giá đầu ra, điều này dư luận đã nói tới rồi. Hình như ở ta sự phân tầng trong đào tạo mà cụ thể đào tạo đại học chưa được nhận thức một cách đầy đủ.

Theo chỗ tôi được biết đã có những trường đại học ngoài công lập có uy tín về chất lượng đào tạo đấy chứ. Thí dụ như SV ĐH Thăng Long, ĐH Kinh Doanh & Công nghệ Hà Nội, ĐH Dân lập Hải Phòng và một số trường khác nữa, SV tốt nghiệp đến đâu có việc làm đến đó, tức là họ được xã hội chấp nhận.

Quan trọng là xã hội có chấp nhận được hay không. Không thể so sánh theo mặt bằng chung được mà ta nên so sánh đi vào cụ thể từng ngành, từng trường. Tôi nghĩ so sánh trình độ viên công lập với sinh viên ngoài công lập một cách chung là không chính xác.

Thực tế, nhiều con mắt đán.h giá các trường NCL với chất lượng giáo viên chưa đạt chuẩn giảng dạy, ông có suy nghĩ gì về vấn đề này?

GS Trần Hồng Quân Chủ tịch Hiệp hội đang giao cho chúng tôi tìm hiểu tỉ lệ giảng viên đạt chuẩn và vượt chuẩn ở các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập là bao nhiêu, thấp hơn hay cao hơn so với trường công lập.

Thực tế là, các trường NCL giảng viên cơ hữu ít, phần lớn là mời thầy về dạy và đều mời những GS, PGS, TS, những người có trình độ, kinh nghiệm, các chuyên gia đầu ngành, không loại trừ các thầy ở trường công lập. Chẳng trường nào lại đi mời thầy chưa đạt chuẩn.

Đối với trường công thì khác, những sinh viên mới được giữ lại trường thường có cơ hội sớm được đứng lớp hơn. Xem xét một cách công bằng thì tỉ lệ giảng viên đạt chuẩn và trên chuẩn giảng dạy ở trường công lập chưa chắc đã cao hơn trường ngoài công lập, theo tôi, trong một số trường hợp cụ thể có khi còn thấp hơn.

Xin cảm ơn ông!

Theo GDVN

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Minh Dự: được yêu mến vì miếng hài duyên, sắp 'ngã ngựa' vì phốt 'sống lỗi'?
16:15:30 01/10/2024
The Simpsons về "tiệc Trắng" Diddy có phần 2, sốc với người đóng vai ông trùm?
14:53:54 01/10/2024
NSƯT Hữu Châu: U50 độc thân, nửa đời vì nghệ thuật, bị học trò 'sống lỗi' báo?
15:44:58 01/10/2024
Phùng Thiệu Phong bị tình cũ 'nắm cán', khui chuyện hôn phối làm CĐM choáng
14:32:12 01/10/2024
Lý Nhã Kỳ tỏ thái độ với Negav, khác xa Trường Giang, CĐM phát hiện điều sốc
16:59:57 01/10/2024
Vụ GV 'xin hỗ trợ mua laptop': lấy lại danh dự, trường làm công tác 'động viên'
15:15:57 01/10/2024
"Phú nhị đại" Tần Tiêu Hiền bị bạn gái lật tẩy đời tư: Hẹn hò 6 cô, dự bị 3 cô
14:20:12 01/10/2024
Negav xin lỗi giữa liên hoàn phốt căng
15:57:51 01/10/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiề.n bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Vợ Quách Phú Thành sống trong nhung lụa nhưng vẫn bị chồng từ chối một điều

Sao châu á

19:59:14 01/10/2024
Dù yêu chiều vợ hết mực, Quách Phú Thành vẫn giữ một nguyên tắc riêng. Anh không để vợ nắm quyền quản lý tài sản của anh.

Miss Cosmo 2024 hoàn vé, đổi địa điểm tổ chức sau vụ sập sân khấu ở TPHCM

Sao việt

19:55:56 01/10/2024
Đại diện Ban Tổ chức Miss Cosmo thông báo thay đổi lịch trình tổ chức đêm bán kết và chung kết sau sự cố sập dàn đèn vừa qua.

Nửa năm chồng chỉ gần gũi vào ngày rằm, biết được nguyên nhân tôi sốc không nói nên lời

Góc tâm tình

19:42:26 01/10/2024
Tôi bất ngờ chế.t sững, nhìn gương mặt cau có khó chịu của chồng. Hóa ra, anh chỉ muốn lên giường với vợ vào ngày rằm là có nguyên do.

Bất ngờ với quốc gia Phật giáo nhỏ bé trở thành cường quốc tiề.n điện tử

Thế giới

18:35:47 01/10/2024
Việc Bhutan đang "bay bổng" trong vũ trụ tiề.n điện tử gây nhiều bất ngờ, bởi vì đất nước này vốn có truyền thống tập trung nhiều hơn vào các vấn đề tâm linh hơn là thứ "phù phiếm" như tiề.n bạc.

Chuyện thú vị đằng sau bom tấn "Joker" được chờ đợi nhất cuối năm 2024

Hậu trường phim

18:22:57 01/10/2024
Năm 2024 đán.h dấu sự trở lại của bom tấn Joker sau nửa thập kỷ, với đội ngũ từng làm nên thành công vang dội của phần phim đầu tiên.

'Đi giữa trời rực rỡ' tập 45: Chải có tình mới, từ chối đi ăn với Pu?

Phim việt

18:17:57 01/10/2024
Đi giữa trời rực rỡ tập 45: Pu gọi điện mời Chải đi ăn; Ông Chiểu muốn về lại bản làng; Chải làm anh hùng cứu mỹ nhân .

Mỹ nhân Gen Z Việt gây "chao đảo" khi đứng với Cardi B là ai?

Netizen

18:09:38 01/10/2024
Mới đây, cộng đồng mạng bất ngờ khi thấy Thạch Trang xuất hiện tại một show thời trang của Vivienne Westwood - thương hiệu thời trang quốc tế nổi đình đám.

Kết hợp Genshin Impact và Elden Ring, bom tấn game chưa ra mắt đã bị phản đối mạnh mẽ

Mọt game

17:18:07 01/10/2024
Chưa có gì được công bố chính thức, nhưng các báo cáo gần đây cho thấy Tencent có thể đang tạo ra một trò chơi di động theo phong cách của Genshin Impact nhưng lại được kết hợp với Elden Ring

Nhạc sĩ 'Mắt nai cha cha cha': Tôi sống lạc quan sau biến cố ta.i nạ.n

Tv show

17:05:35 01/10/2024
Sau biến cố ta.i nạ.n, Sỹ Luân nhìn nhận cuộc sống theo hướng tích cực, lạc quan hơn. Ngoài nghệ thuật, anh còn tất bật với công việc giảng dạy, truyền lửa cho các học trò.

Kendra Wilkinson: Người mẫu thừa nhận tham gia tiệc Diddy, cái kết khi ra về sốc

Sao âu mỹ

16:56:28 01/10/2024
Liên quan đến vụ án gây rúng động làng giải trí thế giới của ông trùm tội phạm Diddy, mới đây nữ người mẫu Kendra Wilkinson cũng đã có những hé lộ về quá khứ, khi cô thừa nhận từng tham gia bữa tiệc của rapper này.

Những mẫu trang trí trên sân thượng đẹp như mơ, ai thấy cũng mê

Sáng tạo

16:48:59 01/10/2024
Sân thượng không chỉ là nơi để phơi đồ hay chứa đồ như quan niệm truyền thống mà ngày nay, nó đã trở thành một phần quan trọng trong thiết kế không gian sống hiện đại.