Đủ kiểu lừa du học sinh
Vụ du học sinh Vũ Hoàng Giang ở Hà Lan đối mặt với nguy cơ dẫn độ sang Mỹ do bị bạn cùng nhà sử dụng thông tin cá nhân để phạm pháp một lần nữa cảnh báo về chuyện cẩn trọng với thông tin cá nhân.
Nhiều du học sinh khi đi học bất cẩn và dễ rơi vào trường hợp bị lợi dụng như vậy. Bạn Trần Trọng Nghĩa (tiểu bang Perth, Úc) từng suýt rơi vào trường hợp tương tự. Thời điểm năm 2009, khi Nghĩa đang học tại Sydney, một người bạn ở Việt Nam đã liên lạc với Nghĩa và nhờ chuyển về Việt Nam một món hàng điện tử trị giá cả nghìn đôla. Nghĩa đồng ý.
Nhiều du học sinh Việt Nam vẫn chủ quan với thông tin cá nhân và có thể dễ bị lợi dụng – Ảnh: AFP.
Tuy nhiên, khi món hàng được chuyển tới thì Nghĩa nhận được lời khuyên từ người bà con nên kiểm tra kỹ lưỡng thông tin. Coi phần thông tin người gửi, Nghĩa thấy đó là tên một người Úc kèm theo số điện thoại. Liên lạc ngược lại số điện thoại trên, Nghĩa phát hiện đó là cặp vợ chồng người Úc đang sinh sống tại tiểu bang Tasmania (Úc) và họ khẳng định không hề sử dụng thẻ để đặt mua online món hàng trên. Tìm hiểu, mọi người phát hiện thông tin bị rò rỉ trên một trang web. Sau đó Nghĩa liên lạc cửa hàng để gửi trả lại món hàng (cửa hàng hoàn tiền cho cặp vợ chồng).
Người bạn của Nghĩa tại Việt Nam sau đó chối việc đã hack tài khoản trên để thực hiện giao dịch bất hợp pháp, tránh né trò chuyện với Nghĩa. Còn bạn David B. Nguyễn (du học sinh tại Sydney, Úc) cho biết trường hợp lợi dụng sự quen biết để sau đó ăn cắp, cố tình “cầm nhầm” thẻ tín dụng, thẻ ATM… của người khác là không hiếm tại Úc. “Bạn bè tôi dùng cùng lúc rất nhiều thẻ ngân hàng nên nếu thiếu cảnh giác và bị bạn ở chung nhà, bạn học chung lớp chôm 1-2 thẻ thì họ cũng ít khi nào nhận ra.
Các thẻ này hiện được sử dụng rất dễ dàng, nhiều kẽ hở (chẳng hạn như hình thức thanh toán Paypass, chỉ cần chạm thẻ 2 giây vào đầu đọc thay vì phải thực hiện khâu quét dải từ, bỏ vào khay đọc chip hay nhấn PIN, ký tên xác nhận… như trước). Trong khi đó rất nhiều bạn trong số trên không hề đăng ký dịch vụ báo email, tin nhắn điện thoại mỗi khi thẻ được dùng để giao dịch nên chỉ tới khi thư cập nhật về họ mới té ngửa” – David B. Nguyễn nói. Bạn cũng cho biết việc du học sinh Việt vô tư chia sẻ thông tin cá nhân với mọi người, ỷ lại trong việc nhờ người khác làm hồ sơ khai thẻ ngân hàng giúp cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến những rắc rối cho chính họ sau này.
“Đừng nên ỷ y vào người quen rồi vô tư làm những điều bản thân không hiểu rõ bởi hậu quả đôi khi sẽ rất nặng” – đó là điều bạn Nguyễn Văn Hải (hệ cao học công nghệ thông tin ĐH SoongSil, Hàn Quốc) nhắn nhủ. Cá nhân bạn cũng như nhiều thế hệ sinh viên ở trường đều thường nhắc về trường hợp một sinh viên Việt trong trường do bị bạn bè thân lôi kéo ghi thông tin và ký tên ủng hộ cho một tổ chức đang biểu tình chống lại ngôi trường mà chính sinh viên đó đang theo học.
Video đang HOT
Lý do sinh viên này vô tư làm điều trên phần vì anh ta không hiểu rõ nội dung trong tờ giấy kia gồm những gì (được viết hoàn toàn bằng tiếng Hàn trong khi sinh viên này theo học hệ tiếng Anh và chỉ có vốn tiếng Hàn căn bản), phần vì anh ta cũng đã quá dễ dãi với bạn bè. Hậu quả là một tuần sau đó sinh viên trên chính thức bị đuổi học.
“Cũng khó để trách sinh viên này, bởi ngay chính tôi cũng hoàn toàn có thể mắc lỗi tương tự nếu không có ai đi trước chỉ dẫn. Du học sinh nào cũng ngơ ngác trong giai đoạn đầu xa xứ, tự lập. Trường hợp này càng phổ biến khi du học sinh đến học ở những quốc gia không dùng tiếng Anh như ngôn ngữ chính. Ở Hàn Quốc, mọi giấy tờ trong trường (từ giấy tờ bên ngân hàng đến giấy tờ của trường) đều chỉ ghi tiếng Hàn. Họ chỉ đánh dấu bằng bút màu vào phần quan trọng như chữ ký và họ tên để du học sinh làm theo” – Hải cho biết. Theo bạn, mọi du học sinh đều cần đặc biệt lưu ý khi ghi, cung cấp thông tin và ký lên bất kỳ giấy tờ gì cũng đừng tin người quá (trừ những trường hợp đã chắc chắn và tuyệt đối tin cậy).
Người Việt bị truy tố vì ăn cắp thông tin cá nhân ở Mỹ
Một thanh niên Việt 24 tuổi vừa bị truy tố tại tòa ở New Hampshire vì tham gia đường dây ăn cắp và bán thông tin cá nhân của khoảng 500.000 người Mỹ. Thông cáo của Bộ Tư pháp nói Hieu Minh Ngo bị truy tố với khoảng 15 tội danh từ âm mưu lừa đảo chuyển tiền, âm mưu giả dạng danh tính… Theo thông cáo này, Minh bị bắt khi vào Mỹ hồi tháng 2-2013. Theo cáo trạng, từ năm 2007-2012 Minh và đồng bọn thường lấy trộm và bán các gói thông tin cá nhân gồm họ tên, năm sinh, số an sinh xã hội, số tài khoản ngân hàng trên vài trang web bán thẻ tín dụng.
Theo Tuổi Trẻ
Gấp giấy thành đủ kiểu hộp đựng đồ hữu ích
Học thêm những mẹo gấp giấy cực hữu ích thôi nào!
1. Đế để điện thoại:
Chiếc điện thoại của bạn có nơi để dựa lưng an toàn rồi đấy!
2. Bông hoa đựng đồ:
Bông hoa với 5 cánh nhỏ xinh có thể đựng rất nhiều đồ đấy nhé!
3. Hộp giấy:
Bạn có thể gấp thành nhiều hộp giấy tạo thành những ngăn nhỏ để phân loại đồ dùng tiện lợi.
4. Hộp quà xinh xắn:
Với cách gấp này, bạn có thể gấp nhanh gói đựng quà thay vì phải mua hộp quà bên ngoài nhé!
5. Hộp đựng đồ hình tam giác:
Cách gấp này bạn tha hồ sáng tạo với nhiều màu sắc nổi bật đựng đồ trang trí thật đẹp.
Chúc các bạn thành công nhé !
Theo MASK