Dự kiến một nhóm xét tuyển đại học chung cho cả nước
Theo Thứ trưởng GD&ĐT Bùi Văn Ga, thí sinh được đăng ký không giới hạn nguyện vọng nhưng chỉ có một nguyện vọng trúng tuyển cao nhất.
Trao đổi bên lề tọa đàm “Nâng cao chất lượng đào tạo tiến sĩ” diễn ra ngày 10/11 tại Hà Nội, Thứ trưởng GD&ĐT Bùi Văn Ga cho biết dự kiến cả nước sẽ có một nhóm lớn xét tuyển chung, bao gồm cả các trường công an, quân đội.
Đó là nội dung nằm trong dự thảo quy chế thi THPT quốc gia, xét tốt nghiệp và tuyển sinh đại học 2017.
Theo ông Ga, dự thảo này đang được hoàn thiện khâu cuối cùng. Dự kiến, tuần này sẽ xong để trình Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ, sau đó công bố.
Lãnh đạo bộ này thông tin về cơ bản, dự thảo quy chế dựa trên phương án thi THPT quốc gia, xét tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học đã công bố trước đó, hiện chỉ bàn những vấn đề liên quan kỹ thuật. Nguyên tắc là xét tuyển chung, cả nước cùng một cơ sở dữ liệu.
Năm 2016, Bộ GD&ĐT đã định triển khai phương án này nhưng một số trường chưa đồng thuận. Năm nay, bộ sẽ tuyên truyền để các trường biết cách làm tránh thí sinh “ảo”.
“Bộ GD&ĐT đã họp với một số trường đại học phía Bắc, đưa ra phương án để lấy ý kiến. Cách làm của bộ là để các trường vẫn tự chủ và có lợi hơn, không có ‘ảo’. Trường nào không tham gia sẽ có đề án tuyển sinh riêng”, Thứ trưởng Ga nói.
Theo phân tích của người nhiều năm gắn bó công tác tuyển sinh, năm 2016, hạn chế là tình trạng “ảo” và bất công cho thí sinh khi nguyện vọng sau các trường hạ điểm chuẩn. “Năm 2017, nhóm lớn xét tuyển sẽ khắc phục được điều này và công bằng hơn cho thí sinh”.
Video đang HOT
Thứ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo Bùi Văn Ga. Ảnh: Bộ GD&ĐT.
Về cơ sở dữ liệu, Bộ GD&ĐT quản lý và có thể giao khâu “chạy” phần mềm dữ liệu cho trường hay tổ chức nào đó đảm nhận. Sau khi xong phần mềm, Bộ sẽ gửi các trường xem xét rồi bổ sung điều kiện. Tất cả các trường đồng ý thì mới duyệt.
Liên quan quyền lợi thí sinh, thứ trưởng GD&ĐT cho rằng năm tới, các em không phải đăng ký hai hoặc ba nguyện vọng mà được đăng ký nhiều nguyện vọng.
“Năm 2016, thí sinh chọn trường vào thời điểm sau khi đã công bố điểm chuẩn gần với thời gian nhập học. Năm tới, các em chọn trường khi đăng ký xét tuyển và trúng tuyển ở nguyện vọng cao nhất”, ông Ga thông tin.
Lãnh đạo ngành giáo dục nêu ví dụ: Thí sinh đăng ký 10 trường xếp theo thứ tự từ trên xuống dưới. Điểm của thí sinh đỗ vào 3 trường, trường nào lấy điểm cao nhất, thí sinh sẽ vào học.
Với cách làm này, thí sinh vẫn phải nộp phiếu xác nhận kết quả thi trong quá trình xét tuyển.
Kỳ thi THPT quốc gia 2017 dự kiến diễn ra trong tháng 6, có các bài thi gồm: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Khoa học tự nhiên (tổ hợp các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học) và Khoa học xã hội (tổ hợp các môn Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân).
Trong số đó, chỉ bài thi môn Ngữ văn thực hiện theo hình thức tự luận, các bài thi còn lại theo hình thức trắc nghiệm.
Mỗi bài thi Khoa học tự nhiên và Khoa học Xã hội tăng số lượng câu hỏi trắc nghiệm từ 60 thành 120 với 4 lựa chọn duy nhất một phương án đúng. Thời gian làm bài thi trắc nghiệm tăng từ 90 phút lên 150 phút.
Bài thi ngoại ngữ cũng được tăng số câu hỏi lên thành 50 câu (trước là 40 câu) nhưng thời gian làm bài thi vẫn là 60 phút. Riêng môn Toán vẫn 50 câu hỏi trắc nghiệm và thời gian làm bài là 90 phút.
Theo Zing
'Không thí sinh nào được rút hồ sơ để nhập học trường khác'
Đại diện Bộ GD&ĐT khẳng định, những thí sinh đã trúng tuyển đại học đợt 1, nếu rút hồ sơ, Bộ sẽ không mở dữ liệu để có thể nhập học trường khác.
Ngày 27/8, ông Trần Văn Nghĩa, Phó cục trưởng Cục khảo thí và Kiểm định Chất lượng Giáo dục, Bộ GD&ĐT cho biết, thí sinh đã biết rõ quy chế thi, chấp nhận cuộc chơi, giờ đòi rút ra là vi phạm.
Trước đó, rất nhiều thí sinh đòi rút hồ sơ để nộp vào những trường hạ điểm trúng tuyển hoặc có điểm chuẩn thấp hơn.
Theo quy định của Bộ GD&ĐT, đợt 1 xét tuyển, mỗi thí sinh được chọn 2 trường với 4 nguyện vọng. Sau khi các trường công bố điểm chuẩn, thí sinh sẽ nộp giấy chứng nhận kết quả thi vào trường trúng tuyển từ ngày 14 đến 19/8. Các trường sẽ đưa dữ liệu của thí sinh lên mạng. Mã số dự thi bị phần mềm tuyển sinh của Bộ GD&ĐT vô hiệu hóa.
Thí sinh sau giờ thi đại học. Ảnh: Anh Tuấn.
Năm nay, Bộ GD&ĐT chỉ cấp cho mỗi thí sinh một giấy chứng nhận kết quả thi. Do đó, nếu đã nộp ở đợt 1 xét tuyển, các em không còn cơ hội xét tuyển ở những đợt bổ sung.
Trong khi đó, để tạo điều kiện cho các trường ĐH tuyển sinh, Bộ GD&ĐT cho phép tuyển bổ sung đợt sau điểm chuẩn có thể thấp hơn đợt trước. Chính vì vậy, nhiều thí sinh sau khi nhận thông báo của các trường hạ điểm nhận hồ sơ xét tuyển bổ sung, liền muốn rút hồ sơ để nộp lại.
Ông Nguyễn Phong Điền, Trưởng phòng Đào tạo, ĐH Bách khoa Hà Nội, cho biết, nhiều thí sinh trượt quân đội đã trúng tuyển vào ĐH Bách khoa Hà Nội. Những ngày qua, một số em đến xin rút phiếu chứng nhận kết quả thi.
"Tuy nhiên, việc rút phiếu chứng nhận kết quả thi của thí sinh không giải quyết được vấn đề gì, vì dữ liệu của các em khi đưa lên mạng đã được Bộ GD&ĐT vô hiệu hóa. Do đó, nếu rút ra, các em sẽ rơi vào tình trạng trở đi mắc núi trở lại mắc sông rồi cuối cùng không trúng tuyển trường ĐH nào" - ông Điền khẳng định.
Theo Zing
Điểm chuẩn 2016 của các trường thành viên ĐH Thái Nguyên Các trường ĐH Kinh tế và Quản trị kinh doanh, ĐH Nông Lâm, ĐH Công nghệ thông tin và Truyền thông thuộc ĐH Thái Nguyên đều lấy điểm chuẩn là 15 điểm. Điểm chuẩn cụ thể từng ngành của các trường thuộc ĐH Thái Nguyên như sau: Thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển theo kết quả thi THPT Quốc gia nộp Giấy...