Dự kiến điểm trúng tuyển trường Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội biến động không nhiều?
Điểm trúng tuyển vào các chương trình đào tạo đại học (ĐH), điều chỉnh nguyện vọng để khả năng trúng tuyển cao, chính sách học bổng cho sinh viên trường ĐH Kinh tế – ĐH Quốc gia Hà Nội thế nào?
PGS.TS Lê Trung Thành – Trưởng phòng Đào tạo, trường ĐH Kinh tế – ĐH Quốc gia Hà Nội đã có giải đáp những nội dung đó cho thí sinh trong bài phỏng vấn.
“Nguyên tắc vàng” trong điều chỉnh nguyện vọng
Theo quy định của Bộ GD&ĐT, từ ngày 29/8/2021 đến 5/9/2021, thí sinh trên cả nước sẽ điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển ĐH năm 2021. Ông có thể tư vấn cho thí sinh cách điều chỉnh nguyện vọng để tăng cơ hội trúng tuyển cao vào các ngành, các trường mong muốn?
- Theo thông báo của Bộ GD&ĐT, thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng từ ngày 29/8/2021 – 5/9/2021 bằng hình thức online. Trong thời gian này, thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng 3 lần – đây là một trong những điểm khác biệt lớn của điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển ĐH năm 2021; tuy nhiên, không vì thế mà các em chủ quan. Thí sinh và phụ huynh nên cân nhắc lựa chọn thật kỹ trước khi điều chỉnh nguyện vọng và có thể tham khảo “nguyên tắc vàng” trong điều chỉnh nguyện vọng sau đây:
PGS.TS Lê Trung Thành – Trưởng phòng Đào tạo, trường ĐH Kinh tế khuyên sinh viên tham khảo “nguyên tắc vàng” trong điều chỉnh nguyện vọng.
Trước hết thí sinh chia nguyện vọng ra làm 3 nhóm: Nhóm nguyện vọng đầu là các ngành và trường thật sự yêu thích và mong muốn theo học: Sắp xếp nhóm nguyện vọng đầu là ngành/trường rất thích học và chắc chắn sẽ theo học nếu đỗ. Đừng để nguyện vọng “chắc ăn” lên đầu.
Nhóm nguyện vọng thứ hai là ngành và trường vừa tầm với điểm thi tốt nghiệp THPT mà thí sinh đạt được. Thí sinh có thể tham khảo điểm trúng tuyển các năm trước để có căn cứ đối chiếu và so sánh.
Nhóm nguyện vọng thứ ba bao gồm ngành và trường mà có điểm trúng tuyển các năm trước thấp hơn điểm thi tốt nghiệp THPT thí sinh đạt được để chắc chắn cơ hội đỗ ĐH.
Điểm trúng tuyển không biến động nhiều
Video đang HOT
Được biết trường ĐH Kinh tế đã công bố ngưỡng điểm đảm bảo chất lượng đầu vào năm 2021 là 23 điểm, cao hơn so với năm 2020. Vậy điểm trúng tuyển vào trường năm 2021 có biến động như thế nào, thưa ông?
- Vừa qua, nhà trường đã thông báo ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của các ngành đào tạo của trường là 23 điểm, tính theo thang điểm 30. Tuy nhiên, các thí sinh và các bậc phụ huynh đừng quá lo lắng bởi điểm ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào không ảnh hưởng đến sự biến động của điểm trúng tuyển (điểm chuẩn). Dự kiến điểm trúng tuyển năm 2021 vào trường Đại học Kinh tế sẽ không biến động nhiều so với điểm trúng tuyển năm 2020. Vì vậy, các thí sinh và các bậc phụ huynh có thể tham khảo điểm trúng tuyển năm 2020, cũng là một căn cứ để lựa chọn ngành phù hợp với điểm thi của mình.
Lãnh đạo trường Đại học Kinh tế gặp gỡ, động viên sinh viên online đang lưu trú tại Ký túc xá Mỹ Đình.
Tuy nhiên, nhà trường có 2 tiêu chí phụ khi xét tuyển: (1) là về điểm toán và (2) thứ tự nguyện vọng ưu tiên dành cho các bạn thí sinh BẰNG điểm trúng tuyển của nhà trường và ở cuối danh sách. Vì vậy, lời khuyên của tôi dành cho các thí sinh mong muốn trở thành sinh viên trường ĐH Kinh tế – ĐH Quốc gia Hà là nên cân nhắc lựa chọn đăng ký những nguyện vọng đầu dựa trên các ngành, những trường mà các em yêu thích nhất.
Nhiều nguồn học bổng tiếp sức sinh viên
Dịch Covid-19 đã gây ra nhiều khó khăn tạm thời về tài chính cho một số gia đình. Trường ĐH Kinh tế, ĐH Quốc gia Hà Nội sẽ có những sản phẩm hỗ trợ tài chính nổi bật nào dành cho tân sinh viên 2k3?
- Hệ thống học bổng và quỹ hỗ trợ sinh viên của trường ĐH Kinh tế, ĐH Quốc gia Hà Nội luôn được đánh giá là phong phú và có giá trị cao, kịp thời khuyến khích sinh viên phấn đấu học tập, nghiên cứu khoa học, rèn luyện đạt kết quả tốt.
Nhà trường có học bổng khuyến khích học tập, được xét, cấp theo từng học kỳ trong năm học (2 học kỳ/năm, mỗi kỳ 5 tháng). Học bổng này được chia làm 3 loại A, B, C với lần lượt bằng 125% – 110% và 100% mức học phí của chương trình đào tạo.
Niềm vui của sinh viên trường Đại học Kinh tế khi nhận quà động viên từ nhà trường.
Ngoài học bổng khuyến khích học tập, sinh viên còn có nhiều cơ hội tiếp cận với hàng chục quỹ học bổng ngoài ngân sách của các tổ chức, cá nhân tại Việt Nam và quốc tế dành riêng cho sinh viên trường ĐH Kinh tế và sinh viên ĐH Quốc gia Hà Nội, như: Học bổng “Thắp sáng Tài năng Việt” 2021, Chương trình học bổng Mitsubishi, Nhật Bản, Chương trình học bổng Lotte, Chương trình trao đổi tại ĐH OTH Regensburg, CHLB Đức, Học bổng của Đại học Laval (Quebec, Canada)…
Đặc biệt, sinh viên trúng tuyển năm học 2021 – 2022 còn được thụ hưởng Quỹ hỗ trợ “Đồng hành kiến tạo tương lai” bao gồm Gói tài trợ vay vốn cho sinh viên đóng học phí tổng trị giá 50 tỷ đồng và Học bổng hỗ trợ lãi vay tổng trị giá 80 triệu đồng/năm. Sinh viên UEB-VNU sẽ được vay tối đa tối đa 100% học phí với mức lãi suất ưu đãi nhất hiện nay dành cho sinh viên….
Bỏ lại những âu lo do hạn chế về tài chính, giờ đây, các em hoàn toàn có quyền học tập tại ngôi trường ĐH mơ ước; hoặc có thể đồng thời theo học nhiều chương trình để tích lũy thêm tri thức. Xin chúc các em sinh viên 2k3 sẽ đăng ký nguyện vọng thành công và rất mong được gặp các em tại trường ĐH Kinh tế, ĐH Quốc gia Hà Nội trong ngày tựu trường sắp tới!
Xin cảm ơn ông!
Chiến thuật điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển tăng cơ hội đỗ đại học
Các chuyên gia gợi ý các chiến thuật điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển giúp thí tăng cơ hội vào các ngành, trường phù hợp với bản thân.
Đây là thời điểm quan trọng để thí sinh cân nhắc, dự đoán điểm chuẩn và xây dựng các chiến thuật điều chỉnh nguyện vọng phù hợp, giúp tăng cơ hội trúng tuyển vào ngành, trường mơ ước.
GS.TS Nguyễn Đình Đức, Trưởng ban Đào tạo, Đại học Quốc gia Hà Nội dự đoán điểm chuẩn các trường top trên có thể tăng. Vì vậy các thí sinh cần tham khảo điểm trúng tuyển của năm trước để điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển cho phù hợp.
Theo GS Đức, về nguyên tắc, thí sinh nên chọn các ngành, trường theo thứ tự uy tín, thứ hạng cao, sau đó đến ngành mình yêu thích và nên chọn 3 - 5 nguyện vọng dự bị.
Theo quy định của Bộ GD&ĐT, nếu thí sinh đỗ nguyện vọng 1, hệ thống sẽ tự ngừng xét tuyển các nguyện vọng thứ 2, 3, 4... Nếu trong đợt xét tuyển đầu tiên, thí sinh không xác nhận nhập học với trường đã trúng tuyển ở nguyện vọng 1 thì coi như từ chối học và có thể tham gia xét tuyển đợt bổ sung. Tuy nhiên, việc này rất rủi ro vì ngành thí sinh muốn vào có thể đã xét tuyển đủ chỉ tiêu ở đợt 1 và không xét tuyển đợt bổ sung.
Nhiều giáo viên tại Hà Nội cũng đưa ra lời khuyên rằng, ở thời điểm hiện tại, học sinh nên tìm hiểu về các ngành, nghề, sở thích cũng như thế mạnh của bản thân. Mỗi trường sẽ có đặc thù và thế mạnh riêng, phù hợp với các định hướng nghề nghiệp khác nhau.
Khi thay đổi nguyện vọng đăng ký, học sinh cần chú ý chọn tổ hợp môn có tổng điểm cao nhất để đăng ký xét tuyển nếu ngành đó xét tuyển nhiều tổ hợp. Đặc biệt lưu ý, thí sinh cần đăng ký nguyện vọng theo thứ tự ngành yêu thích và trường yêu thích.
Thí sinh tham gia thi tốt nghiệp THPT.
PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GD&ĐT cho biết, điểm thi tốt nghiệp THPT năm nay nhích hơn năm trước. Do đó, thí sinh cần cân nhắc, nghiên cứu kỹ khi lựa chọn nguyện vọng xét tuyển, tránh để rơi vào thế bất lợi do chủ quan.
Với các em tự tin ở mức điểm cao thì nên bổ sung thêm nguyện vọng, có thể chọn ngành yêu thích nhưng ở nhiều trường khác nhau để tăng cơ hội trúng tuyển.
Ngoài việc điểm thi một số môn cao hơn 2020, thì các đại học cũng dành lượng tương đối chỉ tiêu cho các phương thức khác như xét học bạ, xét điểm đánh giá năng lực, bài thi chuẩn hóa quốc tế... nên tỷ lệ xét bằng điểm thi tốt nghiệp THPT giảm mức nhất định. Đây cũng là nguyên nhân quan trọng khiến điểm xét tuyển vào đại học năm nay sẽ có thể nhỉnh hơn các năm trước.
Các thí sinh cần căn cứ vào phổ điểm của các khối thi và số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển, bằng kinh nghiệm của mình.
Các trường sẽ căn cứ vào điểm từ cao xuống thấp để xét tuyển chứ không căn cứ vào thứ tự nguyện vọng để xét tuyển (trừ trường hợp có nhiều thí sinh cùng mức điểm ở cuối danh sách). Thí sinh có thể đăng ký xét tuyển bằng nhiều tổ hợp vào một ngành. Các em cũng nên lựa chọn những tổ hợp có môn thi đạt điểm cao tham gia xét tuyển để tận dụng lợi thế.
Với việc áp dụng công nghệ thông tin trong xét tuyển sinh đại học, thí sinh có 3 lần thay đổi nguyện vọng phù hợp, chính xác nhất dựa trên kết quả thi THPT của mình.
Bà Thuỷ lưu ý, thí sinh thực hiện điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển đầy đủ, đúng quy trình trong thời gian quy định. Thí sinh có thể đăng ký xét tuyển và trúng tuyển vào nhiều trường với các phương thức khác nhau, nhưng thí sinh cũng chỉ xác nhận và nhập học vào một ngành và một trường duy nhất.
Để tránh trường hợp thí sinh đạt điểm thi cao nhưng không đỗ nguyện vọng nào, hoặc trúng vào các nguyện vọng không yêu thích, thí sinh cần ưu tiên đưa các nguyện vọng thích nhất (nguyện vọng mong muốn) và khó trúng tuyển (điểm trúng tuyển cao) lên trên (nguyện vọng 1 là nguyện vọng có mức ưu tiên cao nhất).
Hơn 79.000 thí sinh thực hành điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển đại học Các sở có số lượng thí sinh điều chỉnh nguyện vọng nhiều là Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh với hơn 11.500 em, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội với gần 11.000 em. (Ảnh minh họa: TTXVN) Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong hai ngày 24 và 25/8 đã có hơn...