Dự kiến di dời 550 ngàn SV ra khỏi khu vực nội thành
Mục tiêu cụ thể của việc di dời một số trường ĐH, CĐ từ nội thành của TPHCM và Hà Nội đến các khu quy hoạch bắt đầu thực hiện từ năm 2012. Theo đó, sẽ có khoảng 550.000 sinh viên của 70 trường ĐH, CĐ phải di dời.
Thông tin trên được đưa ra tại hội nghị Kế hoạch ngân sách năm 2012 của Bộ GD-ĐT tổ chức ngày 24/12 tại Hà Nội.
Theo đó, mục tiêu cụ thể của việc di dời các cơ sở ĐH, CĐ đến các khu quy hoạch là từ năm 2012 đến năm 2025 thực hiện di dời khoảng 200.000 sinh viên (SV) đại học và cao đẳng nội thành TP Hà Nội với dự kiến khoảng 30 trường.
Tại TPHCM, dự kiến di dời khoảng 350.000 SV thuộc 40 trường ĐH, CĐ. Bên cạnh đó, Bộ sẽ điều chỉnh lại số lượng SV tuyển mới hàng năm của các cơ sở không thuộc diện di dời cho đúng với điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật thực tế và các quy định về đảm bảo chất lượng, để tổng quy mô SV ĐH, CĐ đến năm 2025 và tầm nhìn năm 2050 tại các cơ sở đào tạo trong nội thành TP Hà Nội khoảng 300.000 SV và của TPHCM còn khoảng 150.000 SV.
Các khu quy hoạch của Hà Nội và vùng thủ đô Hà Nội sẽ bao gồm: Gia Lâm, Sóc Sơn, Đông Anh, Hòa Lạc, Xuân Mai, Sơn Tây, Phú Xuyên và Chúc Sơn thuộc TP Hà Nội; khu vực Phố Hiến (tỉnh Hưng Yên); tỉnh Vĩnh Phúc, tỉnh Hải Dương, tỉnh Hà Nam và tỉnh Hòa Bình, Nam Định.
Các khu vực quy hoạch của TPHCM và vùng TPHCM sẽ bao gồm khu quy hoạch phía Tây Bắc thuộc huyện Hóc Môn và Củ Chi, Đông Bắc thuộc quận 9, phía Nam thuộc khu Nam Sài Gòn, huyện Bình Chánh và Nhà Bè; tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bình Dương, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, tỉnh Bình Phước, tỉnh Tây Ninh, tỉnh Long An và tỉnh Tiền Giang.
Việc di dời các trường ĐH, CĐ ra khỏi nội thành là yêu cầu bắt buộc.
Về nguyên tắc, việc xác định trường thuộc diện di dời dựa trên bộ tiêu chí đi dời, không phân biệt trường công lập, trường tư thục, trường thuộc các tổ chức kinh tế, trường thuộc các tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức chính trị – xã hội.
Video đang HOT
Trường thuộc diện di dời thực hiện di chuyển toàn bộ trường, cơ sở đào tạo, SV, cán bộ, giảng viên đến khu quy hoạch. Sau khi hoàn thành việc di dời không thực hiện thuê mướn địa điểm để đặt lớp đào tạo trong khu vực nội thành của 2 thành phố.
Các trường ĐH, CĐ không thuộc diện di dời sẽ thực hiện điều chỉnh và giám sát số lượng và cơ cấu tuyển sinh hàng năm để quy mô đào tạo phù hợp với các điều kiện thực tế về cơ sở vật chất theo đúng tiêu chuẩn và quy chuẩn quy định.
Về lộ trình thực hiện, Bộ GD-ĐT đưa ra 2 phương án thực hiện:
Phương án 1, thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 – 2015 di dời khoảng 5 trường; 2016 – 2020 di dời khoảng 7 trường và 2021 – 2025 di dời khoảng 18 trường còn lại. Tại TPHCM, giai đoạn 2011 – 2015 di dời khoảng 5 trường (theo thứ tự ưu tiên danh sách các trường đã có chủ trương bố trí địa điểm của UBND thành phố); 2016 – 2020 di dời khoảng 15 trường và 2021 – 2025 di dời khoảng 20 trường còn lại.
Phương án 2, thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 – 2015 di dời khoảng 2 trường; 2016 – 2020 di dời khoảng 7 trường và 2021 – 2025 di dời khoảng 21 trường còn lại. TPHCM giai đoạn 2011 – 2015 di dời khoảng 2 trường; 2016 – 2020 di dời khoảng 10 trường và 2021 – 2025 di dời khoảng 28 trường còn lại.
Việc di dời các trường từ nội thành 2 thành phố đến các khu quy hoạch chắc chắn sẽ có ảnh hưởng sâu sắc và toàn diện không chỉ đến đời sống kinh tế – chính trị – xã hội của 2 thành phố và các địa phương trong vùng thủ đô Hà Nội, vùng TPHCM cũng như các vùng lân cận mà còn tác động trực tiếp và làm thay đổi quy hoạch phát triển mạng lưới các trường ĐH, CĐ của cả nước, đặc biệt các trường tại 2 thành phố trong những năm sắp tới.
Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết, sắp tới, Bộ GD-ĐT sẽ lên kế hoạch làm việc cụ thể với một số trường nằm trong phạm vi xem xét di dời để hoàn chỉnh danh sách trường di dời và trường không di dời báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Hồng Hạnh
Theo dân trí
Lo giữ chân giáo viên mầm non
Trong tình hình đang thiếu nhân sự, giáo viên lại có thể bất thình lình nghỉ việc... Việc "giữ chân" giáo viên trở thành bài toán khó với các nhà quản lý khi công việc giữ trẻ áp lực mà thu nhập lại thấp.
GV "nhảy" việc
Bà Phạm Thị Ánh Tuyết, Phó phòng giáo dục Q.8 cho biết quận vẫn đang thiếu 26 GV mầm non và không biết được mai mốt sẽ thiếu bao nhiêu vì GV có thể "nhảy việc" bất kỳ lúc nào. Đối với GV trẻ mới ra trường nguy cơ bỏ việc càng cao vì không chịu được áp lực mà họ cũng có nhiều cơ hội hơn so với GV lớn tuổi.
"Có giáo sinh mới ra trường được phân về trường chuẩn quốc gia hẳn hoi nhưng đúng 2 hôm sau là các em mất tích luôn, không quay lại nữa vì sợ quá. Chúng tôi liên lạc, gọi điện đều không được... Các em sợ chính công việc mình đã theo học hàng năm trời. Khi GV nghỉ việc hoặc nghỉ hộ sản, ban giám hiệu cũng phải đứng lớp", bà Tuyết kể.
Làm sao để giữ chân GV mầm non khi thu nhập thấp, công việc áp lực là một bài toán khó
Quận trung tâm nhưng hiện nay Q.3 cũng nan giải trước tình hình thiếu nhân sự bậc mầm non. Hiện nhân sự tại 22 trường mầm non công lập trên địa bàn quận có 682 người, có trường đang thiếu hiệu phó và có hiệu phó đang đang đệ đơn xin nghỉ việc, đội ngũ GV theo định biên nhân sự thiếu 36 người, còn xét nhu cầu trước mắt thiếu 15 người.
Bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt, phụ trách mầm non Q.3 cho hay, từ đầu năm quận có khoảng 20 GV nghỉ việc chủ yếu vì thu nhập thấp, áp lực công việc quá nặng, có người rất yêu nghề cũng phải nghỉ. Họ đổi sang việc khác, có người đi giúp việc, làm tiếp thị vì công việc nhẹ nhàng mà thu nhập cao hơn. "Khi có GV nghỉ việc thì hiệu trưởng, hiệu phó cũng phải tạm thời đứng lớp, tìm bảo mẫu thế chân. Có trường còn phải dồn lớp" , bà Nguyệt nói.
Bà Nguyệt cho rằng nhiều GV ở trường công chuyển sang dạy trường tư vì thu nhập cao hơn nhưng ngay trường tư GV cũng bỏ việc nên tình trạng chung đều thiếu, các trường vô cùng khó khăn trong việc ổn định dạy học.
Thực tế không ít người xem trường mầm non là nơi "dừng chân" tạm thời trong thời gian học thêm một ngành khác. Thế nên họ đi dạy mà không chú trọng chuyên môn, thành tích, chấp nhận bị kỷ luật vì chỉ chờ học xong là "bùng".
Từ đầu năm học đến nay, ngành mầm non tại TPHCM trải qua 4 đợt tuyển GV liên tục nhưng tình hình thiếu GV giảm không đáng kể khi mà nguồn tuyển khó mà GV nghỉ việc lên đến 236 người.
Giữ GV bằng sự cảm thông
Các ý kiến đều cho rằng thu nhập GV mầm non hiện nay quá thấp trong khi họ phải gánh khối lượng công việc khổng lồ. Tổng thu nhập GV mầm non bình quân 1,8 - 2,4 triệu đồng/người/tháng nhưng thời gian lao động dài hơn 12 tiếng (từ 6 giờ 30 đến 18 giờ), cường độ lao động quá tải... Bà Phạm Thị Ánh Tuyết thẳng thắn cho rằng với thu nhập đó những người bám nghề chỉ vì quá yêu công việc, yêu trẻ hoặc những người khả năng hạn chế, chẳng thể làm được việc gì khác đành... trông trẻ nên tình trạng GV nghỉ việc rất dễ hiểu. Đối mặt với thực trạng đó, các trường phải làm mọi để có "níu chân" GV dù chỉ là níu tạm thời.
Giải quyết thu nhập cho GV là chuyện đường dài và nằm ngoài "tầm tay" nên hầu hết các trường đều dùng chiêu "tình cảm" đánh động để GV mủi lòng. Bà Nguyễn Thị Mai Hương, Phó trưởng phòng giáo dục Q.5 cho hay lúc này chẳng có cách nào khác giữ GV ngoài tình cảm: "Mỗi khi cô nào xin nghỉ chúng tôi phải động viên, năn nỉ ỉ ôi mong các cô ở lại hoặc ở thêm một thêm một thời gian chờ tìm hướng giải quyết".
Nhiều GV cho rằng, vấn đề thu nhập ảnh hưởng lớn đến việc đi hay ở của các cô nhưng lại không quyết định hoàn toàn mà còn do môi trường làm việc, sự chia sẻ, cảm thông của hiệu trưởng, quản lý từ phòng, sở.
Chuyển công tác từ trường tư qua trường công thu nhập thấp hơn, cô Lưu Thúy Anh, GV trường mầm non Tuổi Thơ 7 (Q.3) chia sẻ yếu tố quan trọng giữ GV là môi trường làm việc, các cô được tạo điều kiện để nâng cao chuyên môn. Trường tư thu nhập có thể cao hơn nhưng bị hạn chế yếu tố này. "Khi thu nhập thấp thì thứ GV cần nhất là sự cảm thông của ban giám hiệu, chứ trên mà cứ dốc xuống yêu cầu áp đặt này nọ mà không hiểu cho GV thì GV sẽ bị căng thẳng mà nghỉ việc. Những chia sẻ, giúp đỡ kịp thời khi các cô gặp khó khăn cũng vun đắp thêm lòng yêu nghề cho GV. Sự thông cảm, hợp tác của phụ huynh cũng rất quan trọng với các cô".
Bà Trần Thị Thanh Hồng, hiệu trưởng trường mầm non Mai Anh (Q.3) cho hay nhiều GV đã gắn bó với trường cả chục năm nay dù họ nhận được nhiều lời mời có thu nhập hấp dẫn hơn, nhiều cô điều kiện khó khăn vẫn gắn bó với nghề. "Chúng tôi luôn cố gắng tạo môi trường không áp lực, không đố kỵ để các cô được thoải mái làm việc. Khi nhận được sự chia sẻ thì những áp lực trong cuộc sống của các cô cũng được giảm đi". Bà Hồng nói và cho biết thêm, trong năm nay trường mình chỉ có một GV xin nghỉ vì mâu thuẫn với đồng nghiệp "Điều đó cho thấy yếu tố lương không phải là tất cả".
Hoài Nam
Theo dân trí
Thi vào lớp 1 khó hơn thi cao học? Để vào học lớp 1, nhiều trẻ mẫu giáo phải oằn mình luyện viết trong các lò luyện, trong khi không ít sinh viên mới tốt nghiệp ĐH, công chức chỉ cần ung dung nộp tiền, học ôn là chắc chắn đỗ cao học. Trẻ gò mình luyện thi Trước đây, sau khi học xong mẫu giáo, phụ huynh chỉ cần nộp hồ...