“Du học” trong nước: Xu hướng mới hậu Covid-19
Rơi vào cảnh chông chênh về tài chính, chỗ ăn ở, kế hoạch học tập, ở lại không được mà về nước không đành là tình cảnh của rất nhiều du học sinh Việt Nam tại Anh, Nhật, Mỹ… những ngày Covid-19 bùng phát.
Hậu đại dịch này, có lẽ nhiều phụ huynh và học sinh sẽ nghĩ tới việc tìm môi trường học tập trong nước chuẩn quốc tế để “du học” an tâm hơn.
Những ngày “sống trong sợ hãi” của du học sinh Việt
Có hàng trăm nghìn du học sinh Việt Nam đang du học trên khắp thế giới, tập trung nhiều ở các quốc gia phát triển như Anh, Mỹ, Úc, Nhật… Khi dịch Covid-19 ập tới, trớ trêu thay, những quốc gia này lại bị ảnh hưởng nặng nề nhất thế giới. Toàn bộ cuộc sống, sinh hoạt, học tập của cả người bản xứ và du học sinh bị xáo trộn. Trong đó phần lớn du học sinh rơi vào cảnh chông chênh về tài chính, chỗ ăn ở, kế hoạch học tập, ở lại không được mà về nước không đành.
Người con trai là du học sinh tại Pháp (áo trắng, ở giữa) trong câu chuyện mẹ “giải cứu” con về nước, đăng trên VnExpress ngày 19/3.
Du học sinh Việt tại Mỹ lâm vào tình cảnh căng thẳng về tài chính khi họ không thể đi làm thêm do các cửa hàng đóng cửa vì bệnh dịch. Họ phải dọn khỏi ký túc xá, không thể đến trường nhưng việc học online cũng không ổn định do đường truyền Internet ở nhiều vùng kém. Du học sinh ở Anh hoang mang khi lệnh lock-down có hiệu lực.
“Cách đây một tuần, mình đã đi siêu thị về và khóc rất nhiều vì stress, vì không mua được đồ ăn. Thịt gà hết, mỳ ý hết, tới cả nước sốt mỳ ý cũng không còn. Những mặt hàng như giấy vệ sinh, các loại rau củ quả đông lạnh thì càng không. Ai ai cũng nháo nhác, không khí trở nên căng thẳng và ngột ngạt.” Bùi Thị Hạnh Thảo (du học sinh Anh) viết trong nhật ký.
Du học sinh Việt Nam ở Nhật Bản cũng căng thẳng không kém khi khẩu trang và chất diệt khuẩn khan hiếm, đầu óc vẫn phải lo cho “bao gạo” hàng tháng. Ở Úc, nước này còn “mời” du học sinh không có điều kiện tài chính về nước khiến nhiều bạn trẻ Việt bức xúc.
Cách đây ít lâu, đoạn tâm sự của người mẹ đã “giải cứu” thành công con trai đang là du học sinh Pháp, được lên máy bay về Việt Nam từng khiến cộng đồng xôn xao. Nhiều người có lẽ đã nghĩ đến việc cho con “du học” trong nước, ở một môi trường giáo dục chuẩn quốc tế để an tâm hơn, hậu Covid-19.
Video đang HOT
“Du học” trong nước chuẩn quốc tế mà an tâm
Thanh Huyền từng có ý định du học sau khi tốt nghiệp THPT. Nhưng vì nhiều lý do, chủ yếu “bố mẹ không yên tâm khi con gái đi xa một mình”, cô bạn đã tìm trường đại học chuẩn quốc tế ngay trong nước để vừa chiều ý bố mẹ vừa thoả mãn nhu cầu học tập của mình. Huyền chọn ĐH FPT bởi “Không gian campus trong lành, xanh mướt, có hồ nước, đồi thông, bồ câu chẳng khác gì những trường học bên trời Âu mà mình vẫn thấy qua phim ảnh.” Bị “đốn tim” vì vẻ đẹp của campus nhưng ngày mới tìm hiểu chương trình học tập, Huyền còn bất ngờ hơn.
SV ĐH FPT học cùng SV nước ngoài trong campus xanh mát, hiện đại
“ĐH trong nước nhưng 100% giáo trình của ĐH FPT là từ những nhà xuất bản nước ngoài uy tín. Sinh viên học bằng tiếng Anh rất nhiều. Mình phải tự học để thi đạt chứng chỉ IELTS theo yêu cầu của trường trước khi nhập học, khác gì đi du học đâu.” Huyền kể. Nếu không có chứng chỉ này, cô bạn phải theo học chương trình tiếng Anh dự bị “tốn thời gian hơn” trước khi được vào học chuyên ngành. Quá trình học ở trường, Huyền được gặp gỡ, học tập với nhiều giảng viên và sinh viên nước ngoài. “Trường thường có các giáo viên tiếng Anh là người Anh, Philippines. Các đoàn sinh viên quốc tế từ Anh, Mỹ, Đức, Nigeria, Nhật Bản… cũng hay tới giao lưu văn hoá, có khi ở lại sống cùng KTX, học cùng lớp với chúng mình trong thời gian dài nữa cơ.” Với việc đạt kiểm định QS Star 3 sao trong đó Chất lượng đào tạo đạt tối đa 5 sao, là thành viên của các diễn đàn học thuật uy tín như CDIO, AUN-QA… đạt một số kiểm định quan trọng như ACBSP dành cho ngành Quản trị Kinh doanh, chương trình đào tạo ở ĐH FPT được công nhận đạt chuẩn quốc tế.
Khi được đặt vấn đề: học trong nước không có điều kiện ra nước ngoài, Huyền chia sẻ rằng không hề lo lắng: “Hàng năm, ĐH FPT có nhiều đợt “học kỳ nước ngoài” đưa sinh viên ra các nước trải nghiệm, giao lưu văn hoá, học tập. Đi cùng bạn bè, cán bộ, còn vui hơn đi nước ngoài một mình nữa. Hơn nữa, có trường lo cho các thủ tục, lựa chọn thời điểm đi, mình thấy an tâm hơn.”
Qua đợt bùng phát dịch Covid-19 vừa qua ở một loạt quốc gia như Anh, Nhật, Mỹ… Huyền và gia đình cảm thấy may mắn vì năm nay đã chọn “du học” trong nước. Có lẽ, điều nữ sinh này cảm thấy tiếc nuối nhất là “Học trong nước vẫn có thể về thăm gia đình hàng tuần, được bố mẹ gửi đồ gửi quà lên KTX cho, mình chưa được trải qua cảm giác tự lập hoàn toàn hoặc lo tiền ăn, tiền sinh hoạt hàng ngày.” Huyền hóm hỉnh nói.
Nhiều ĐH tại Việt Nam đang nỗ lực phát triển cả cơ sở vật chất và chương trình đào tạo tiệm cận với chuẩn quốc tế, như ĐH FPT, sẽ là lựa chọn “du học” tại chỗ an tâm đáng để nhiều sĩ tử và phụ huynh lưu ý ở mùa tuyển sinh hậu Covid này.
Năm 2020, Trường ĐH FPT dự kiến tuyển sinh các ngành: Quản trị kinh doanh (Digital Marketing, Kinh doanh quốc tế, Quản trị khách sạn, Quản trị truyền thông đa phương tiện, Quản trị dịch vụ du lịch & lữ hành), CNTT (Kỹ Thuật Phần mềm, Trí tuệ nhân tạo, IoT, An toàn thông tin, Thiết kế mỹ thuật số, Hệ thống thông tin, Hệ thống ô tô và điều khiển), Ngôn ngữ Anh, Ngôn ngữ Nhật, Ngôn ngữ Hàn.
Thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển vào ĐH FPT khi:
- Điểm các môn thi trong kỳ thi THPT 2020 thuộc Top50 THPT toàn quốc năm 2020 (theo số liệu Đại học FPT tổng hợp và công bố sau kỳ thi THPT 2020) và điểm theo khối xét tuyển đạt từ trung bình trở lên (15/30 điểm);
- Hoặc: Điểm học bạ thuộc Top50 THPT toàn quốc năm 2020 (chứng nhận thực hiện trên trang http://SchoolRank.fpt.edu.vn)
Dự kiến 800 suất học bổng Nguyễn Văn Đạo toàn phần và bán phần tối đa 100% học phí trong suốt quá trình học sẽ được trao cho các thí sinh có thành tích xuất sắc trong các cuộc thi Học sinh giỏi, năng khiếu, kì thi THPT Quốc Gia và thi học bổng của trường.
Từ cậu bé mê game trở thành sinh viên đại học Top 20 thế giới
Hiếm khi người ta thấy cậu bé ấy cầm bút học bài, chỉ thấy cậu cầm điện thoại, máy tính để chơi game.
Người ta bảo có khi cậu "hỏng" mất, vậy mà cậu bé mê game ngày ấy nay đã làm bao người phải kinh ngạc vì sự bứt phá ngoạn mục khi đồng thời được nhận được cái "gật đầu" của hàng loạt trường đại học Top 20 danh tiếng nhất thế giới. Cậu là Nguyễn Hoàng Minh, 18 tuổi, tân sinh viên trường đại học University of California in San Diego.
Từ bỏ sự cám dỗ của game
Minh thừa nhận thời còn học cấp 1, 2 cậu là đứa nghiện game kinh khủng, cậu có thể không cần ăn, không cần ngủ chỉ cần chơi game. "Em bị bố mẹ mắng suốt ngày vì không lo học hành chỉ game game, nhưng quả thực nhìn đống sách vở toàn chữ em đã thấy chán nản rồi", Minh bộc bạch.
Năm Minh 14 tuổi, cậu nằng nặc xin bố mẹ đi du học trung học ở Mỹ vì cậu nghĩ sang đó không có ai quản thúc, không có ai giám sát, cậu có thể tự tung tự tác, tha hồ mà chơi game. Nhưng bố mẹ Minh lại nghĩ khác, họ biết môi trường học tập bên đất Mỹ là thế nào và đồng ý cho cậu đi du học mặc dù cũng có không ít phân vân, lo lắng. Và quả thực họ đã đúng về quyết định của mình.
Minh chia sẻ: "Môi trường học tập ở Mỹ rất đặc biệt, họ chú trọng phát triển con người toàn diện, em được học tập trên lớp thảo luận với các thầy cô, thực hành trong phòng thí nghiệm, cùng rất nhiều các hoạt động ngoại khóa, thể thao...phải nói cực kỳ hấp dẫn, nó cuốn em đi khiến em không còn tâm trí và thời gian mà để ý đến game nữa".
Và khi đã có thêm ý chí thôi thúc và nghị lực, Minh quyết tâm phải thi đỗ đại học, cha mẹ em không kỳ vọng nhiều vì họ biết sự cạnh tranh vào đại học ở nước ngoài vô cùng khốc liệt, thế nên chỉ cần là đại học thì trường nào cũng được nhưng với Minh, khi đã cố gắng, cậu phải đạt được thứ hạng tốt nhất. Và trường đại học đầu tiên gửi thông báo nhận em là sinh viên đó là trường University of Sydney - trường đại học danh tiếng hàng đầu của nước Úc khiến mọi người ngỡ ngàng. Và càng choáng nặng hơn nữa khi liên tiếp hàng loạt các trường đại học danh tiếng khác gửi thông báo về là University of California San Diego, Mohash University, UC Barbara, UC Davis, UC Irvine, UC Santa Cruz, UC Merced, UC Riverside, University of Connecticut ... trong đó University of California in San Diego và Mohash University tại Úc là 2 trường nằm trong TOP 5 thế giới về Dược đồng thời UC San Diego còn nằm trong top 20 trường đại học tốt nhất thế giới.
Đạt SAT 1450/1600; TOEFL 108/120 điểm là những con số ấn tượng mà Minh giành được trong các bài thi chuẩn hóa.Tuy nhiên, điểm số không phải là tất cả đối với việc quyết định hồ sơ ứng viên có được chấp thuận hay không.
" Bài luận là một yếu tố giúp ban tuyển sinh đánh giá năng lực ứng viên. Do vậy, phải làm sao để khi đọc, họ nhận ra mình là con người như thế nào, phẩm chất ra sao, có trung thực, nhân hậu, tốt bụng, có chí tiến thủ hay không và những giá trị mà mình hướng tới thế nào. Đặc biệt họ cũng rất chú trọng tới sức khỏe, thể lực, lời giới thiệu, nhận xét của các thầy cô. Bật mí một chút nhé, em đã 3 lần vô địch toàn bang Connecticut môn bắn súng cũng là một yếu tố để nhận được cái "gật đầu" của họ", Minh tự tin nói.
Sự lựa chọn theo trái tim
Khi được hỏi phải lựa chọn một trường đại học trong số rất nhiều những trường danh tiếng đó chắc hẳn Minh đã phải rất phân vân. Nhưng không, việc ứng tuyển nhiều trường chỉ là để đánh giá xem năng lực bản thân mình đến đâu mà thôi, còn trong đầu em đã có định hướng sẵn từ trước, em đã chọn trường University of California in San Diego - trường đại học nằm trong Top 5 thế giới về Dược.
Hóa ra dòng máu dược sĩ đã chảy trong con người em từ bao giờ khi cả gia đình em đều có truyền thống làm bác sĩ, dược sĩ. Được biết nguyên Vụ trưởng Vụ Y học Cổ truyền Bộ y tế Phạm Vũ Khánh là ông của em.
Bố của em là bác sĩ nha khoa, mẹ em là dược sỹ Phạm Thanh Thủy - Cựu học sinh trường Ams, hiện đang là giám đốc công ty Botania - công ty phân phối thực phẩm bảo vệ sức khỏe uy tín hàng đầu Việt Nam hiện nay.
Từ một cậu bé mê game ngày nào, bây giờ Minh đã chín chắn và trưởng thành, có ước mơ, hoài bão, tháng 8 này em sẽ trở thành sinh viên đại học. Giấc mơ lớn nhất của em là sẽ trở về Việt Nam, cùng chung tay để phát triển ngành dược trong nước thật lớn mạnh.
Chúc em sẽ hoàn thành ước mơ của mình và thành công trên con đường đã chọn!
ĐH FPT lọt top 5 trường tư có công bố quốc tế tốt nhất Việt Nam Với gần 100 công bố quốc tế, ĐH FPT là một trong 5 trường đại học tư Việt Nam có công bố quốc tế nhiều nhất năm 2019, theo Scopus thế giới. Xếp hạng được công bố tháng 2/2020. Các công trình nghiên cứu của trường ĐH FPT thuộc lĩnh vực: Công nghệ thông tin, Kinh tế và Ngôn ngữ. Đây cũng là...