Du học sinh Việt tranh cử thư kí tổ chức nghề nghiệp và sinh viên kỹ thuật Hoa Kỳ
Đã từng có nhiều thành tích, kinh nghiệm, nắm giữ nhiều vị trí quan trọng (trong cả chính phủ Mỹ), Hana Lê, cô nữ sinh năm cuối trường trung học tại Mỹ đang tranh cử làm Thư ký Quốc gia ( National Secretary) cho nhiệm kỳ tiếp theo cho tổ chức FBLA (tổ chức nghề nghiệp và sinh viên kỹ thuật Hoa Kỳ).
Hana Lê là du học sinh người Việt tại Mỹ. Hiện tại bạn đang là học sinh năm cuối tại trường Trung học Ruston, bang Louisiana, Hoa Kỳ.
Để tham gia tranh cử làm Thư ký Quốc gia (National Secretary) cho nhiệm kỳ tiếp theo, cô nữ sinh trung học tại Mỹ đã lập ra trang cá nhân https://www.herewithhana.com.
Trong phần giới thiệu trên trang cá nhân của mình, Hana Lê chia sẻ, cô là một học sinh giỏi và năng động, tích cực tham gia các hoạt động xã hội, không chỉ bó hẹp quy mô trong trường, mà còn mở rộng ra bên ngoài.
“Đam mê là chưa đủ, với năng lực và sự quyết tâm, Hana đã gặt hái nhiều thành tựu, mà nổi bật trong số đó là những thành tựu khủng khi tham gia tổ chức FBLA”- nữ sinh này chia sẻ.
Anna Lê trên trang cá nhân của mình
Muốn thử sức ở một vị trí cao hơn
Chia sẻ về lý do cô tham gia tranh cử làm Thư ký Quốc gia (National Secretary) cho nhiệm kỳ tiếp theo cho tổ chức FBLA (tổ chức nghề nghiệp và sinh viên kỹ thuật Hoa Kỳ), Hana Lê cho rằng sẽ thay đổi con người của cô, khiến bạn ấy tìm ra con người đích thực của mình, biến bạn ấy từ một người ít nói, ngại ngùng trở thành một nhà lãnh đạo, ngoại giao và người truyển cảm hứng.
Hana Lê cho rằng, cô muốn thử sức ở một vị trí cao hơn, mang tầm quốc gia, do bạn ấy đã từng là Thư ký bang của FBLA.
“Tôi mong muốn duy trì và phát triển sự kết nối giữa các thành viên FBLA và đẩy mạnh xây dựng hình ảnh của tổ chức qua các phương tiện truyền thông. Tôi quan tâm và chia sẻ với từng thành viên, luôn nỗ lực đẩy mạnh sự gắn kết giữa các thành viên”,Hana Lê nói.
Không chỉ tích cực tham gia các đoạt động của tổ chức FBLA, cô nữ sinh năng động này còn tham gia các hoạt động khác như diễn thuyết, tranh biện, thi piano và làm báo trường.
Nói về sở thích của mình, Hana Lê cho rằng, cô cập nhật tin tức trong khi nghe nhạc, dành thời gian với gia đình. Ngoài ra, bạn ấy thích ăn kem bơ hồ đào, ăn đồ Mexico tại nhà hàng Chipotle và xem phim “Cuộc phẫu thuật của Grey” (Grey’s Anatomy)
Video đang HOT
Chia sẻ về ước mơ của mình, cô nữ sinh năm cuối trường trung học của Mỹ cho rằng, cô muốn học về kinh doanh trong một trường đại học nghiên cứu để tiếp tục được tìm hiểu về nền kinh tế đổi thay không ngừng.
Bài giới thiệu tranh cử thư ký toàn quốc cho tổ chức FBLA (tổ chức nghề nghiệp và sinh viên kỹ thuật Hoa Kỳ)
Gửi những nhà lãnh đạo doanh nghiệp tương lai của Mỹ, Tôi đang tranh cử làm Thư ký Quốc gia (National Secretary) cho nhiệm kỳ tiếp theo, bởi vì tôi thực sự tin rằng chúng ta có thể đạt được những điều tuyệt vời cùng nhau.
Mọi thành viên của FBLA đều xứng đáng có cơ hội để thể hiện khả năng trong tổ chức của chúng tôi, bất kể bạn đang sở hữu điều kiện kinh tế xã hội thế nào hay đang trong tình trạng thiếu nguồn lực. Bốn mục tiêu trong công việc của tôi đều phục vụ một mục đích: tạo ra một trải nghiệm FBLA khả thi với tất cả mọi người.
Nếu được bầu chọn, tôi sẽ thực hiện một chương trình thúc đẩy các nguồn lực mở của chúng tôi, củng cố cộng đồng của chúng tôi và nâng cao (chất lượng) mọi hoạt động của tổ chức chúng tôi. Tôi muốn tất cả các thành viên của chúng tôi đều được lắng, tôi muốn đội ngũ cán bộ của chúng tôi luôn available để hỗ trợ bạn, và tôi muốn FBLA tạo nên một thế giới cơ hội cho mọi người. * Đã từng có nhiều thành tích, kinh nghiệm, nắm giữ nhiều vị trí quan trọng (trong cả chính phủ Mỹ).
Thành tích nổi bật
Thành tích (trong tổ chức FBLA)
Hai lần làm đại diện bang (State Officer)
Ba lần được tín nhiệm cho vị trí quản lý chất lượng, tần suất và nhu cầu thành viên (Chapter Officer)
Hai lần được xếp hạng toàn quốc
Chín lần vô địch bang
Giải thưởng BAA America Award
Giải thưởng CSA
Chứng nhận Mania cho thành tựu xuất sắc
Đạt hiệu quả cao trong việc xây dựng hình ảnh của tổ chức FBLA trên truyền thông
Bức thư nhức nhối của một du học sinh: "Nước Mỹ ơi, chúng tôi kiệt sức rồi"
Tương lai của các du học sinh đang bấp bênh không biết đi đâu về đâu sau chỉ thị mới của Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Hoa Kỳ (ICE). Bức thư của du học sinh dưới đây thực sự khiến tất cả chúng ta đều thấy lo lắng và nhức nhối.
"Nước Mỹ thân mến,
Tôi là một du học sinh.
Hồi học lớp 11, tôi đã bị mọi người xung quanh thản nhiên bảo rằng tôi không thể rời khỏi quê hương "vì tôi là con gái".
Cuối năm lớp 11, tôi đăng ký vào khóa học mùa Hè của trường Cornell mà không dám cho bố mẹ biết.
Đầu năm lớp 12, điểm khóa học mùa Hè của tôi đã đủ để thuyết phục bố mẹ cho tôi ghi danh vào một chương trình học thường xuyên ở Mỹ - chương trình học về kiến trúc đứng số một ở đất nước này.
Việc học hành vốn đã khiến học sinh, sinh viên luôn rất căng thẳng.
Giữa năm lớp 12, trong khi học sinh ở nước các bạn có người tư vấn, chỉ cho cách làm bài luận để vào trường đại học, thì tôi chỉ có Internet. Năm học cuối cùng của tôi là những ngày chỉ được ngủ 4 tiếng đồng hồ, hối hả giữa việc nhập học ở Mỹ và việc thi ở Ấn Độ.
Cuối năm lớp 12, khi tôi biết mình được nhận, thì những bạn bè người Mỹ của tôi, với thu nhập của gia đình nhiều gấp 5 lần gia đình tôi, được hỗ trợ tài chính. Còn cái mà tôi có được là con số 0 (trừ học bổng cho việc nghiên cứu của tôi). Thế là gia đình tôi buộc phải trao gần hết tiền tiết kiệm cho nền kinh tế nước Mỹ.
Đằng sau mỗi du học sinh có thể là một gia đình luôn lo lắng về gánh nặng kinh tế.
Trong năm thứ nhất, khi tôi nhận ra rằng mình muốn cân nhắc những cơ hội sự nghiệp khác, thì do loại visa của tôi, tôi không thể đăng ký bất kỳ hình thức thực tập nào mà không liên quan trực tiếp tới ngành mình học. Trong khi đó, bạn bè tôi có thể khám phá những sở thích của họ.
Trong năm thứ hai, khi tôi có một ý tưởng khởi nghiệp, tôi cũng không thể tiếp tục do những giới hạn đối với du học sinh.
Trong năm thứ ba, tôi thấy một sinh viên mà tôi từng hỗ trợ (bạn này đã suýt thi trượt) nhận được một cơ hội còn mình thì không. Rồi tôi được bảo là công ty đó đã loại các ứng viên là người nước ngoài.
Sinh viên quốc tế có thể gặp nhiều giới hạn khi học ở Mỹ.
Trong năm thứ tư, đại dịch bùng phát và trong khi bạn bè có việc làm thêm để đỡ khó khăn, thì tôi lại không thể làm việc, cũng do visa của tôi. Tôi cũng không thể về nhà vì đất nước tôi đang có lệnh phong tỏa.
Tôi đã nhìn thấy các sinh viên quốc tế bị từ chối khỏi những cơ hội mà họ rõ ràng là xứng đáng, hoảng hốt về lịch trình của chương trình thực tập không bắt buộc. Đầu óc chúng tôi chỉ quanh quẩn với visa và các kế hoạch dự phòng. Nếu thế này và nếu thế kia...
"Đầu óc chúng tôi lúc nào cũng chỉ quanh quẩn với visa và các kế hoạch dự phòng...".
Còn giờ thì tôi phải chọn giữa việc bị nhiễm bệnh ở một đất nước đã không còn giường trong bệnh viện, hoặc mất đi giấy phép lao động mà tôi đã nỗ lực suốt 5 năm nay để có được.
Đây là sự lựa chọn giữa việc bị trục xuất hoặc chấp nhận đánh cược cả mạng sống của mình.
Nước Mỹ ơi, chúng tôi kiệt sức rồi".
( Được viết bởi Aishwarya Sreenivas (Sreeni), sinh viên chuyên ngành Thiết kế và chuyên ngành phụ là Khoa học Máy tính ở Đại học Cornell, Mỹ).
Tương lai bất định Riêng trong ngày 8/7, số nhiễm mới tại Mỹ tiếp tục duy trì ở mức kỷ lục là trên 60 nghìn ca một ngày và tổng số bệnh nhân đã vượt quá 3,1 triệu người. Ảnh minh họa/INT Du học sinh đang như ngồi trên đống lửa sau khi Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Mỹ (ICE) thông báo họ...