Du học sinh Việt ở Đức: “Mỗi sáng ngủ nướng thêm 5 phút, bạn đã tụt hậu so với cả ngàn người rồi”
“Nếu bạn xin bản thân thêm 5 phút ngủ nướng vào buổi sáng, đồng nghĩa với việc bạn sẽ bị trễ tàu, chậm xe, cũng như trễ luôn buổi học và đánh rơi kha khá kiến thức”, đây là những lời tâm sự của anh chàng Daniel Phan – một du học sinh Đức.
Du học không chỉ là giấc mơ của các cô cậu học trò mà còn của cả gia đình và dòng họ. Được đến một đất nước mới, được sống và học tập trong những nền giáo dục tiên tiến bậc nhất thế giới, không ngoa khi nói rằng du học chính là cánh cửa giúp mọi người dễ dàng đạt đến thành công hơn.
Thế nhưng đằng sau hoàng quang của cụm từ “ du học sinh”, đến một đất nước mới buộc các cô cậu học trò phải tự lập, phải tự lo cho mình từ chuyện ăn, chuyện học, chuyện công việc mà không có gia đình kề bên. Xa quê hương ai mà chẳng có phút yếu lòng, lắng nghe tâm sự của anh chàng Daniel Phan – một du học sinh Đức, bạn sẽ hiểu cuộc sống du học sinh không hề màu hồng.
lắng nghe tâm sự của anh chàng Daniel Phan – một du học sinh Đức, bạn sẽ hiểu cuộc sống du học sinh không hề màu hồng. Ảnh: NVCC.
“Dresden, ngày 29 tháng 8 năm 2019
Sau khi may mắn nhận học bổng Erasmus Mundus ngành Quản lý rừng nhiệt đới và lên đường du học từ tháng 9 năm 2018, hiện tại mình đã trải qua cuộc sống gần 1 năm tại thành phố Dresden của CHLB Đức cũng như đã hoàn thành chương trình học năm đầu tiền tại trường Đại học công nghệ thành phố Dresden và sẵn sàng lên đường di chuyển tới một đất nước mới, sống ở một thành phố mới và học tập tại một ngôi trường mới.
Video đang HOT
Do yêu cầu đặc biệt của học bổng Erasmus mà các sinh viên sẽ có cơ hội học tập tại không chỉ một mà là hai, thậm chí là ba, bốn trường đại học tại các nước khác nhau trong Liên minh châu Âu. Đây thực sự là một cơ hội tốt để các bạn sinh viên có thể học hỏi, trải nghiệm nhiều phong cách học tập cũng như khám phá và tìm hiểu thêm về các khía cạnh văn hóa, xã hội đặc trưng tại các quốc gia châu Âu.
Trước khi tiếp tục với năm học thứ 2, nhìn lại hành trình gần 1 năm tại Đức, mình cảm thấy đã học được rất nhiều điều mới, không chỉ là những kiến thức mới mà còn là cách sống mới, cách suy nghĩ mới và chính những điều đó đã giúp mình ngày càng hoàn thiện bản thân hơn, chín chắn hơn và trưởng thành hơn.
Vốn nổi tiếng là một quốc gia kỷ luật, cuộc sống tại Đức đã giúp mình biết cách chú trọng hơn về vấn đề thời gian. Từ lịch trình xe cộ, giờ giấc học tập cho tới lịch làm việc của các cơ quan, các khu vui chơi, các trung tâm thương mại đều được vận hành một cách nghiêm ngặt. Nếu bạn xin bản thân thêm 5 phút ngủ nướng vào buổi sáng, đồng nghĩa với việc bạn sẽ bị trễ tàu, chậm xe, cũng như trễ luôn buổi học và đánh rơi kha khá kiến thức.
Nếu bạn xin bản thân thêm 5 phút ngủ nướng vào buổi sáng, đồng nghĩa với việc bạn sẽ bị trễ tàu, chậm xe, cũng như trễ luôn buổi học và đánh rơi kha khá kiến thức.
Bên cạnh đó, việc phải sống xa gia đình cả nghìn km chính là lý do đã thúc đẩy mình mỗi ngày, buộc mình phải học cách tự đưa ra quyết định, tự chăm sóc bản thân, tự sắp xếp thời gian biểu cũng như kiểm soát chi tiêu hàng tháng. Thêm vào đó, việc phải đối mặt với những khoản phí khá cao cho các dịch vụ, khiến cho không chỉ mình mà các bạn du học sinh khác đều phải đắn đo và rồi phần nhiều trong số đó đã quyết định tự mình thực hiện những công việc mà hiếm khi phải làm khi còn ở nhà như tự cắt tóc, tự sửa xe, hay khuân vác đồ và dọn dẹp nhà.
Bên cạnh việc học tập, thì tranh thủ dành thời gian du lịch các nước khác trong châu Âu cũng là một cách để mình có thể cân bằng cuộc sống và có thêm những kiến thực cũng như những trải nghiệm thú vị. Với visa Schengen, mình được phép thoải mái thăm quan du lịch tại hầu hết các quốc gia trong liên minh.
Mỗi chuyến đi là một bài học khác nhau về các kỹ năng trong cuộc sống. Từ cách tra giờ tàu xe, cách săn mã giảm giá và đặt vé, cách lên lịch trình, dự trù kinh phí, cách tra bản đồ hay các kỹ năng giao tiếp cũng như kỹ năng xử lý những tình huống bất ngờ khác cũng theo đó mà dần được hoàn thiện”.
Theo Helino
Singapore: Con trai kiện bố vì không trả học phí
Một ông bố từ chối chi trả học phí cho con đã bị kiện ra tòa ở Singapore do theo luật, cha mẹ sẽ phải chi trả một số tiền nhất định nếu con họ cần.
Tháng trước, một thẩm phán Singapore đã lệnh cho một ông bố phải chi trả một phần tiền học của cậu con trai 22 tuổi đang du học nước ngoài. Phán quyết này cho thấy một bộ luật mà ít ai biết ở Singapore cho phép những người trên 21 tuổi có thể kiện cha mẹ về các vấn đề chi phí học tập.
Theo luật pháp Singapore, cha mẹ sẽ phải chi trả một số tiền nhất định cho con của họ bất cứ lúc nào chúng cần. Ảnh: AFP
Nguyên nhân dẫn đến vụ kiện
Thẩm phán của Tòa án gia đình đã lệnh cho một ông bố phải chi trả 60% tiền học phí của con trai đang du học ở Canada. Bố mẹ của du học sinh này đã ly hôn năm cậu 8 tuổi. Người bố - một doanh nhân đã tái hôn và có thêm hai người con trai khác.
Du học sinh 22 tuổi này đã theo học ở trường Đại học Bách khoa Singapore. Do kết quả của cậu đã không đủ tốt để được tuyển vào trường đại học ở địa phương, cậu đã tìm cách lên đường đi du học và được nhận vào trường Columbia College ở Vancouver, Canada. Mặc dù trước đó người bố đã đồng ý chi trả học phí cho con trai mình, sau ông lại cho rằng con trai ông chỉ đơn giản muốn đi du học để "thoát khỏi" Singapore và từ chối chi trả khoản học phí.
Tuy nhiên, Thẩm phán Jinny Tan đã đưa ra phán quyết buộc ông bố này phải trả một phần học phí cho con trai theo luật pháp Singapore. Những lý do đưa ra bao gồm việc con trai ông muốn trau dồi thêm kiến thức để có thể tìm việc làm theo đúng ngành cậu theo học và vì ông bố có đủ khả năng chi trả mức tiền này.
Người cha đang tiến hành kháng cáo chống lại phán quyết./.
CTV Kiều Ngân/VOV.VN (biên dịch)
Theo SCMP
Làm thế nào để nhập cư Canada sau du học? Ngoài visa và giấy phép lao động, du học sinh phải có tối thiểu 6 tháng làm việc và một năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sẽ làm. Mỗi năm, hàng trăm nghìn sinh viên quốc tế lựa chọn Canada là điểm đến du học. Ngoài việc được trải nghiệm chất lượng giáo dục, du học sinh có nhiều cơ hội trở thành...