Du học sinh Việt Nam lo lắng sau khủng bố ở Paris
Gần một ngày sau vụ khủng bố tại thủ đô Paris, Pháp, cộng đồng sinh viên Việt Nam tại đây vẫn lo lắng và cảnh giác cao độ.
Đêm kinh hoàng của du học sinh
“Các vụ khủng bố xảy ra lúc gần 22h. Phần lớn các bạn sinh viên khi ấy đang ở nhà, chỉ một số ít đi chơi hoặc làm thêm”, Nguyễn Văn Tuân, Phó chủ tịch Hội sinh viên Việt Nam tại Pháp chia sẻ với Zing.vn.
Lê Khiêm, sinh viên năm 2, trường ESCP Paris, là người có mặt ngay gần nhà hát Bataclan, nơi những kẻ khủng bố xả súng và bắt cóc con tin.
“Sau khi nghe tiếng bom, mọi người chạy tán loạn. Mình lao vào quán ăn gần đó cùng một số người Pháp và ẩn nấp đến tận 12h đêm thì thấy con tin chạy ra từ nhà hát. Nhiều người trong số họ chảy máu”, Lê Khiêm kể lại.
Quán ăn nơi Khiêm lẩn trốn những kẻ khủng bố.
Cả đêm đó, chàng sinh viên trường ESCP mất ngủ vì bị ám ảnh. Nam sinh không quên nhắn tin về cho bố mẹ ở Việt Nam để họ khỏi lo lắng.
Khiêm cũng chia sẻ thêm, trường học nằm cạnh nơi xảy ra khủng bố và có rất nhiều sinh viên tham dự một buổi tiệc. Rất may những kẻ tấn công không biết điều này. Trường phải khoá cửa đến tận 4h30 sáng mới mở cho sinh viên về.
Ngay trong đêm xảy ra sự việc, Ban chấp hành Hội sinh viên Việt Nam tại Pháp phát đi thông điệp cảnh báo tới các chi nhánh du học sinh Việt Nam ở khắp Paris. Thông điệp lưu ý sinh viên không tụ tập đông người, hạn chế đến những nơi công cộng và phải chủ động thông báo an toàn cho các chi hội.
Nhiều sinh viên Việt sống tại khu vực xảy ra khủng bố đã dùng ứng dụng Safety Check trên Facebook để thông báo rằng, mình vẫn bình an.
Lo lắng
Video đang HOT
Có con trai đang du học tại Paris, chị Minh Trang (Hà Nội) không giấu được sự lo lắng trước vụ khủng bố vừa xảy ra.
“Sáng dậy đọc thông tin, tôi lập tức gọi cho con thì không thấy nghe máy. Tôi tìm cách vào Facebook của con, thấy cập nhật ‘tình trạng an toàn’ mới thở phào”, chị Trang chia sẻ.
“Vụ nổ súng gần sân vận động Stade de France đang diễn ra trận đấu Đức – Pháp. Chiều nay, mình vừa đi học qua đó. Ngày mai không biết có nên đi học hay không?”, Triệu Tiến Đạt, du học sinh Việt Nam tại Đại học Sorbonne cho biết.
“Mình có mặt ở khu bị tấn công lúc 8h30, vừa về nhà thì 9h nghe tin có khủng bố. Giờ nghĩ lại vẫn thấy sợ”, một du học sinh khác chia sẻ.
Vì là cuối tuần nên các du học sinh vẫn chưa biết những ngày tới có phải nghỉ học hay không. Một số trường đã thông báo đóng cửa 2, 3 ngày. Tâm lý lo lắng bao trùm khiến nhiều sinh viên không còn tâm trí học hành.
Theo Phó chủ tịch Hội sinh viên Việt Nam tại Pháp, hiện có khoảng 2.500 sinh viên Việt Nam đang học tại Paris. Trong đó, đáng lo nhất là những sinh viên sống gần cộng đồng người Hồi giáo, vốn được cảnh báo là khu vực nhiều bất ổn. Nguyễn Văn Tuân dự đoán, sắp tới, có thể những bạn này sẽ phải chuyển đi nơi khác để đảm bảo an toàn.
“Suốt đêm qua, điện thoại của mình và các bạn du học sinh khác liên tục nhận những cuộc gọi của bố mẹ và người thân ở Việt Nam. Mình muốn nhắn gửi tới mọi người là đừng quá lo lắng. Du học sinh ở đây sẽ cố gắng tự lo”, Nguyễn Văn Tuân nói.
Đêm 13/11, những kẻ khủng bố tấn công thủ đô Paris tại 7 địa điểm khác nhau. Ít nhất 158 người thiệt mạng.
Theo công tố viên Paris, 8 kẻ tấn công đã chết, trong đó có 7 kẻ đánh bom tự sát. Ít nhất hai trong số chúng bị giết khi cảnh sát đột kích nhà hát Bataclan, một tên chết trong vụ đánh bom ở sân vận động Stade de France.
Nhà chức trách Pháp chưa thể xác định chính xác số kẻ tấn công trong hàng loạt vụ khủng bố.
Theo Zing
Du học sinh đang sung sướng, thật khó về
"13 cháu đi du học, 12 cháu không trở về", vấn đề nhức nhối đó đặt ra và lập tức được bàn luận sôi nổi nhiều ngày. Các du học sinh lý giải vì sao họ chọn ở lại.
Với nhiều bạn du học sinh, chuyện đi du học là tiếp cận với một chân trời mới, năng động, đầy thách thức, thỏa sức trẻ đam mê.
"Không bị gò ép bởi những lớp học thêm dày kín lịch, mà có nhiều thời gian tự học, có cơ hội mở rộng mối quan hệ với nhiều nền văn hóa khác nhau từ những du học sinh các nước khác" - bạn Đào Duy Băng Thanh (ĐH Exeter, Anh) chia sẻ.
Lương Thị Thu Hằng (thứ hai từ phải qua) - du học sinh tại Đức. Ảnh: Tuổi Trẻ.
"Giáo viên sẽ dẫn dắt bạn hiểu sâu vấn đề. Những trường đại học, cao đẳng bên này đều có người phụ trách sinh viên, hướng dẫn làm bài tập. Sinh viên yếu sẽ có những sinh viên giỏi kèm cặp. Thư viện lớn để bạn tự do nghiên cứu. Đó là những gì mình ít nhận được khi học ở Việt Nam", Thảo Lâm (du học sinh tại Canada) nhận xét.
Bạn Phú Vinh (du học sinh tại Hàn Quốc) nói: "Điều kiện sống ở nước ngoài tốt hơn, dân trí cao, phúc lợi xã hội bình đẳng, an ninh xã hội tốt. Nếu được học bổng, bạn không phải lo lắng nhiều về tiền bạc".
Từ góc nhìn đó, nhiều bạn thừa nhận: "Đang sung sướng vậy thì việc về hay không về là băn khoăn có thật, nếu ai nói không băn khoăn là chưa nói thật lòng".
Nhiều du học sinh cho biết, họ đã chọn những ngành học đặc thù có thể ở lại làm việc tại nước ngoài. Bạn Lương Thị Thu Hằng (Trường Technische Universitt Darmstadt, Đức) bày tỏ: "Đa số sinh viên đi du học ở Đức thường chọn học chế tạo máy, điện - điện tử viễn thông hoặc công nghệ thông tin. Việc tốt nghiệp một ngành kỹ thuật với trình độ tiếng Đức nhuần nhuyễn sẽ có cơ hội xin được việc làm ở một công ty Đức rất cao, thậm chí được làm ở những công ty nổi tiếng như Siemens, Bosch, Volkswagen, BMW... với mức lương tốt là có thể".
Bên cạnh đó, môi trường sống ở những nước phát triển như Đức rất tốt, an sinh xã hội cao, dịch vụ y tế tốt, an ninh cao... cũng là động lực để người ta đến rồi ở lại.
Du học giống một khoản đầu tư kinh doanh và cần phải sinh lời. Chính vì lẽ đó, một số du học sinh cũng mong muốn làm việc tại nước ngoài để cải thiện mức sống sau này.
"Khi học xong về nước, lương sẽ không cao như ở nước ngoài. Ví dụ, học bốn năm hết hơn 100.000 USD, chưa tính các khoản chi phí khác. Trong khi đó nếu về Việt Nam, mỗi tháng nhận lương vài triệu đồng thì biết bao giờ mới gỡ vốn. Dù sao ở nước ngoài làm công việc bình thường với mức lương trung bình thì cũng đỡ hơn rất nhiều", Thảo Lâm nêu.
Bạn Đ.T.Q.B. (du học sinh tại Mỹ) băn khoăn: "Mình sợ về Việt Nam gặp phải chuyện "con ông cháu cha", muốn thăng chức thì phải có "ô dù". Trong khi đó ở nước ngoài thì lên theo năng lực, không ai ganh ghét nhau mà luôn hoạt động theo nhóm để phát triển".
Đối với Lê Thị Tố Linh, vừa tốt nghiệp chuyến du học bốn năm tại Singapore, rõ ràng môi trường tại Singapore năng động, hiệu quả và chuyên nghiệp.
"Khi về nước, làm việc chung với mọi người có thói quen "nước đến chân mới nhảy" và tất nhiên sản phẩm cuối cùng luôn không được hài lòng như mong muốn khiến tôi khó chịu", Linh chia sẻ.
Hơn nữa, theo Linh, đi du học rồi về hay ở không ảnh hưởng gì đến tình yêu đất nước vì các bạn tạo ra giá trị ở nước ngoài nhưng dùng những giá trị ấy đóng góp cho nước nhà (từ thiện, giới thiệu công ăn việc làm cho những người đồng hương có tài...) thì cũng chẳng khác những bạn ở Việt Nam làm việc.
Các nước cũng ràng buộc du học sinh
Không chỉ riêng Việt Nam, nhiều nước trên thế giới cũng cấp học bổng cho học viên đi du học nước ngoài kèm nghĩa vụ quay về làm việc tại quê hương sau khi hoàn thành chương trình học.
Hội đồng Anh (British Council) và Cơ quan Trao đổi hàn lâm Đức (DAAD) từng công bố một báo cáo về các chương trình học bổng du học ở 11 nước, gồm: Việt Nam, Brazil, Trung Quốc, Ai Cập, Ấn Độ, Indonesia, Kazakhstan, Mexico, Pakistan, Nga và Saudi Arabia.
Báo cáo khảo sát phương pháp mà chính phủ các nước thực hiện để khuyến khích sinh viên nước họ đi du học, đồng thời phân tích động lực và lý do các nước làm như vậy, cũng như những tác động mang lại. Tài liệu cũng cung cấp một góc nhìn rộng hơn về chính sách, phạm vi, cơ chế, mục tiêu và tác động của các chương trình này.
Bà Laura E. Rumbley, Phó giám đốc Trung tâm giáo dục đại học quốc tế của Đại học Boston (Mỹ) - một trong những đơn vị thực hiện báo cáo trên, cho biết, các chương trình học bổng và điều khoản ràng buộc cụ thể ở các nước, bao gồm cả đề án 322 và 911 của Việt Nam cũng được thực hiện.
Báo cáo cho biết, người tham gia đề án 322 có nghĩa vụ quay trở về quê hương và làm việc ở các vị trí được Nhà nước phân bổ, trong khi đó đề án 911 yêu cầu người học quay về làm việc ở vị trí trước đây ít nhất hai năm và xuất bản ít nhất một bài báo học thuật.
Tương tự, nhiều quốc gia cũng có các chương trình học bổng với điều khoản ràng buộc đối với những người được cử đi học. Cụ thể, chương trình du học khoa học Brazil Scientific Mobility Program do Bộ Giáo dục và Bộ Khoa học - công nghệ và đổi mới Brazil quản lý yêu cầu học viên trở lại Brazil và ở lại trong thời gian ít nhất bằng với thời gian đi học ở nước ngoài.
Chương trình OSS-II của Pakistan quy định học viên phải có nghĩa vụ về làm việc ở nước nhà 5 năm. Các chương trình học bổng khác chủ yếu yêu cầu học viên về nước làm việc tại vị trí cũ trước khi đi học hoặc làm việc ở quê hương ít nhất hai năm. Chương trình CONACYT của Mexico buộc học viên phải trả lại học phí nếu không chịu về nước sau khi học xong.
Theo báo cáo, bản thân người nhận học bổng được hưởng nhiều quyền lợi như tiếp thu thông tin chất lượng cao, nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng mới, mở rộng mạng lưới và triển vọng nghề nghiệp.
Ở cấp quốc gia, lợi ích có thể nhìn thấy được là sự phát triển về mặt nhân lực, đó là việc những người trở về có thể áp dụng các kiến thức và mạng lưới công việc họ có được trong quá trình đi học nước ngoài để cải thiện công việc ở nước mình.
Theo Vân Trúc - Diệu Nguyễn/Tuổi Trẻ
Du học Nhật không nhất thiết phải biết tiếng Nhật Bạn ôm giấc mơ du học Nhật để khám phá văn hóa độc đáo của đất nước hoa anh đào? Bạn vẫn e ngại vì phải học tiếng Nhật mới có thể du học Nhật? Nếu tiếng Nhật là trở ngại với bạn thì từ giờ hãy an tâm, vì các trường đại học Nhật đã có nhiều chương trình dạy bằng tiếng...