Du học sinh Việt được Chính phủ hoàng gia Anh đưa vào diện “tài năng trẻ đặc biệt”
Với đam mê nghiên cứu khoa học của mình, TSKH Lê Hoàng Anh đã được Chính phủ hoàng gia Anh đưa vào diện “tài năng trẻ đặc biệt”.
Có niềm đam mê đặc biệt với nghiên cứu khoa học
Sinh ra trong một gia đình có truyền thống về nghề y, bố là BSCKII, Phó Giám đốc Bệnh viện Xây dựng Lê Hữu Nghị, nên từ nhỏ tiến sĩ khoa học (TSKH) Lê Hoàng Anh (SN 27/2/1995, tại Hà Nội) đã được thừa hưởng những tố chất của một người thầy thuốc.
Lớn lên, niềm đam mê nghiên cứu khoa học, nghiên cứu về các tế bào gây ung thư càng ngấm vào máu của chàng trai trẻ, cứ thế Lê Hoàng Anh miệt mài tích luỹ cho mình những kiến thức nghiên cứu mà không phải ai ở tuổi của anh cũng có thể làm được.
TSKH Lê Hoàng Anh được Chính phủ hoàng gia Anh đưa vào diện “tài năng trẻ đặc biệt.
Theo lời chia sẻ của ông Lê Hữu Nghị, Lê Hoàng Anh từng học trường chuyên đại học Khoa học tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội, học hết lớp 11 (năm 2012) Lê Hoàng Anh đi du học tại trường Beleybi (London) một năm.
Một năm sau, Lê Hoàng Anh thi vào trường đại học Bristol và làm nghiên cứu sinh với học bổng toàn phần (40.000 bảng/ năm) của Chính phủ hoàng gia Anh cấp liên tục trong 4 năm (cả thế giới chỉ có 4 học sinh đoạt học bổng toàn phần/ 2000 ứng viên).
TSKH Lê Hoàng Anh làm nghiên cứu sinh tại Glasgow – Scotland – Vương quốc Anh.
“Khi con giành được học bổng toàn phần mà cả thế giới chỉ có 4 học sinh được nhận, là một người cha tôi rất vui và tự hào về con. Tôi luôn động viên con phải cố gắng học tập, nghiên cứu để là một người có ích cho xã hội”, ông Lê Hữu Nghị chia sẻ.
Khám phá về hiện tượng di căn và tạo khối ung thư
Video đang HOT
Từ những bước đệm trên cùng những nỗ lực phi thường, kiên trì sau hàng ngàn thí nghiệm trong phòng Lab, cuối năm 2020, TSKH đã phát hiện hiện tượng âm bào trong quá trình di căn, quá trình xâm lấn và tạo khối u trong ung thư.
TSKH Lê Hoàng Anh và Bố- ông Lê Hữu Nghị rất thân thiết, thường hay trao đổi về y khoa cùng nhau.
Công trình nghiên cứu của TSKH Lê Hoàng Anh đã được tạp chí khoa học sinh học nổi tiếng của Vương quốc Anh đăng tải và công bố (JCB).
Theo đó, trong hàng nghìn thí nghiệm, quan sát ghi chép, sao chụp Lê Hoàng Anh đã phát hiện một loại Protein tế bào lúc ẩn lúc hiện gọi là hiện tượng “âm bào” , ký hiệu khoa học là CYRI-A ( Fam 49A). CYRI-A có chức năng quan trọng trong điều chỉnh quá trình “ăn uống” của tế bào ung thư. Đây là một khám phá rất quan trọng đối với việc di căn, tiêu diệt tế bào thường, tạo xâm lấn của khối ung thư và quá trình hình thành khối u của ung thư.
Trước đó, TSKH Lê Hoàng Anh và nhóm nghiên cứu đã khám phá được một loại Protein khác, gọi là: CYRI-B (Fam 49 B), loại Protein này có chức năng chính trong di cư của tế bào ung thư (hiện tượng di căn).
Là một người công tác trong ngành y, ông Lê Hữu Nghị cho biết trong tế bào ung thư, việc khám phá được CYRI-A rất cần thiết đối với việc điều chỉnh một bộ phân tử khác gọi là integrin, rất quan trọng cho việc di căn của ung thư. Các tế bào không có Protein CYRI có hàm lượng tích hợp cao hơn trên bề mặt, khiến chúng kết dính hơn và làm xâm lấn các mô địa phương.
BSCKII, Phó Giám đốc Bệnh viện Xây dựng Lê Hữu Nghị tự hào về con trai.
TSKH Lê Hoàng Anh đã phát hiện hiện tượng tích hợp có thể được nhìn thấy trên các CYRI-A. Khi chặn quá trình integrin (quá trình uống tế bào) bằng các chất ức chế thì sẽ làm ngừng khả năng xâm lấn và hiện tượng di căn của tế bào ung thư. Nói một cách khác: khám phá quan trọng này là sự phát hiện bản chất (gốc) quá trình di căn, quá trình xâm lấn và quá trình tạo khối ung thư và cách ngăn chặn quá trình integrin (uống tế bào).
Với khám phá quan trọng này sẽ trả lời câu hỏi về cách các tế bào điều chỉnh quá trình Macropinocytosis (giống bộ xương người trong di chuyển của tế bào ung thư) và phát hiện quá trình tích hợp tế bào ung thư và hoạt động di căn của ung thư.
Đây là một phát hiện rất mới và đi gần tới đích của việc ngăn chặn quá trình xâm lấn, di căn và tạo khối u ung thư.
Với những phát hiện mới này Quỹ Wellcome Strust đã tiếp tục giành giải thưởng cho TSKH Lê Hoàng Anh 300.000 bảng Anh cho phần nghiên cứu tiếp theo có sự tham gia của các nhà khoa học ĐH College London (UCL- ĐHQGTH London – Anh quốc) và ĐH Bristol trong 4 năm tới. Chính phủ hoàng gia Anh đã nhanh chóng đưa TSKH Lê Hoàng Anh vào diện “tài năng trẻ đặc biệt”.
Ngoài ra, từ những thành tích đáng nể đó, đầu năm 2022, TSKH Lê Hoàng Anh được về công tác tại trường ĐH UCL (University College London) – Đại học tổng hợp London.
Nói thêm về những thành quả mà con đạt được, ông Lê Hữu Nghị mong con tiếp tục giữ vững niềm đam mê, cố gắng, kiên trì cùng các nhà khoa học đi tới tận cùng của vấn đề điều trị ung thư.
Cùng chúc cho những nghiên cứu khoa học sắp tới của TSKH Lê Hoàng Anh thành công, là nguồn cảm hứng cho du học sinh Việt Nam trên con đường tiếp cận với tri thức khoa học trên toàn thế giới.
Trường học giảm tiết dạy trực tuyến xuống còn 30 phút
Nhằm hạn chế tiếp xúc nhiều với máy tính và phát huy tính tự học của học sinh, trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên giảm tiết học xuống 30 phút.
Đầu tháng 11, trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, thông báo áp dụng lịch học mới với 30 phút mỗi tiết (thay vì 45 phút theo thời khóa biểu cũ) và nghỉ 5 phút giữa hai tiết. Mỗi buổi, học sinh học 4-5 tiết.
Tiến sĩ Lê Công Lợi, Hiệu trưởng THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên, cho hay việc thay đổi lịch học dựa trên cơ sở quan sát thực tế, mong muốn phát huy sự chủ động, tự học của học sinh, đồng thời giảm thời lượng tiếp xúc với máy tính, đảm bảo sức khỏe cho các em và hướng tới hiệu quả của việc học.
Thay vì 'ôm' máy tính suốt bốn tiếng liên tục, học sinh THPT chuyên Khoa học Tự nhiên hiện chỉ học từ 7h đến 10h25 buổi sáng. Ảnh: Facebook Trường THPT chuyên Khoa Học Tự Nhiên
Học online phụ thuộc nhiều vào cơ sở hạ tầng, đặc biệt là thiết bị học của học sinh, thiết bị dạy của giáo viên và đường truyền mạng. Khác với học trực tiếp, học online khiến việc tương tác khó khăn, thầy cô cũng khó kiểm soát học sinh trong lớp. Học trực tuyến kéo dài cũng làm các em chán nản, học không hiệu quả. Nhiều em có khả năng tập trung kém, dễ xao nhãng khi học trong không gian một mình ở nhà.
Theo thời khóa biểu cũ, học sinh bắt đầu học từ 7h đến 11h10. Một số em phải học tăng cường nâng cao để thi học sinh giỏi vào buổi chiều. Nếu duy trì thời khóa biểu đó, ít nhất ngày nào các em cũng có liên tục bốn tiếng hoặc hơn phải theo dõi máy tính.
"Qua hai tháng học, chúng tôi phát hiện hiệu quả và sức khỏe của học sinh bị ảnh hưởng. Một số bạn trong quá trình học nhiều với máy tính mất đi sự tích cực khi tương tác với các bạn khác hoặc thầy cô. Vì thế, chúng tôi đã cân nhắc nhiều giải pháp", tiến sĩ Lợi nói.
Hồi tháng 9, trường từng thử nghiệm điều chỉnh tiết học 45 phút, ra chơi 5 phút xuống còn học 40 phút và ra chơi 10 phút nhưng thấy chưa hiệu quả. Thời gian nghỉ giữa giờ nhiều, học sinh vẫn có thể ôm máy tính. Do đó, trường tiếp tục giảm xuống 30 phút học và 5 phút ra chơi để thời gian học sinh dùng thiết bị điện tử rút xuống.
Trong 30 phút, thầy cô chủ yếu trao đổi, hướng dẫn học, còn 15 phút sẽ dành cho các em tự học.
Sau khi giảm thời gian học trực tuyến, hiện học sinh bắt đầu lúc 7h và kết thúc lúc 10h25. "Thời gian trống buổi trưa để các em thoát ly khỏi việc bắt buộc phải sử dụng máy tính", thầy Lợi cho hay.
Việc điều chỉnh này buộc các thầy cô phải sáng tạo, đổi mới cách dạy, bài giảng cô đọng, đắt giá hơn. Tuy nhiên theo thầy Lợi, các giáo viên của trường có chuyên môn vững và kỹ năng sư phạm tốt nên thích nghi nhanh với sự thay đổi.
Sau 2-3 tuần thử nghiệm và có kiểm tra đánh giá, nếu việc giảm tiết học xuống 30 phút vẫn chưa hiệu quả, trường sẽ thử nghiệm phương án "đục lỗ", tuần này học, tuần sau nghỉ.
Theo tiến sĩ Lợi, phương án giảm giờ học trực tuyến khó áp dụng ở các trường trung học phổ thông bình thường do chất lượng học sinh không đồng đều. Trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên thử nghiệm cách này dựa trên hai yếu tố: đội ngũ giáo viên sẵn sàng thay đổi và học sinh có sẵn thói quen tự học. Học sinh cần có thời gian để thẩm thấu kiến thức và tư duy. Nếu các em chưa có khả năng tự học mà trường giảm tiết học như vậy thì chất lượng học sẽ giảm theo.
"Đặc thù của học sinh chuyên là tiếp cận với việc tự học sớm hơn so với học sinh phổ thông bình thường. Học sinh chuyên có năng lực tiếp thu kiến thức nhanh, ý thức tốt và tự học hiệu quả. Đó là cơ sở khiến chúng tôi mạnh dạn thay đổi", thầy Lợi chia sẻ.
Tuy nhiên, để việc thay đổi này có kết quả, nhà trường cần sự hợp tác từ phụ huynh. Giáo viên nỗ lực nhưng phụ huynh cũng cần quan tâm đến con hơn bằng cách đầu tư thiết bị và nâng cấp đường truyền tốt.
'Những điều trông thấy' khiến sinh viên Việt bớt sợ dịch tại Mỹ Từng lo lắng đến mức không dám rời khẩu trang, nhất là khi tiếp xúc với bạn học nhiễm Covid-19, Dương dần yên tâm khi chứng kiến cách tổ chức trường học tại Mỹ. Giữa tháng 8, Hà Hải Dương, 18 tuổi, cựu học sinh THPT chuyên Khoa học Tự nhiên (Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội),...