Du học sinh Trung Quốc “vỡ mộng” khi trở về nước
Trong hơn 40 năm kể từ khi bắt đầu mở cửa, Trung Quốc có tổng cộng 3,13 triệu sinh viên, tương đương 83,73% sinh viên Trung Quốc tốt nghiệp ở nước ngoài trở về nước làm việc. Tuy nhiên, những tài năng được gọi là “haigui” ( du học sinh) hiện đang mất dần lợi thế so với những sinh viên được đào tạo trong nước.
Trở về trong hụt hẫng
Peter Chen, một sinh viên đến từ tỉnh Vân Nam, tốt nghiệp cử nhân và thạc sĩ chuyên ngành khoa học máy tính ở nước ngoài đã quyết định trở về Trung Quốc đại lục để làm việc.
Từ khi về nước, con đường sự nghiệp của Chen trở nên u ám hơn. Sau thất bại ở những lĩnh vực thế mạnh như lập trình ứng dụng du lịch tại một liên doanh khởi nghiệp, Chen dành ra một năm để tự học kỹ thuật xe tự vận hành trước khi tìm được việc làm tại một trong những công ty công nghệ hàng đầu Trung Quốc.
Nhưng Chen vẫn không nhận được mức lương xứng đáng khi thường xuyên phải làm việc 13 giờ/ngày với mức lương không cao. Mức lương hàng tháng của anh thấp hơn một nửa so với những gì anh mong đợi. Trong nhóm của Chen, có 30 người thì chỉ có 5 người đi du học, còn lại là sinh viên tốt nghiệp tại địa phương.
Sự thay đổi của thị trường việc làm trong nước khiến nhiều du học sinh Trung Quốc phải chật vật tìm kiếm công việc sau khi trở về. (Nguồn: Báo Đất Việt)
Giống như Chen, Kimi Fei trở về Thượng Hải vào tháng 8 năm ngoái sau khi lấy bằng Thạc sĩ ngành Quản trị Kinh doanh (MBA) từ Trường Kinh doanh Stephen M Ross tại Đại học Michigan (Mỹ). Có trong tay tấm bằng danh giá, Fei được nhiều công ty đa quốc gia tại nước ngoài chào đón nhưng cô lại quyết tâm trở về nước.
Sự thay đổi của thị trường việc làm trong nước nhanh chóng làm Fei thất vọng khi cô không thể tìm được công việc phù hợp tại Thượng Hải. Cô buộc phải chấp nhận vị trí cộng tác viên đầu tư chiến lược tại một tập đoàn đa quốc gia.
“Những năm trước, các công ty bất động sản Trung Quốc như Huaxia Happiness hay Vanke đã chi rất nhiều tiền cho việc thu hút sinh viên MBA từ các trường kinh doanh Mỹ. Một, hai năm trở lại đây, số lượng tuyển dụng ngày càng ít đi”, Kimi Fei than thở.
Theo dữ liệu từ Bộ Giáo dục Trung Quốc, trong năm 2017, có hơn 480 nghìn nghìn sinh viên Trung Quốc trở về nước sau khi đi du học. Đây là con số kỷ lục và tăng 11,19% so với năm 2016. Trong số này, gần một nửa sinh viên có bằng thạc sĩ trở lên, cao hơn 14,9% so với con số năm 2016.
Kể từ năm 1978, khi Trung Quốc bắt đầu mở cửa, đã có tổng cộng 3,13 triệu “haigui” tương ứng với 83,73% sinh viên Trung Quốc tốt nghiệp ở nước ngoài trở về nước.
Tương lai mịt mờ
Video đang HOT
Sự thất vọng của Peter Chen hay Kimi Fei phản chiếu tâm tình của nhiều người trong số hàng trăm nghìn người đã trở về Trung Quốc sau thời gian học và làm việc ở nước ngoài mỗi năm.
Khảo sát gần đây với hơn 2.000 người trở về như vậy tại Bắc Kinh cho thấy, khoảng 80% cho biết, lương của họ thấp hơn kỳ vọng, với khoảng 70% nói rằng, công việc họ đang làm không phù hợp với kinh nghiệm và kỹ năng được học.
“Những người trở về từ ngoại quốc đang nhìn thấy khoảng cách rộng giữa thu nhập và kỳ vọng”, báo cáo công bố hồi tháng 8/2018 do Trung tâm Trung Quốc và Toàn cầu hóa thực hiện nhận định.
Trong một cuộc khảo sát của trang web tuyển dụng Liepin.com công bố hồi tháng 1 cho thấy, 80% người trở về vào năm 2018 dự kiến mức lương hàng năm trên 200.000 Nhân dân tệ (khoảng 29.652 USD). Tuy nhiên, hơn một nửa số du học sinh được hỏi cho biết, họ kiếm được ít hơn 100.000 Nhân dân tệ, cho thấy thực tế du học sinh trở về từ nước ngoài đang mất dần lợi thế so với các sinh viên được đào tạo trong nước.
Trung Quốc hiện là nước có số học sinh, sinh viên du học đông nhất thế giới. (Nguồn: SGGP)
Aurelien Rigard, người đồng sáng lập công ty công nghệ IT có trụ sở tại thành phố Thượng Hải chia sẻ: “Một vài năm trước tôi vẫn đánh giá cao những du học sinh được đào tạo tại nước ngoài. Giờ thì tôi đã thay đổi. Tôi nhận thấy, chất lượng đào tạo của các sinh viên địa phương cũng không thua kém”.
“Phía công ty không có chế độ đãi ngộ nào khác biệt cho những nhân lực từ nước ngoài trở về như tôi dù ngoại ngữ và kỹ năng giao tiếp là một lợi thế”, Chen tâm sự.
Chu Zhaohui, một nhà nghiên cứu cao cấp tại Viện Giáo dục quốc gia Trung Quốc cho biết, các kinh nghiệm học thuật quốc tế từng được đánh giá cao, do trước kia chỉ các sinh viên ưu tú nhất mới có thể giành chỗ tại các đại học nước ngoài.
Nhưng hiện nay, với việc ngày càng nhiều người đi du học tự túc, nhóm ưu tú này đã bị pha loãng giá trị của mình. “Rất nhiều sinh viên được gửi ra nước ngoài chỉ vì cha mẹ có tiền. Họ tạo nên sự khác biệt lớn về sự chăm chỉ, thông minh, kỹ năng xã hội…”, ông nói.
Không chỉ có sinh viên tốt nghiệp, thị trường lao động cạnh tranh khốc liệt cũng đang tạo ra nhiều thách thức cho người nước ngoài tại Trung Quốc. Một báo cáo thực hiện bởi Linkedln và Bain & Company vào tháng 12/2018 cho thấy, 40% các lãnh đạo doanh nghiệp đã bắt đầu công việc từ một công ty địa phương, sau đó mới chuyển sang một công ty đa quốc gia.
Khánh Linh
Theo SCMP
Cuộc sống của sinh viên nước ngoài tại Triều Tiên
Hành trình du học Triều Tiên không hề đơn giản. Cuộc sống tại đất nước được cho là bí ẩn nhất thế giới nhanh chóng khiến cậu sinh viên người Australia thấy mọi nỗ lực đều đáng giá.
Tháng 4/2018, anh chàng 29 tuổi người Australia, Alek Sigley, bắt đầu học thạc sĩ ngành Văn học tại ĐH Kim Il Sung, Triều Tiên. Cuộc sống tại đất nước được cho là bí ẩn nhất thế giới nhanh chóng thu hút Alek.
Là người phương Tây, hành trình du học Triều Tiên của Alek không đơn giản. Anh mất hai năm để thuyết phục trường Kim Il Sung nhận mình. Đến nay, anh là một trong số 3 sinh viên phương Tây ít ỏi của trường.
Trong quá trình du học Trung Quốc, anh gặp gỡ một số sinh viên và muốn tìm hiểu về bán đảo Triều Tiên. Anh chàng chuyển sang học Hàn ngữ, sau đó tiếp xúc sinh viên Triều Tiên học ở đây theo diện trao đổi.
Sau hai năm rưỡi học Ngôn ngữ và Văn học ở Hàn Quốc, Alek Sigley bắt đầu hứng thú với điện ảnh và văn học Triều Tiên. Anh chàng phương Tây quyết định sang Bình Nhưỡng, học thạc sĩ tại ĐH Kim Il Sung.
Con đường du học bắt đầu từ các chuyến du lịch. Trước khi trở thành du học sinh tại Triều Tiên, Alek đến nước này 10 lần. Anh cũng liên tục gửi thư qua lại để trường hiểu, tin tưởng và nhận mình.
Sau khi trúng tuyển, Alek dọn vào ở ký túc xá cùng các bạn học bản địa. Quá trình hòa nhập không mấy khó khăn. Anh nhận thấy bạn cùng phòng là người tò mò nhưng nói chuyện khá thoải mái. Họ cùng nhau giải đáp những thắc mắc về đất nước của "đồng nghiệp".
Alek thường xuyên đến phòng gym của trường để rèn luyện thân thể. Tuy nhiên, anh gặp một chút bất tiện khi giữ liên lạc với bạn người Triều Tiên vì phải dùng mạng riêng, chỉ cho phép gọi điện với người nước ngoài hoặc thực hiện các cuộc gọi quốc tế. Khác với người Triều Tiên, du học sinh được dùng Internet nhưng chỉ truy cập một số trang nhất định.
Alek cũng không lo sợ bị giám sát vì anh luôn cẩn thận với những thứ mình đăng lên mạng và cố gắng tránh xa mọi rắc rối. Ngoài ra, anh cũng chịu khó tìm hiểu văn hóa Triều Tiên để tránh bất đồng xảy ra khi giao tiếp với người địa phương.
Là sinh viên, Alek có cuộc sống tự do hơn so với người nước ngoài du lịch đến Triều Tiên. Anh có thể đi tàu điện ngầm, taxi mà không cần người bản địa đi cùng như những du khách nước ngoài hay được phép đến các nhà ăn, cửa hàng thoải mái.
Tuy nhiên, Alek thường cùng hai du học sinh phương Tây khác tự mua đồ về nấu ăn cho hợp khẩu vị. Anh cho biết nhiều cửa hàng ở Bình Nhưỡng bán đồ nhập khẩu, bao gồm thực phẩm lẫn những hàng hiệu như nước hoa Chanel, giày Adidas.
Là sinh viên đầu tiên của trường đến từ phương Tây, Alek được giáo viên chú ý nhiều. Họ thường hỏi anh về Australia và Nhật Bản (vợ anh là người Nhật). "Các giáo viên rất tử tế và thân thiện. Tôi thích học ở đây", Alek chia sẻ.
Du học sinh người Australia cảm thấy Bình Nhưỡng là nơi tốt đẹp. Tháng 5/2018, Alek tổ chức hôn lễ ở thành phố này với người vợ Nhật Bản trước sự chứng kiến của bạn bè hai bên và người thân anh từ Australia.
Theo Zing
Các du học sinh Việt trưởng thành từ trường trung học St.Croix, Mỹ Vy Thảo, Hà My, Tuệ Phương, Minh Long và nhiều học sinh Việt Nam đều từng tốt nghiệp trường St. Croix Lutheran rồi nhận học bổng tại đại học Mỹ. Mỹ được nhiều người biết đến là một cường quốc về kinh tế, đạt tiến bộ vượt bậc về khoa học, kỹ thuật, công nghệ. Vì vậy, phần lớn du học sinh đến...