Du học sinh thất nghiệp sau khi ra trường: Chỉ học thôi chưa đủ!
Quá kỳ vọng và khả năng thích ứng kém là một trong những điểm yếu khiến nhiều du học sinh không xin nổi việc sau khi tốt nghiệp.
Bạn sắp sửa tốt nghiệp và đang loay hoay tìm cách để tránh bị thất nghiệp sau khi ra trường? Đặc biệt đối với những bạn đang sinh sống và học tập ở nước ngoài thì nỗi lo tìm việc sẽ còn đáng quan tâm hơn gấp bội với sự cạnh tranh công việc ở nước ngoài cũng như trong nước.
Điều này rất dễ hiểu, nếu các bạn có nguyện vọng trở về và tìm việc trong nước sau thời gian du học, bạn chắc chắn phải cần thời gian để thích nghi lại với thị trường việc làm trong nước, cũng như làm quen lại với môi trường làm việc.
Ngoài ra, vẫn còn một số nguyên nhân chủ quan khác khiến cho bạn khó tìm được công việc ổn định mặc dù bạn trở về sau thời gian học tập tại các trường thuộc Top ở Mỹ, Anh, Úc, Singapore…
Ảnh minh họa
2 nguyên nhân chủ quan khiến du học sinh khó tìm được việc sau khi trở về:
‘ Cái tôi’ quá cao là trở ngại lớn nhất của du học sinh sau khi về nước:
Du học sinhvề nước thường ‘ảo tưởng sức mạnh’ cho rằng mình phải làm được vị trí này nọ, kiểu như ‘Tôi đi hoc ơ Tây vê, tôi co cả kho kiên thưc chuyên môn hang đâu vê linh vưc tôi đang theo đuôi, tôi co kinh nghiêm thưc tâp ơ cac công ty lơn bên kia… vi thê lương cua tôi phai gâp 2, gâp 3 lân nhân viên binh thương ơ đây.’… Và còn hằng hà sa số những ‘đặc cách trên trời’ mà các bạn tự tưởng tượng ra dành cho mình, dành cho một du học sinh.
Để rồi khi không được nhận làm việc ở đâu, các bạn lại đâm ra mặc cảm với chính bạn bè của mình, những người học Đại học trong nước hay chỉ có bằng Cử nhân, nhưng đã có công việc ổn định và thăng tiến ào ào. Trong khi đó thì mình vẫn ì ạch đi xin việc.
Quá kỳ vọng và khả năng thích ứng kém sẽ khiến bạn rất dễ nản và nhanh chóng bỏ cuộc!
Ảnh minh họa
Lương thấp, trong khi chi phí du học đã bỏ ra quá cao:
Nếu bạn vẫn tiếp tục so sánh đồng tiền Việt Nam với đồng tiền nước ngoài, bạn sẽ còn thất nghiệp dài dài!
Video đang HOT
Với mức lương 8 -10 triệu/ tháng thì hoàn toàn không thấm thía vào đâu so với số tiền đã bỏ ra trong suốt 4 -5 năm học tập ở xứ người, điều này sẽ rất dễ khiến bạn chán nản. Ai cũng hiểu cả, nhưng vấn đề ở đây bạn cần phải so sánh thêm về mức sống giữa hai đất nước và đừng vội phán xét.
Hơn nữa, phải nhìn nhận vào thực tế rằng, so với sinh viên tốt nghiệp ở Việt Nam, du học sinh kém lợi thế hơn hẳn trên sân nhà. Kinh nghiệm không bằng, mức độ hiểu thị trường ít ỏi… nhưng cứ đòi lương cao gấp 2, gấp 3 sinh viên trong nước thì ai nhận các bạn vào làm!
Vậy, làm sao để tránh thất nghiệp sau khi du học về?
Việc đầu tiên bạn cần làm để tránh vấn đề ai cũng muốn tránh này là, hãy thay đổi suy nghĩ của mình, sống tích cực và không ngừng học hỏi.
Còn dưới đây là vài gợi ý có thể sẽ hữu ích để bạn áp dụng trong quá trình xây dựng kiến thức và tìm kiếm một công việc mơ ước!
Ảnh minh họa
1. Làm công việc bạn muốn làm sau này trong thời gian còn đi học
Tích lũy kinh nghiệm làm việc cho bạn từ những công việc bán thời gian đơn giản nhất. Đừng chờ đến khi đi thực tập mới bắt đầu làm quen với môi trường làm việc, như vậy có lẽ hơi trễ hơn so với các bạn khác đấy!
2. Nên biết vị trí mình đang ở đâu!
Bạn nên nhớ rằng, không có một sự ưu tiên nào khi bạn là cựu du học sinh đi xin việc!
Người có năng lực thực sự là người có thể tự đánh giá được năng lực của bản thân mình. Có lẽ hơi trừu tượng, nhưng điều này chỉ muốn nói với bạn rằng đừng vội vàng từ chối những cơ hội công việc đến với bạn chỉ vì việc đó không cho bạn cơ hội được áp dụng những gì bạn học, hoặc mức lương trung bình không như bạn mong đợi.
3. Luôn theo dõi thị trường việc làm trong nước
Nếu kế hoạch của bạn là trở về sau khi tốt nghiệp ở nước ngoài, đừng lơ là những gì đang diễn ra đối với thị trường việc làm trong nước trong suốt thời gian du học. Đó là lời khuyên chân thành!
Với thời buổi công nghệ hiện đại như ngày nay, thật dễ dàng để bạn có thể tìm kiếm thông tin trong nước qua các bài báo online, các hội nhóm trên mạng xã hội, thông qua bạn bè và người thân… Nếu tất cả đã có sẵn cho bạn, đừng bỏ qua cơ hội!
4. Thích ứng với những khác biệt
Cũng như trước kia khi bạn đi du học, bạn cũng đã phải mất một thời gian để thích nghi với môi trường sống mới, thì bây giờ khi bạn bạn trở về, bạn cũng nên tập làm quen với những thay đổi diễn ra trên đất nước của mình.
Hãy học cách thích nghi với việc ’shock văn hóa ngược’ bằng cách gặp gỡ và nói chuyện với những người bạn cũng đã từng du học như bạn, giữ liên lạc với những bạn ở nước ngoài, kể cho họ nghe về những thay đổi tại quốc gia của bạn… Hãy vượt qua nó!
5. Không ngừng xây dựng mối quan hệ dù cho bạn đang ở nước ngoài
Luôn giữ liên lạc với những người bạn, họ sẽ là ‘cầu nối’ để bạn có thể mở rộng networking của mình dù cho bạn đang ở nước ngoài. Và ai biết được, trong số những contacts bạn có được sẽ là quản lý của một công ty lớn, những nhà kinh doanh đang có ý tưởng khởi nghiệp… Và có thể bạn sẽ trở thành một thành viên trong công ty của họ sau khi về nước.
Trở về nước sau khi du học và tham gia vào thị trường lao động trong nước có thể là một thử thách lớn cho bạn. Cho nên, việc quan trọng là bạn lên kế hoạch như thế nào trước khi trở về. Thư giãn đi, vì trở về quê hương của mình lúc nào cũng tuyệt vời nhất, phải không nào?
Theo baodatviet
Cụu sinh viên Harvard chia sẻ nguyên nhân vì sao du học sinh Việt Nam du học trường top về nước vẫn thất nghiệp
Để du học thành công, học sinh thường cần có những nền tảng cơ bản, từ khả năng ngôn ngữ tới khả năng tư duy độc lập cũng như sự trưởng thành.
Sau những bài viết tranh cãi về chuyện du học sinh tốt nghiệp trường top ở nhiều quốc gia trên thế giới nhưng về nước vẫn thất nghiệp, chúng tôi xin gửi tới bạn đọc quan điểm của chị Cao Phương Hà - người đã có 14 năm học tập và làm việc ở nước ngoài và giờ đang làm trong lĩnh vực giáo dục ở Việt Nam về vấn đề vì sao nhiều bạn trẻ Việt có bằng cấp trường top ở nhiều quốc gia về nước vẫn thất nghiệp.
CAO PHƯƠNG HÀ
1995 - 1998: Học trường chuyên Hanoi - Amsterdam
1998 - 2000: Học A levels ở bên Anh
2000 - 2004: Học bổng học ở Đại học nữ sinh Smith College, Massachusetts Mỹ
2004 - 2008: Làm chuyên viên tư vấn tài chính và chính sách cho chính phủ và các tập đoàn của Mỹ
2008 - 2010: Học thạc sỹ quản trị kinh doanh đại học Harvard
2010-2012: Làm chuyên viên tư vấn cho Ngân hàng thế giới (World Bank) tại Bắc Kinh
2012 - 2014: Giám đốc quốc gia Jobstreet Việt Nam
2014 - Hiện tại: Tổng giám đốc tổ chức giáo dục quốc tế EF Education First tại Việt Nam
Du học vẫn là chủ đề quan tâm hàng đầu của nhiều phụ huynh và học sinh vì sự đầu tư vào giáo dục là đầu tư đáng giá nhất. Nhiều câu chuyện thành công từ du học thật sự truyền cảm hứng cho các bạn trẻ Việt Nam và số lượng sinh viên du học tăng theo từng năm từ thống kê của Lãnh sự quán các nước. Nhiều bạn đã tìm được bản thân mình sau những chuyến đi, được tiếp cận với nền giáo dục hiện đại, kết bạn quốc tế và mở ra tương lai nghề nghiệp như mong đợi.
Vậy ai đi du học cũng sẽ tốt hơn? Tuy chưa có số liệu thống kê chính xác từ các tổ chức giáo dục quốc tế và các trường ở nước ngoài, nhưng thông qua các buổi chia sẻ từ các đại diện trường quốc tế, tỉ lệ học sinh - sinh viên chán học, học không theo kịp, bỏ học hay quay về nước chiếm tỉ lệ không nhỏ. Và theo thông tin từ các công ty tuyển dụng thì rất nhiều bạn sinh viên tốt nghiệp với bằng cấp quốc tế nhưng không hài lòng với công việc cũng như không đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng là có, và con số không phải là ít.
Vậy, làm thế nào để du học và thành công? Để du học thành công, học sinh thường cần có những nền tảng cơ bản, từ khả năng ngôn ngữ tới khả năng tư duy độc lập cũng như sự trưởng thành. Nếu những nền tảng cơ bản này chưa đủ thì việc đi du học sẽ có nhiều hạn chế. Trong thực tế, có nhiều cách du học khác nhau phù hợp với các đối tượng khác nhau.
Nếu bạn đã sẵn sàng cả về khả năng ngôn ngữ, khả năng học thuật và khả năng tiếp nhận với môi trường mới, du học truyền thống 4 năm có thể phù hợp với bạn. Còn nếu bạn còn hạn chế trong giao tiếp, trong khả năng phản biện hay chỉ là chưa chắc chắn về con đường của mình sau này, Gap Year sẽ có thể là sự lựa chọn phù hợp hơn với bạn.
Ở các nước phát triển trên thế giới, có một thực tế là đất nước càng phát triển, tỷ lệ du học truyền thống càng ít đi. Các bạn thích học đại học trong nước. Tuy nhiên, để đảm bảo khả năng ngôn ngữ và giao tiếp văn hóa cho công việc và cuộc sống sau này, các bạn vẫn cần đi du học để mở mang đầu óc và trải nghiêm, đồng thời nâng tầm ngôn ngữ và văn hóa. Xu thế Gap year là xu thế chung toàn cầu. Tùy thuộc vào trình độ tiếng Anh và khả năng hòa nhập ban đầu, học viên sẽ lựa chọn những khóa học cho phù hợp. Nếu tiếng Anh của bạn đã tốt và chỉ cần nâng cao thêm nữa về hiểu biết văn hóa quốc tế, bạn có thể đi học khóa du học ngôn ngữ ngắn hạn 4-8 tuần. Nếu tiếng Anh chưa tốt, và cũng cần nhiều thời gian hơn để học cách giao tiếp, khả năng tư duy độc lập, và hiểu biết văn hóa, thì thường các bạn sẽ cần 1 khóa học ít nhất 6-9 tháng.
Ở các nước phát triển trên thế giới, tỷ lệ du học truyền thống càng ít đi và các bạn đa phần sẽ chọn học Đại học trong nước. Tuy nhiên, để đảm bảo khả năng ngôn ngữ và giao tiếp văn hóa cho công việc và cuộc sống sau này, các bạn vẫn cần đi du học để trải nghiêm, nâng tầm ngôn ngữ và học hỏi văn hóa mới.
Các bạn có thể đi học bất kì quốc gia nào. Thời điểm đi học tốt nhất là sau tốt nghiệp trung học và trước đại học. Đây là thời điểm tuyệt vời các bạn khám phá thế giới, khám phá bản thân, nâng cao khả năng ngôn ngữ và văn hóa để khi bạn về nước, cho dù học ở đâu hay làm gì, bạn luôn có bên mình ngôn ngữ, văn hóa và hiểu biết toàn cầu. Khi quay lại học đại học Việt Nam bạn xác định tốt hơn mục đích cho việc học và công việc của mình.
Du học trải nghiệm là xu thế mới phù hợp với thời đại và sự phát triển của xã hội. Nó không chỉ trang bị mà còn giúp học viên tiết kiệm chi phí. Thay vì học 4 - 5 năm chỉ cần học có 6 tháng - 1 năm học.
Sau du học trải nghiệm, phụ huynh hãy để các bạn tự lựa chọn con đường của mình, đi du học tiêp hay quay về Việt Nam học đại học.
Với sự chuyển mình của giáo dục Việt Nam và đặc biệt là cấp đại học ngày càng mở, du học GAP year là 1 lựa chọn phù hợp cho rất nhiều các bạn học sinh vẫn muốn nâng cao trình độ khả năng quốc tế nhưng vẫn muốn giữ vững gốc rễ cội nguồn với thị trường lao động trong nước.
Theo Helino
Tiến sĩ Việt tại Anh: Du học về nước thất nghiệp là do bản thân kém cỏi, nghĩ mình đủ giỏi sao không tự mở công ty? Du học sinh cũng có người này người kia, không phải ai du học về nước, cầm tấm bằng nước ngoài cũng giỏi cả. Du học về nước thất nghiệp đâu phải chuyện mới, một là do bản thân kém cỏi, hai là do các nhà tuyển dụng không đáp ứng được yêu cầu của bạn, vậy thì tự tin mở công ty,...