Du học sinh: ‘Ở đâu con cũng sống được trừ ở gần bố mẹ’
Đó là tuyên bố có phần nổi loạn của cô gái cá tính Nguyễn Hoàng Thuỳ Dương – du học sinh Canada – trong buổi trò chuyện với các học sinh Chuyên ngữ.
Sáng 30/7, hàng trăm học sinh THPT Chuyên Ngoại ngữ (ĐH Ngoại ngữ, ĐHQG Hà Nội) có mặt tại hội trường Sunwah để lắng nghe những chia sẻ hữu ích của người đi trước – những bạn trẻ đã nộp đơn thành công vào các trường đại học các nước: Hà Lan, Nhật Bản, Canada, Anh, Mỹ.
CNN Conference 2016 là hội thảo được tổ chức thường niên bởi Global CNNers – tổ chức du học sinh Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ nhằm tạo cầu nối giữa các thế hệ học sinh CNN ở khắp nơi trên thế giới, cùng chia sẻ, giao lưu kinh nghiệm nộp hồ sơ, xin học bổng, trải nghiệm văn hoá, cuộc sống ở quốc gia du học.
Hội thảo thu hút hàng trăm học sinh THPT Chuyên ngữ tham dự.
Chia sẻ tại hội thảo, Hoàng Hữu Phong – nam sinh giành học bổng dự bị đại học Nhật Bản 150 nghìn yên/tháng chia sẻ, tình yêu với nước Nhật và dự định du học Nhật Bản của cậu đã nhen nhóm từ rất lâu khi thấy “đây đúng là xã hội mà mình mong muốn được học tập và sinh sống”.
Phong bắt đầu học tiếng Nhật từ khi bước vào lớp 10 và chỉ trong vòng 1 năm, cậu đã đạt trình độ N2 – một cấp độ đáng ngưỡng mộ trong thời gian ngắn. Với học bổng dự bị đại học, sau khi kết thúc chương trình phổ thông, Phong sẽ phải thi vào đại học Nhật giống như học sinh bản xứ – một thách thức không hề dễ dàng.
Trong khi đó, Ngô Hương Ly – tân sinh viên ĐH Tsukuba niên khoá 2020 lại chọn một lộ trình khác. Nếu như Hữu Phong nộp hồ sơ xin học bổng bằng tiếng Nhật thì Hương Ly chọn lợi thế tiếng Anh là “vũ khí” cạnh tranh.
Tuy nhiên, cô bạn cựu sinh viên ĐH Ngoại thương cho rằng, dù có nộp đơn bằng ngôn ngữ nào thì trong quá trình học tập ở đất nước này cũng nên học tiếng Nhật để tăng khả năng cạnh tranh.
“Các ngành như kỹ thuật, sinh học, công nghệ có nhiều học bổng lớn vì Nhật phát triển những ngành này nhất. Tuy nhiên, đây là những ngành khó học, đặc biệt với con gái” – Ly chia sẻ.
Ngô Hương Ly và Hoàng Hữu Phong – hai khách mời của phònghội thảo du học sinh Nhật Bản.
Cả hai khách mời ở nhóm Nhật Bản đều đồng ý rằng nên tỉnh táo khi chọn ngành, không nên chọn ngành mình không thích chỉ vì học bổng tốt.
Về việc chuẩn bị hồ sơ du học Nhật, Hương Ly cho biết các trường Nhật không quá quan trọng hoạt động ngoại khoá như các trường Anh, Mỹ, bài luận cũng đơn giản hơn rất nhiều. Còn theo Hữu Phong, trong vòng phỏng vấn, ứng viên nên chú ý hơn một chút tới thái độ và tác phong vì người Nhật vốn dĩ rất coi trọng lễ nghĩa.
“Không quá quan trọng hoạt động ngoại khoá không có nghĩa là không cần có bất cứ hoạt động gì. Bởi vì những hoạt động này là thứ định nghĩa mình là người như thế nào. Bạn không nhất thiết phải là lãnh đạo các dự án này kia, bạn có thể tham gia những hoạt động hướng nội theo đúng tính cách của mình, phù hợp với định hướng nghề nghiệp, con người mình và vẫn được đánh giá cao” – Ly chia sẻ.
Một điều cần chú ý với các ứng viên muốn du học Nhật là không nên rải hồ sơ quá nhiều, chỉ nên cô đọng ở 2-3 trường mình thích nhất, vì các trường Nhật thu phí hồ sơ khá cao.
“Thường thì 2-2,5 triệu mỗi trường, như trường của mình lên tới tận 4 triệu, và các trường Nhật đều yêu cầu nộp hồ sơ qua đường bưu điện, chứ không nhận qua email”.
Video đang HOT
Khác với không khí sôi động, ồn ã của nhóm du học Mỹ, những câu chuyện của nhóm Hà Lan được chia sẻ một cách trầm lắng và riêng tư hơn.
Đã có kinh nghiệm một năm học tập tại Hà Lan, Nguyễn Trần Hoàng Anh tiết lộ một số thông tin khá thú vị về con người, đất nước châu Âu này.
“Dân Hà Lan rất chăm chỉ. Có thể có những bạn trẻ lười học nhưng làm thì rất chăm vì không làm thì không có tiền. Đến tuổi 18 là các bạn bị “đá” khỏi nhà luôn. Bố mẹ chỉ trả tiền học thôi, còn lại bạn phải tự vay Chính phủ tiền ăn ở, thuê nhà. Nếu bạn đi làm thêm kiếm tiền thì số nợ này sẽ đỡ hơn”.
“Làm thêm ở Hà Lan lương không cao và bạn cần phải có giấy phép lao động. Có một điều rất hay ho ở các nước châu Âu, là bạn sống ở Hà Lan nhưng có thể đạp xe sang Bỉ, Đan Mạch chơi một lúc rồi quay về nhờ hiệp ước về đi lại tự do của một số nước. Thế nên, cũng có nhiều du học sinh Hà Lan sang Bỉ, Đức đi làm để có lương cao hơn” – Hoàng Anh chia sẻ.
Trả lời câu hỏi về tính cách của người Hà Lan, nam sinh HANUniversity of Applied Sciences nói vui rằng người Hà Lan rất “to mồm, coi trọng sự trung thực, trung thành nhưng cũng là những người rất cứng đầu”.
Nguyễn Hoàng Thuỳ Dương – tân sinh viên Ryerson University (Canada) cho rằng đi du học không nên trở thành mục tiêu duy nhất của cuộc đời.
Tham gia nhóm Canada là hai cô gái xinh xắn nhưng, không kém phần cá tính.
Cả Đào Thị Hương Giang – tân sinh viên University of Toronto và Nguyễn Hoàng Thuỳ Dương – tân sinh viên Ryerson University đều chung quan điểm: Hãy xác định bạn muốn đi du học vì cái gì.
Thuỳ Dương chia sẻ, dù mình thích đi du học nhưng đó không phải là vấn đề sống chết. Nếu bố mẹ không đủ khả năng tài chính, nếu mình không được trường nhận thì học trong nước vẫn tốt. Đi du học không phải vì cái danh hay vì những thứ phù phiếm.
Đừng du học vì cái danh
“Nếu bố mẹ không đủ khả năng tài chính, nếu mình không được trường nhận thì học trong nước vẫn tốt. Đi du học không phải vì cái danh hay vì những thứ phù phiếm” – Thùy Dương
Hương Giang và Thuỳ Dương đều có một điểm chung là từng học phổ thông ở Canada trước khi bước chân vào ngưỡng cửa các trường đại học ở nước này.
Giang kể, em từng mất 2 năm để thuyết phục bố mẹ cho đi du học. Khi đặt chân tới đất nước mơ ước, mỗi buổi sáng thức dậy em đều chìm trong cảm giác ngất ngây, sung sướng vì đã đạt được ước mơ của mình.
“Nhưng cảm xúc đó chỉ kéo dài 2 tuần, vì mình không biết tiếp theo mình sẽ làm gì ở đây”.
Giang thừa nhận, đó chính là sự thiếu định hướng, sự thiếu chuẩn bị ngay từ đầu của mình và khuyên các em đi sau đừng bao giờ để điều đó xảy ra.
Trong khi đó, Thuỳ Dương muốn gửi thông điệp tới các bậc phụ huynh: Đừng bao bọc thái quá khi các em đã 16, 17 tuổi rồi.
“Các cô chú hãy thả con ra để các em va vấp, thậm chí là vấp ngã”.
Bản thân từng rơi vào trường hợp bị bố mẹ chăm lo một cách thái quá, cô gái cá tính này từng tuyên bố rằng: “Ở đâu con cũng sống được trừ ở gần bố mẹ”.
Theo Nguyễn Thảo/VietnamNet
Sẽ sôi động thị trường du học các nước nói tiếng Anh?
Theo một số chuyên gia giáo dục, năm 2016, thị trường du học Nhật Bản không còn được ưa chuộng, thay vào đó là thị trường các nước nói tiếng Anh như Mỹ, Pháp, Canada, Singapore...
Theo Sở GD&ĐT Hà Nội, năm 2015 "bùng phát" xu hướng du học tại Nhật Bản với số lượng gần 15.000 sinh viên. Tuy nhiên, thị trường này không bền vững vì sau một thời gian, du học sinh không đạt mục tiêu mong muốn ban đầu là vừa học vừa làm.
Thị trường cho con nhà giàu
Chị Hoàng Bích Ngọc, chuyên viên tư vấn giáo dục Canada tại Hà Nội dự đoán, sau sôi động của thị trường Nhật Bản, trong năm nay, sẽ có nhiều hồ sơ tìm kiếm cơ hội du học ở thị trường Canada. Theo thống kê, năm 2015, Việt Nam có 4.843 học sinh sang du học tại nước này. Lượng hồ sơ chờ xin visa 6 tháng cuối năm tăng 10% so với 6 tháng đầu năm 2015.
Theo chị Ngọc, nguyên nhân là năm nay Đại sứ quán Canada tại Việt Nam đang có chương trình đẩy mạnh thị trường du học. Họ làm việc, trao đổi với hàng chục trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam để tăng cường hợp tác, hỗ trợ giáo dục.
Ngoài ra, học phí tại đất nước này cũng được cho là khá dễ chịu so với Anh, Mỹ: Bậc THPT học phí khoảng 12.000 USD/năm; học phí cao đẳng, đại học khoảng 12.000 -18.000 USD/năm chưa kể chi phí ăn, ở.
Tuy nhiên, theo chị Ngọc, điểm cộng hấp dẫn du học sinh ở thị trường này chính là chính sách tạo điều kiện cấp phép cho du học sinh các nước ở lại làm việc sau khi đã tốt nghiệp.
Du học sinh Việt Nam tại Anh.
Mỗi du học sinh có ít nhất 3 năm ở lại trải nghiệm môi trường công việc, nếu làm việc xuất sắc được các công ty, đơn vị sở tại ký hợp đồng dài hạn sẽ là vé bảo lãnh cho du học sinh ở lại làm việc. Nếu không, sau 3 năm du học sinh vừa có bằng cấp vừa có kinh nghiệm làm việc thực tế để trở về nước.
Được biết, có tới 95% du học sinh ở thị trường này thuộc diện phải tự túc học phí. Canada ít cấp học bổng cho học sinh, sinh viên Việt Nam.
Ông Trần Ngọc Sơn, Giám đốc Công ty Cổ phần giải pháp giáo dục và Nhân lực Toàn cầu GEMs cũng cho rằng, thị trường các nước nói tiếng Anh như Mỹ, Anh, Canada, Singapore... sẽ khá sôi động trong năm 2016.
Theo ông Sơn, các nước này có chất lượng giáo dục tốt, đào tạo ngành nghề đa dạng, hàng năm họ đều cấp một lượng học bổng lớn cho học sinh các quốc gia khác là lý do thu hút du học sinh.
Ông Sơn thông tin, các nước như Anh, Mỹ có chi phí học tập, sinh hoạt với khoảng 25.000 USD/ năm, trong đó học phí học tập chiếm khoảng 75%.
Thủ tục khó khăn
Bà Nguyễn Thị Minh Hạnh, Phó viện Trưởng Viện nghiên cứu giáo dục nghề nghiệp cho biết, số lượng du học sinh Việt Nam đang học các nước trên thực tế có tỷ lệ nhỏ so với nhu cầu.
Bà Hạnh cho rằng, ngoài yếu tố chất lượng giáo dục thì những thị trường có nhiều ký kết hợp tác giáo dục, đào tạo nghề hay có chính sách học bổng tốt sẽ là thị trường tiềm năng hút học sinh, sinh viên.
Phía học sinh, sinh viên ngày càng có nhiều thông tin để lựa chọn thị trường, trường học phù hợp năng lực, điều kiện tài chính hơn trước.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia tư vấn du học, để dành được tấm vé đi du học ở những thị trường như Anh, Mỹ, Canada, Pháp... học sinh thường vướng nhiều thủ tục khắt khe.
Chị Hoàng Bích Ngọc ví dụ, muốn xin visa của Canada, thời gian chuẩn bị kéo dài từ 2-3 tháng. Học sinh phải lập kế hoạch học tập cụ thể trong thời gian ở Canada, mong muốn làm việc ở lĩnh vực nào sau khi tốt nghiệp.
Chưa kể, phụ huynh học sinh phải chứng minh tài chính với số tiền lớn hơn 1 tỷ đồng trong tài khoản và bố mẹ học sinh phải có thu nhập thường xuyên từ 60-70 triệu đồng/ tháng. "Điều kiện khá khắt khe, chỉ có những gia đình khá giả về kinh tế mới đáp ứng được", chị Ngọc nói.
Tương tự, các nước như Mỹ, Anh cũng yêu cầu gia đình học sinh phải chứng minh tài chính, kiểm tra trình độ ngoại ngữ...Chưa kể, chi phí học tập ở Mỹ, Anh được cho là khá đắt đỏ. Trung bình, mỗi năm học đại học, cả học phí và chi phí học tập ngốn khoảng gần 1 tỷ đồng một sinh viên/năm.
Tuy nhiên, các chuyên viên tư vấn du học cũng đánh giá, thị trường du học ở các quốc gia này khá bền vững vì chất lượng giáo dục hàng đầu thế giới. Để thu hút học sinh từ nhiều quốc gia, lãnh thổ khác, các nước này có nhiều chính sách học bổng, cũng như cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp. Tuy nhiên, điều kiện đi kèm của các nước như Mỹ, Pháp khá khắt khe, chỉ một tỷ lệ nhỏ sinh viên đạt được.
Bí quyết săn học bổng
Cuối năm 2015, Vũ Thị Kim Chi ở quận Cầu Giấy (Hà Nội) vừa săn thành công suất học bổng du học trình độ thạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh tại ĐH Huddersfield (Vương quốc Anh) với mức học phí trị giá nửa tỷ đồng.
Theo Kim Chi, muốn thử nghiệm môi trường học tập ở các nước tiên tiến, việc đầu tiên phải có định hướng để hoàn thiện bản thân theo yêu cầu của mỗi nước.
"Không phải cứ điểm học tập đạt 8,0 trở lên thì học sinh sẽ có cơ hội dành được học bổng", Kim Chi nói.
Kinh nghiệm của Chi cũng như nhiều bạn cùng lứa khi dành được học bổng của các trường danh giá thường hội tụ đủ ít nhất 4 yếu tố: Khả năng ngoại ngữ, hoạt động xã hội, hồ sơ ấn tượng và kết quả học tập.
Sau khi "săn" được suất học bổng toàn toàn phần ASFP của Chính phủ Pháp trị giá 3,5 tỷ đồng, Chu Ân Lai hiện là sinh viên năm thứ nhất chuyên ngành Công nghệ Sinh học và Khoa học Trái đất ở một trường ĐH hàng đầu tại Pháp, chia sẻ, điều quan trọng nhất đối với mỗi học sinh, sinh viên muốn dành học bổng phải "săn" thông tin các đợt thi, hoặc đợt tuyển sinh của các trường để gửi hồ sơ.
"Việc hoàn thiện hồ sơ ngắn gọn nhưng bài giới thiệu bản thân, kể về các hoạt động xã hội ấn tượng hay đặt ra mục tiêu học tập sẽ là điểm cộng cho các hồ sơ", Chu Ân Lai nói.
Vốn là cựu học sinh Trường THPT Chuyên Hà Nội Amsterdam, lại đam mê tiếng Pháp từ nhỏ nên Ân Lai học khá tốt về ngoại ngữ nhưng chặng đường học chuyên sâu các môn khoa học tự nhiên như chương trình của Pháp lại khá gian nan.
Để giải quyết vấn đề, ngoài giờ học, em thường xuyên lên mạng giao lưu, chia sẻ tài liệu với học sinh ở Pháp để tìm hiểu thông tin học tập, thi cử ở đất nước mình mơ ước được đến là bí quyết.
Theo Zing
Du học nước ngoài: Khi đi phấn khởi, khi về tâm tư Được du học bằng kinh phí nhà nước, nhưng nhiều du học sinh trở về không mặn mà với công việc được bố trí. Có người cố gắng làm "trả nợ" cho xong rồi nghỉ việc, có người chấp nhận đền bù để làm cho các công ty nước ngoài, thậm chí không trở về... Đó là tình trạng của nhiều du học...