Du học sinh nên làm gì trong đại dịch?
Về Việt Nam hay ở lại vùng dịch có nguy cơ như nhau, du học sinh nên cân nhắc thật kỹ, làm tất cả những gì có thể để bảo vệ mình.
Chị Nguyễn Vũ Thanh An, thạc sĩ giáo dục học Đại học Harvard và Nguyễn Hạnh Chi, Trưởng văn phòng Tư vấn Đại học, Du học và Hướng nghiệp trường Olympia (Hà Nội); thành viên Hiệp hội phát triển tư vấn hướng nghiệp châu Á – Thái Bình Dương chia sẻ lời khuyên với du học sinh.
Tuần qua, rất nhiều trường trên thế giới chuyển sang học online hoặc đóng cửa, một số ký túc xá cũng ngừng hoặc hạn chế hoạt động. Điều này gây ra rung động nhất định trong cộng đồng học thuật quốc tế, gần hơn nữa chính là du học sinh Việt Nam. Việc chuyển tiếp từ hình thức học truyền thống sang học online khiến một số bạn phải mất thêm thời gian làm quen. Các bạn sinh viên năm cuối có thể phải tốt nghiệp muộn hơn, hoặc thậm chí không có lễ tốt nghiệp.
Thạc sĩ Nguyễn Hạnh Chi. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Qua trao đổi với một số du học sinh, chúng tôi biết hiện một số bạn cân nhắc về hoặc đã về Việt Nam. Cũng nhiều du học sinh quyết định trụ lại dù đang có dịch. Chúng tôi chia sẻ cùng các bạn rằng về Việt Nam hay ở lại vùng dịch thì nguy cơ là như nhau.
Khi WHO tuyên bố Covid-19 là “đại dịch toàn cầu”, chúng tôi hiểu quyết định về Việt Nam hay ở lại nước sở tại (hay việc băn khoăn chưa biết quyết gì) với các bạn đều rất khó khăn. Phụ huynh thấy con em ở nơi thật xa trong một hệ thống khác Việt Nam về nhiều mặt, cũng không khỏi lo lắng.
Tuy không phải chuyên gia về y tế, việc tư vấn trường học cho chúng tôi cơ hội được hỗ trợ tiếp cận cũng như truyền tải thông tin chính thống, có số liệu và cơ sở khoa học để giúp du học sinh và gia đình đưa ra quyết định.
- Về Covid-19: Đây là dịch bệnh gây ra bởi virus chủng mới trong họ corona. Người nhiễm bệnh có những triệu chứng như sốt, ho, khó thở. Sau khi vào cơ thể, virus sẽ tấn công phổi. Những người lớn tuổi, có bệnh lý nền là nhóm dễ bị ảnh hưởng nặng nhất. Lứa tuổi thanh thiếu niên có tỷ lệ tử vong khá thấp 0,2%, theo số liệu từ Worldometers.
- Tại sao các trường học đóng cửa? Đóng cửa trường học là chiến lược làm chậm đi sự lây lan của dịch bệnh vì điều này làm giảm việc tiếp xúc giữa học sinh, giáo viên, nhân viên nhà trường, làm giảm nguy cơ lây nhiễm cộng đồng nói chung bằng cách tăng khoảng cách xã hội.
- Tại sao chúng ta cảm thấy căng thẳng? Vì chúng ta đều là con người, có rất nhiều thứ chưa biết về chủng virus mới này. Tâm lý con người tránh những thứ không chắc chắn, đôi khi là suy diễn thêm chuyện để giải thích những hiện tượng chưa rõ ràng. Nói cách khác, chúng ta thà thấy sợ còn hơn chấp nhận sự bấp bênh. Cùng với sự bùng nổ thông tin của thời đại số, chúng ta càng cảm thấy dịch bệnh như đã đến tận cửa nhà mình rồi.
- Vì sao du học sinh hoặc gia đình muốn ở lại? Đầu tiên, các bạn sợ khi về sẽ ảnh hưởng tới việc quay lại học những năm tiếp theo hoặc xin visa. Một số bạn có giấy tờ đi thực tập, đi làm cần được giải quyết, cũng có thể vì hiện tại khu của bạn chưa có dịch nên nghĩ về là không cần thiết.
Có bạn thì sợ về nguy hiểm hơn việc bám trụ ở lại do có thể bị lây trên đường, rồi lan ra mọi người xung quanh. Khi lựa chọn ở lại, các bạn cũng sẵn sàng đối mặt với việc sẽ hạn chế ra ngoài đường, phải tự chuẩn bị rất nhiều đồ ăn và nhu yếu phẩm. Có nhiều bạn chia sẻ vì công việc, học tập mà ở lại và chấp nhận cảm giác thiếu an toàn. Vì việc chữa trị cho người ngoại quốc không phải đơn giản.
- Vì sao một số bạn và gia đình chọn về Việt Nam? Các bạn tin tưởng vào những phương pháp phòng chống dịch hiện tại của Việt Nam. Ngộ nhỡ có vấn đề gì, các bạn sẽ được đồng bào hỗ trợ, được người thân ở bên, không phải sống trong sợ hãi ở xứ người.
Hơn nữa, một số nơi đã phong tỏa, hay dừng các chuyến bay về Việt Nam. Các bạn sợ khi dịch bùng lên, có lẽ sẽ quá muộn để về. Cũng có lẽ nhiều người nghĩ du học sinh thì hãy ở yên bên đó đi, đừng về mang dịch về. Chúng tôi lại nghĩ rằng những giá trị hướng về cộng đồng mới có thể giúp chúng ta vượt qua dịch bệnh này. Chúng ta có thể hỗ trợ khách ngoại quốc, sao lại xua đuổi đồng bào?
Các bạn nếu về từ vùng dịch, chắc chắn sẽ được hướng dẫn cách ly cũng như bảo vệ cộng đồng một cách tốt nhất. Như trường hợp “bệnh nhân 18″, sau khi về từ vùng dịch Hàn Quốc và cách ly theo chỉ dẫn, dù có nhiễm bệnh, bạn không lây lan, đến sáng 15/3 đã có xét nghiệm âm tính.
Quyết định đi hay ở là do các bạn và gia đình, tùy thuộc vào tình hình thực tế của mỗi cá nhân.
Lời khuyên cho các bạn chọn ở lại:
- Bạn có thể liên hệ với Đại sứ Quán Việt Nam tại nước sở tại nếu cần hỗ trợ.
- Làm việc với các văn phòng nhà trường: Văn phòng hỗ trợ học sinh quốc tế liên quan đến visa, giấy tờ; văn phòng hỗ trợ học thuật, các giáo sư, cố vấn…
- Với các bạn ở ký túc xá, hãy liên hệ với văn phòng Quản lý ký túc xá. Trường hợp ký túc xá đóng cửa, hãy liên hệ với trường, văn phòng Hỗ trợ vinh viên quốc tế, hội Cựu sinh viên cũng như những gia đình cộng đồng để được hỗ trợ.
- Nên chuẩn bị nguồn cung cấp thức ăn và nhu yếu phẩm ổn định và có phương án dự trù nếu như có thay đổi với nguồn mua đồ hiện tại. Nên đặt đồ online thay vì đi chợ/siêu thị. Trường hợp trường đóng cửa và bạn gặp khó khăn nhận đồ, hãy liên hệ với văn phòng phụ trách của trường để đàm phán quyền lợi. Sau đó, bạn có thể gọi cho bưu điện gần nhất để được hỗ trợ nhận hàng.
- Hợp tác chặt chẽ với trường học của bạn vì hiện tại một số trường hỗ trợ sinh viên tối đa. Và hãy chủ động, sáng tạo vì có thể kế hoạch hiện tại của trường bạn sẽ thay đổi.
- Nếu có kế hoạch liên quan tới việc làm hoặc đang cần hoàn thành chương trình thực tập, hãy ngay lập tức thông báo với người cố vấn hỗ trợ để tìm giải pháp thay thế tạm thời. Đừng ngần ngại đưa ra giải pháp của riêng bạn vì Covid-19 là tình hình mới mà chúng ta đều đang học cách thích nghi.
- Hiểu rõ về quy định y tế cũng như bảo hiểm của bản thân; gọi trực tiếp và hỏi công ty bảo hiểm/cơ sở y tế địa phương nếu chưa rõ.
- Có danh sách trang tin chính thống để cập nhật tin tức từ nước sở tại và của địa phương đang sinh sống.
Thạc sĩ Nguyễn Vũ Thanh An. Ảnh: Lại Phúc.
Lời khuyên cho các bạn quyết định về:
- Liên hệ với Đại sứ quán Việt Nam tại nước sở tại để cập nhật quy định hiện tại của Việt Nam cũng như những bước cần thiết để đảm bảo tính pháp lý khi bạn quay lại.
- Làm việc với văn phòng nhà trường: Văn phòng hỗ trợ học sinh quốc tế liên quan đến visa, giấy tờ; văn phòng hỗ trợ học thuật, văn phòng tài chính (nếu có học bổng, hỗ trợ tài chính). Các bạn cần hiểu rõ quy định về học phí, visa, cũng như chương trình học thuật của bản thân. Bạn nên lịch sự thông báo với thầy cô đang giảng dạy mình và giáo sư cố vấn.
- Xử lý hợp đồng nhà và chi trả những khoản cần thiết. Các bạn ở ký túc xá có thể liên hệ với văn phòng quản lý ký túc xá, đọc lại thỏa thuận của hai bên để hiểu rõ quyền lợi của mình.
- Liên hệ với ngân hàng, các tài khoản đã đăng ký và theo dõi để tìm cách quản lý chúng khi ở Việt Nam hoặc tạm thời đóng các tài khoản đó. Bạn cũng nên ngắt sim điện thoại để giảm chi phí các tháng tới.
- Nếu không mang được toàn bộ đồ đạc về, hãy sắp xếp một nơi an toàn và tin tưởng để có thể gửi. Các bạn cũng có thể ủng hộ những đồ không còn dùng đến.
- Tham khảo các cách di chuyển giảm thiểu rủi ro trong mùa dịch từ nguồn chính thống như WHO.
- Hiểu rõ về quy định bảo hiểm khi di chuyển và có những biện pháp bảo vệ bản thân cũng như cộng đồng.
- Theo dõi để cập nhật tin tức cả ở nước sở tại và Việt Nam vì tình hình có thể thay đổi theo giờ.
- Hiểu rõ quy trình cách ly theo yêu cầu của Bộ Y tế Việt Nam để hợp tác một cách hiệu quả nhất.
- Với những bạn ở vùng dịch về, các bạn cần chuẩn bị tâm lý đi cách ly tập trung. Trường hợp này, hãy báo với những người quản lý rằng bạn vẫn cần học và thi online để quá trình học tập được thông suốt.
Tại cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19 ngày 18/3, đại diện Bộ Giao thông Vận tải khuyến cáo người Việt Nam ở nước ngoài nên cân nhắc kỹ lưỡng việc trở về nước do tình hình di chuyển bằng đường hàng không giữa các nước hiện nay rất khó khăn. Nhiều nước siết chặt việc xuất nhập cảnh, có thể đưa ra quyết định đơn phương về việc dừng, thay đổi chuyến bay. Các chuyên gia y tế nêu rõ việc di chuyển đến sân bay và trên máy bay, khả năng lây nhiễm dịch bệnh rất cao nên người dân cần thận trọng khi di chuyển.
Bộ Y tế và Bộ Giao thông Vận tải thống nhất ngành hàng không Việt Nam phải đảm bảo an toàn theo hướng dẫn, khuyến cáo của Bộ Y tế. Người Việt Nam ở nước ngoài nên thực hiện nghiêm các khuyến cáo, hướng dẫn y tế của chính quyền nước sở tại. Trường hợp thực sự phải về nước, dù còn nhiều khó khăn, Việt Nam luôn nỗ lực hết sức để thực hiện các biện pháp cần thiết, lo cho mọi người một cách tốt nhất có thể.
Đến sáng 19/3, 173 quốc gia, vùng lãnh thổ xuất hiện Covid-19, làm hơn 218.380 người nhiễm bệnh và 8.930 người chết. Việt Nam ghi nhận 76 ca nhiễm, trong đó 16 người đã khỏi.
Thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Việt Nam hiện có khoảng 190.000 du học sinh, nhiều nhất là Mỹ 29.000, kế đó là Canada 21.000, Australia và New Zealand 30.000, Nhật Bản 15.000, Hàn Quốc 14.000, Anh 12.000, Italy và Trung Quốc mỗi nước khoảng 11.000, Đức 7.500, Pháp 6.500.
Dương Tâm ( ghi)
Theo vnexpress.net
Dịch Covid-19 phức tạp, nhiều du học sinh Việt Nam tại Mỹ được chuyển sang học online
Với tình hình diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 tại Mỹ, các du học sinh Việt Nam cùng sinh viên các trường ĐH ở nước này sẽ chuyển sang học online trong thời gian này.
Thông báo chuyển qua học online của ĐH Harvard - Ảnh chụp màn hình
Tình hình dịch Covid-19 tại Mỹ đang diễn biến phức tạp nên rất nhiều trường ĐH ở đây thông báo chuyển sang dạy và học online cho đến hết tháng 3. Vì vậy, nhiều du học sinh Việt Nam cũng sẽ chuyển sang học theo hình thức này.
Hồng Nhung, du học sinh tại Trường Manhattan College (TP.New York, Mỹ), cho biết trường Nhung học vừa có thông báo tất cả sinh viên sẽ chuyển sang học online bắt đầu từ ngày 11.3. Tất cả các lớp đang học sẽ tạm dừng vào ngày 10.3 để chuyển sang hình thức học mới. Đến ngày 30.3, trường sẽ có quyết định cho sinh viên tiếp tục học trực tuyến hay quay lại việc học bình thường trên lớp.
Nhung cho biết trong thông báo, đội ngũ lãnh đạo Trường Manhattan bao gồm Chủ tịch, Hiệu trưởng cho biết quyết định này đưa ra vì trường hết sức thận trọng khi xem xét những phát triển gần đây liên quan đến dịch Covid-19. Hiện trường này chưa có trường hợp nào bị bệnh Covid-19. Trường vẫn mở cửa và nhân viên dự kiến sẽ làm việc như bình thường. Tuy nhiên, trường sẽ được khử trùng và hủy tất cả các sự kiện trong khuôn viên trường cho đến khi có thông báo mới.
Thông báo chuyển sang học online của Manhattan College - Ảnh chụp màn hình
NHung cũng có biết trường này cũng khuyến khích sinh viên rời khỏi ký túc xá càng sớm càng tốt và được phép quay lại vào ngày 22.3. Du học sinh các nước không có nhà người quen ở được phép ở lại. Kỳ nghỉ mùa Xuân sẽ kéo dài từ ngày 14 - 22.3. Tuy nhiên, tất cả sinh viên sẽ không được phép đi du lịch trong thời gian này. Giảng viên, nhân viên cũng sẽ không du lịch nội địa. Nếu ai đi du lịch thì phải khai báo và có thể phải tự giám sát bên ngoài khuôn viên trường. Trường cũng lưu ý đối xử văn minh và tôn trọng đối với tất cả các thành viên trong trường, bất kể tuổi tác, giới tính, chủng tộc, quốc gia...
Ngày 10.3, ĐH Harvard cũng có thông báo đến tất cả sinh viên, giảng viên, nhân viên. Ban lãnh đạo trường cho biết trường sẽ bắt đầu chuyển sang học online cho các lớp sau đại học và đại học. Việc chuyển đổi sang học online này dự kiến sẽ bắt đầu vào ngày 23.3, sau kỳ nghỉ mùa xuân. Sinh viên không quay trở lại trường sau kỳ nghỉ này và cần đáp ứng các yêu cầu học tập từ xa cho đến khi có thông báo mới. Sinh viên nào ở lại trong khuôn viên trường cũng sẽ nhận được hướng dẫn học từ xa và các hoạt động, gặp gỡ trong khuôn viên trường bị hạn chế nghiêm trọng.
Trong thư đăng tải trên web của ĐH này, tiến sĩ Lawrence S. Bacow, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết: "Sẽ cần thời gian để các nhà nghiên cứu, rất nhiều người trong số họ là đồng nghiệp của chúng tôi, hiểu đủ về căn bệnh này để có thể phòng thủ đáng tin cậy chống lại nó. Bây giờ hơn bao giờ hết, chúng ta phải làm hết sức mình để bảo vệ những người trong chúng ta là những người dễ bị tổn thương nhất, dù là về thể chất hay tinh thần, và đối xử với nhau bằng sự hào phóng và tôn trọng. Đối với các sinh viên, tôi biết sẽ rất khó để rời khỏi bạn bè và lớp học của bạn. Chúng tôi đang làm điều này không chỉ để bảo vệ bạn mà còn bảo vệ các thành viên khác trong cộng đồng của chúng tôi, những người có thể dễ bị mắc bệnh này hơn bạn".
Du học sinh: Ở Hàn Quốc cách ly hai tuần nhưng giờ ăn được ra ngoài một tiếng
Cũng theo Hồng Nhung, hiện nay gần như tất cả các trường ĐH tại TP. New York đã thông báo chuyển sang học online trước tình hình phức tạp của dịch Covid-19 tại Mỹ hiện nay.
Tuy nhiên, ở một số vùng khác ít bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 hơn, hiện nay vẫn chưa có thông báo chuyển sang học online. GS Trương Nguyện Thành cho biết ĐH Utah nơi ông vẫn tham gia giảng dạy, vẫn chưa có quyết định gì và dự kiến sinh viên vẫn đến trường như bình thường.
Theo AFP, dựa trên số liệu tổng hợp của các tiểu bang về dịch Covid-19, ít nhất 28 người tử vong và 910 người nhiễm bệnh tính đến ngày 10.3, tăng mạnh so với 550 ca nhiễm vào ngày 9.3. Tại TP. New York, thống đốc Andrew Cuomo cho hay một khu vực cách ly sẽ được thiết lập tại TP. New Rochelle nhằm khống chế dịch bệnh. Các trường học và cơ sở tại hạt Westchester sẽ đóng cửa trong 2 tuần. Ngày 11.3, lực lượng vệ binh quốc gia đã được điều động để hỗ trợ cộng đồng ứng phó Covid-19.
Theo thanhnien
Du học sinh Việt Nam hoãn ngày trở lại Trung Quốc Trước tình trạng virus corona gây bệnh viêm phổi đang lan rộng, các trường học ở Trung Quốc đã ra thông báo lùi thời gian học. Nhiều du học sinh người Việt Nam quyết định chưa trở lại đất nước này. Trường thông báo hoãn ngày nhập học Ông Võ Hải Anh - Chủ tịch Hội lưu học sinh Việt Nam tại Vũ...