Du học sinh lĩnh án 10 năm tù vì dùng “USB sát thủ” phá hoại 66 máy tính nhà trường
Tổng cộng, sinh viên 27 tuổi này đã làm hư hỏng vĩnh viễn 66 máy tính, tổng trị giá 58.471USD (1,36 tỷ đồng).
Một sinh viên Đại học Saint Rose, New York, đã bị cảnh sát Mỹ bắt giữ vào ngày 22/2 với tội danh phá hoại tài sản công cộng. Cụ thể, anh ta đã phá hủy số máy tính trị giá hàng chục ngàn USB bằng USB sát thủ, thứ được thiết kế để ngay lập tức làm hỏng các mạch điện bên trong máy tính.
Vishwanath Akuthota hiện phải đối mặt với án tù 10 năm, cộng thêm 3 năm quản thúc sau khi được thả và phải bồi thường số tiền lên tới 250.000 USD. Akuthota bị bắt vào ngày 22/2 tại Bắc Carolina, 2 tuần sau khi liên tiếp lắp USB sát thủ vào 66 máy tính của trường Saint Rose ở những địa điểm xung quanh khuôn viên trường.
Akuthota, 27 tuổi, thậm chí còn quay lại cảnh anh ta cắm USB sát thủ vào những chiếc máy tính và nói rằng “tôi đang hủy diệt chúng”. Vì thế, FBI và APD có tất cả bằng chứng mà họ cần để buộc tội Akuthota mà chẳng phải vất vả điều tra. Tổng cộng, Akuthota gây thiệt hại 58.417 USD cho trường Sanit Rose. Phát ngôn viên của trường từ chối bình luận về vụ việc này theo yêu cầu của phía cảnh sát.
Video đang HOT
Akuthota là một công dân Ấn Độ và đang ở Mỹ dưới dạng visa du học. Anh ta đã nhận bằng thạc sĩ kinh doanh của Đại học Saint Rose vào năm 2017 và hiện đang tiếp tục theo học ngành hệ thống thông tin máy tính tại trường. Năm 2016, Akuthota từng xuất hiện trong video quảng bá đăng trên Facebook của trường Saint Rose và chia sẻ rằng anh mơ ước trở thành một doanh nhân. Akuthota không tiết lộ động cơ nào khiến anh ta thực hiện hành vi phá hoại trên dù trước đó đã phát biểu rằng Saint Rose là nơi rất tốt để theo học.
Theo GenK
AMD ra mắt những vi xử lý nhúng Ryzen Embedded R1000 hai nhân
Hồi năm ngoái, AMD ra mắt dòng vi xử lý nhúng Ryzen Embedded V1000 đã được sử dụng trong chiếc máy tính bo mạch UDOO BOLT, các bo mạch chủ công nghiệp hay những chiếc máy tính PC nhỏ gọn.
Giờ đây, AMD lại ra mắt dòng vi xử lý Ryzen Embedded thứ 2 của mình với những SoC Ryzen Embedded R1000, được dựa trên cùng các nhân Zen, cung cấp hiệu năng gấp 3 lần trên mỗi Watt so với dòng SoC AMD R-series trước đó và đạt hiệu năng gấp 4 lần so với một hệ thống sử dụng Intel Core i3-7100U cùng giá tiền.
Theo CNX Software, các vi xử lý AMD Ryzen Embedded R1000 sở hữu 2 nhân, 4 luồng, 1MB L2 cache, 4MP L3 cache, đồ họa VEGA 3, hỗ trợ kết nối đến 3 màn hình 4K cùng khả năng decode và encode 4K 60fps, cổng Ethernet 10Gbit kép và có mức TDP là 12W và 25W.
Cụ thể, 2 vi xử lý trong dòng Ryzen Embedded R1000 bao gồm:
- Ryzen Embedded R1606G, xung nhịp cơ bản 2,6GHz, 3,5GHz khi boost và 1,2GHz cho GPU.
- Ryzen Embedded R1505G, xung nhịp cơ bản 2,4 GHz, 3,3GHz khi boost và 1GHz cho GPU.
So sánh giữa dòng Ryzen Embedded R1000 và V1000
Các con chip này đều được sản xuất dựa trên tiến trình 14nm và vì hướng đến mục đích nhúng, thế nên, AMD sẽ bảo hành đến 10 năm.
Những vi xử lý này hỗ trợ tốt các phần mềm trên Windows 10, Ubuntu 18.04, Yocto Project 2.5 và Mentor MEL Flex OS.
Dòng vi xử lý Ryzen Embedded R1000 này sẽ cho phép các nhà sản xuất phát triển những giải pháp của mình với mức giá phải chăng hơn so với Embedded V1000. Một minh chứng là chiếc máy UDOO BOLT Lite sắp được ra mắt. Các công ty như Advantech, Alphainfo, ASRock Industrial, Axiomtech, DFI, iBase, Kontron, MEN, Mentor, Sapphire hay zSpace đã và đang phát triển những sản phẩm phần cứng hay giải pháp phần mềm cho dòng chip này trong nhiều lĩnh vực, bao gồm kĩ thuật số, lưu trữ và mạng hay sòng bạc,...
Theo GenK
Duyệt web ẩn danh của Chrome không hề an toàn, người dùng phải làm gì? Trình duyệt web ẩn danh không hề an toàn như bạn nghĩ, sau đây là những gì bạn cần làm để bảo vệ mình trên mạng Internet Trình duyệt web ẩn danh không hề an toàn như bạn nghĩ, sau đây là những gì bạn cần làm để bảo vệ mình trên mạng Internet. Gần đây, có nhiều tiết lộ về việc các...