Du học sinh kể chuyện làm thêm ở nông trại
Phải trả mức học phí gấp 3 lần sinh viên bản địa, nhiều du học sinh Việt Nam tại Australia làm việc ở nông trại cách xa trường học để có thêm thu nhập.
Tôi bước vào Đại học Adelaide, bang Nam Úc với mức tiền học năm đầu tiên là 30.000 AUD (khoảng 480 triệu đồng), trong khi sinh viên bản địa chỉ phải đóng hơn 9.000 AUD. Cứ bước sang năm học mới, học phí của du học sinh lại tăng thêm vài phần trăm.
Cộng đồng sinh viên Việt Nam tại Đại học Adelaide.
Tháng vừa qua, mức chi phí thuê nhà của tôi khoảng 400 AUD (6,4 triệu đồng), kèm theo đó là 200 AUD tiền ăn uống. Đây đã là mức chi tiêu tối thiểu khi tôi chọn thuê nhà ở bên ngoài thành phố và mua thức ăn với mức giá sinh viên.
Khó khăn là vậy, nhưng mỗi khi Hội sinh viên Adelaide phát động sự kiện quảng bá văn hóa Việt Nam, nhiều sinh viên không ngại góp những đồng tiền làm thêm của mình cho những hoạt động như làm đồ ăn hay trang phục truyền thống để giới thiệu đến bạn bè quốc tế.
Tôi đã có 5 năm trải nghiệm cuộc sống tại Australia, từ khi học phổ thông tại đây. Tôi thường được nghe bạn bè kể rất nhiều về những cách thích nghi với mức chi phí đắt đỏ: Từ những việc đơn giản như ở chung nhà trọ, tự nấu ăn, săn hàng giá rẻ… đến những việc khó hơn như xin việc tại quán ăn hay tìm kiếm học bổng.
Hầu hết sinh viên Việt Nam đều cố gắng tìm việc làm thêm để trang trải chi phí cuộc sống. Du học sinh chỉ được làm thêm tối đa 20 giờ một tuần nên thu nhập cũng không thấm vào đâu so với mức giá cả đắt đỏ. Hiện tại, tôi làm bồi bàn tại một nhà hàng Việt với mức lương khoảng 15 AUD/giờ.
Những người muốn có thu nhập cao hơn, họ chọn đi “ làm farm”. Đây là từ mà du học sinh Việt Nam dùng để chỉ công việc thu hoạch hoa quả thuê trên các nông trại.
Quang cảnh một nông trại ở bang Nam Úc.
Video đang HOT
Nếu chăm chỉ làm khoảng một tháng, bạn có thể kiếm được trên 4.000 AUD, đủ tiền trang trải chi phí sinh hoạt cho khoảng 4 đến 5 tháng sau đó. Tuy nhiên, một tháng trời làm việc quần quật trên cánh đồng như một nông dân thực thụ trong điều kiện thời tiết 40 độ C là thách thức không nhỏ với những thanh niên chỉ quen cầm sách bút.
Du học sinh làm công việc này phải ra đường từ 4h sáng, cả ngày phơi mặt ngoài trời trên các luống dâu tây, nho, táo. Không muốn phải đi xa, nhiều bạn dọn đồ đạc đến trọ ngay tại nông trại.
Đôi khi cũng có những “lời qua tiếng lại” giữa sinh viên và chủ nông trại. Chuyện nhầm lẫn tiền lương hay việc mất công vượt hàng trăm km đến nơi chỉ làm 3 – 4 tiếng rồi về là điều đã xảy ra.
Do mức thu nhập tốt nên nhiều du học sinh Việt Nam chọn công việc này, dù vất vả. Thời gian làm việc thường vào cuối tháng 11, khi sinh viên đã kết thúc kỳ học và được nghỉ liền 3 tháng.
Lê Ngọc Vinh là sinh viên năm hai ngành Kinh tế và Tài chính, Đại học Adelaide. Vinh là Chủ tịch Hội sinh viên Việt Nam tại Adelaide – thành phố thủ phủ của bang Nam Úc. Khoảng 1.200 du học sinh Việt Nam đang học tại đây. Vinh học cấp 3 tại Australia với học bổng 50% học phí và thi đỗ đại học với mức học bổng cao nhất dành cho sinh viên nước ngoài (miễn 25% học phí).
Theo Zing
Cô bé 14 tháng tuổi biết đọc chữ giờ ra sao?
17 năm trước, cô bé Lê Bảo Quyên biết đọc chữ và các con số khi mới 14 tháng tuổi. Hiện Quyên là du học sinh trường Bexhill College, Anh.
Năm 22 tháng tuổi, Bảo Quyên xuất hiện trên tờ báo in với khả năng biết đọc sớm. Bài báo có đoạn: "Người phát hiện ra cháu có khả năng đặc biệt là mẹ cháu - chị Nguyễn Thị Xuân Yến, một thạc sĩ Ngôn ngữ, hiện là giảng viên khoa Giáo dục Tiểu học - Đại học Sư phạm Huế. Khi Bảo Quyên 14 tháng tuổi, chị Yến thường đem một số sách giáo dục tiểu học cho cháu xem tranh. Ai ngờ bày đến đâu cháu nhớ và đọc đúng đến đó".
Thời điểm đó, nhiều phóng viên xin phỏng vấn nhưng gia đình Bảo Quyên không đồng ý đăng tải nhiều vì sợ ảnh hưởng đến sự phát triển của con. Quyên cũng không theo học trường lớp đặc biệt nào, em sống hồn nhiên đúng lứa tuổi.
Bài báo về Bảo Quyên cách đây 17 năm.
Suốt quá trình nỗ lực, cựu nữ sinh trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam luôn chứng tỏ mình không phải "thần đồng", "hiện tượng lạ".
Khả năng biết đọc sớm để lại cho Quyên nhiều kỷ niệm vui. Năm 3 tuổi, em được ba dẫn theo xin học tại trường chuẩn quốc gia trong thành phố. Cô hiệu trưởng cương quyết không nhận, vì hộ khẩu gia đình em trái tuyến. Nhưng khi biết khả năng biết đọc sớm của Quyên qua bảng chữ treo trên tường, cô đã nhận em vào lớp mẫu giáo bé.
Bậc tiểu học, Quyên vượt qua bài kiểm tra về hình vẽ, chữ số và kể chuyện để học tại ngôi trường chất lượng cao của thành phố. Lớn lên, Bảo Quyên cùng gia đình chuyển ra Hà Nội. Chuyến đi xa đầu tiên đánh dấu sự trưởng thành của cô gái là dự trại hè giao lưu Việt - Trung. Được gặp gỡ nhiều bạn bè, anh chị là học sinh trường Ams năng động, Quyên quyết tâm thi vào ngôi trường này.
Nữ sinh chuyên văn trường THPT Chuyên Hà Nội Amsterdam cũng đã ghi dấu ấn nổi bật 2 năm liền trên sân khấu tài năng của Ngày hội anh tài. Học tập và rèn luyện cùng bạn bè có chung ước mơ, Quyên càng có thêm động lực đạt học bổng du học.
Bảo Quyên và em gái.
Sẽ học ngành truyền thông
Bài báo in bị lỗi khi đăng tải sai thông tin họ và tên (từ Lê Bảo Quyên thành Lê Thị Bảo Quyên) cách đây 17 năm lại là mối "duyên" đưa em đến với ngành truyền thông.
Bảo Quyên cho biết, nhiều người đã gọi em theo tên sai trong suốt thời gian dài. Từ đó, nữ sinh nhận ra thông tin sai dù nhỏ cũng có thể dẫn đến hậu quả lớn.
"Em sử dụng ý tưởng này bằng cách kể câu chuyện trên để mở đầu cho bài luận của mình. Người phỏng vấn rất thích thú trước câu chuyện của em", Quyên kể lại hành trình nhận học bổng của trường Bexhill College.
Ngoài ra, để giành học bổng, trong bài viết Bảo Quyên cho rằng cần có cách lựa chọn chủ đề độc đáo, không lan man về thành tích nhưng người đọc vẫn thấy được con người và cá tính của người viết. Quyên cũng trải qua phần phỏng vấn và kiểm tra về Toán, Tiếng Anh để nhận học bổng.
Hiện tại, Bảo Quyên sang Anh được 2 tháng. Cô sẽ hoàn thành khóa học A-level vào năm 2017, sau đó tiếp tục săn học bổng vào các trường đại học lớn tại Anh với chuyên ngành truyền thông đa phương tiện.
Phía sau sự thành công của Bảo Quyên luôn có bóng dáng người mẹ hiện công tác tại Bộ GD&ĐT. Nữ sinh tâm sự: "Với em, mẹ là người chịu thương chịu khó, sống hết mình vì gia đình và yêu thương con cái hết mực. Mẹ là tấm gương của em về sự vượt khó trong cuộc sống, cũng như trong học tập. Mẹ đã nhận được học vị tiến sĩ khi tuổi còn rất trẻ".
Mẹ có tầm ảnh hưởng lớn trong cuộc sống của Quyên.
Suốt chặng đường Bảo Quyên đi, từ việc chọn trường, chọn đất nước du học để theo đuổi ước mơ, luôn có hình dáng của ba mẹ.
Cô tâm sự: "Ba mẹ em luôn dạy về sự trung thực và thẳng thắn. Em luôn nói ra suy nghĩ của mình để tìm được lời khuyên thích đáng. Lớn lên, ba mẹ trao cho em quyền quyết định trước những ngưỡng cửa cuộc đời".
Bảo Quyên 12 năm liền đạt danh hiệu học sinh giỏi, điểm trung bình năm trên 9.0. Học bổng 100% bậc A-level của trường Bexhill College.
Cô là một trong 100 học sinh toàn quốc tham dự trại hè giao lưu học sinh Việt - Trung năm 2010 được tổ chức tại Nam Ninh, Quảng Tây, Trung Quốc.
Bảo Quyên đoạt giải ba cuộc thi Global Citizen với tư cách tình nguyện viên dự án "Share food we could" - dự án chia sẻ đồ ăn đến những hoàn cảnh khó khăn.
Quyên từng tham dự chương trình giao lưu văn hóa Nhật Bản JENESYS 2.0 do chính phủ Nhật tổ chức tại Tokyo, Chiba, Fukuoka - Nhật Bản tháng 12 năm 2014.
Cô là thành viên Ban tổ chức chương trình Korea Festiva 2013, hội chợ Hoa Học Trò Garage Sale 2013 và là cộng tác viên báo Hoa Học Trò trong suốt những năm học cấp 3.
Theo Zing
Du học sinh kể truyền thống lạ lùng của đại học Mỹ Vât nhau tranh chiêc gây, thi lăn vòng từ thư viện ra hồ... la nhưng hoat đông khiên du hoc sinh Việt ngơ ngang khi bước chân vao đai hoc My. Tư cuôc âu đa trơ thanh ngay hôi thê thao Châu Thanh Vu, cưu sinh viên ĐH Princeton cho biêt, nhưng hoat đông truyên thông la điêu không thê thiêu ơ đai...