Du học sinh Hàn Quốc ‘thắt lưng buộc bụng’ vì đồng won rớt giá
Không chỉ du học sinh, các gia đình Hàn Quốc có con học tập ở nước ngoài cũng phải ‘ thắt lưng buộc bụng’ khi đồng won đang ở mức thấp nhất so với USD trong 13 năm qua.
Trong phiên giao dịch hôm 23/6, đồng won đã giảm xuống dưới 1.301,8 won/USD, mức thấp nhất trong 13 năm qua. Trong bối cảnh suy thoái toàn cầu ngày càng tăng, tiền tệ Hàn Quốc tiếp tục rớt giá. Đến ngày 12/7, đồng won giảm tới mức 1.312,1 won/USD.
Giá trị đồng won giảm mạnh đồng nghĩa với sự tăng vọt chi phí sinh hoạt của sinh viên Hàn Quốc ở nước ngoài – những người dựa vào tài chính gia đình để trang trải học phí và chi phí sinh hoạt hàng ngày.
Giá trị đồng won giảm thấp ở mức kỷ lục gây khó khăn cho sinh viên Hàn Quốc ở nước ngoài. Ảnh minh họa: AFP.
Theo Korea Times, một phụ huynh họ Kim (51 tuổi) cho biết con trai bà (24 tuổi) là du học sinh tại Mỹ. Bà Kim và con trai đang phải “thắt lưng buộc bụng” để vượt qua cuộc khủng hoảng ngoại hối.
“Tôi chịu áp lực rất lớn từ tỷ giá hối đoái cao. Tôi kiểm tra tỷ giá hối đoái mỗi ngày để gửi tiền cho con trai. Con trai tôi cũng phải chuyển sang cửa hàng tạp hóa rẻ hơn và dùng phiếu giảm giá để mua sắm vì chi phí sinh hoạt đắt đỏ hơn”, bà Kim nói.
Con trai bà Kim có thể sẽ không về nhà trong kỳ nghỉ hè sắp tới vì giá vé máy bay tăng vọt. Bà chia sẻ thêm trong 7 năm qua, gánh nặng tài chính cho việc học của con trai ở Mỹ chưa bao giờ lớn như hiện tại.
Một phụ huynh người Hàn Quốc khác (54 tuổi) có con đang học tại Canada cho biết mỗi lần giá đồng won dao động, bà đều cảm thấy lo lắng, bồn chồn.
“Trước kia 1 USD tương đương với 800 won hoặc 900 won, nhưng giờ đây, giá trị 1 USD so với đồng won lên đến 4 chữ số. Tất cả cha mẹ có con cái đang học ở Mỹ hoặc Canada có thể hiểu rõ cảm giác này”, vị phụ huynh nói.
Bên cạnh đó, sinh viên Choi E June (21 tuổi, ĐH Sogang, Seoul) đang phải đối mặt với áp lực tài chính cho việc học ở Mỹ trong một chương trình trao đổi vào cuối năm nay.
Video đang HOT
Choi E June chia sẻ việc đồng won rớt giá khiến dự toán kinh phí Choi đưa ra không còn hợp lý. Anh từng dựa trên tỷ giá hối đoái lúc đó, tức thấp hơn hiện tại, để tính toán các khoản cần thiết cho chương trình, đặc biệt về chi phí ở ký túc xá.
“Tôi đã tiết kiệm khoảng 2 triệu won (tương đương 1.532 USD) để đi du lịch trong 10 ngày trước kỳ học mới. Tuy nhiên, hiện tại, tỷ giá hối đoái cao hơn khiến toàn bộ ngân sách của tôi cạn kiệt vì đặt vé và chỗ ở cho chuyến đi”, Choi E June chia sẻ.
Trở về TP.HCM sau một năm du học nhưng chưa thấy giảng đường
Khi giá vé máy bay giảm, nhiều du học sinh quyết định trở về Việt Nam sau thời gian dài tốn kém tiền ăn ở tại nước ngoài nhưng chỉ được học online.
Khệ nệ đẩy xe hành lý ra khỏi cổng đến của ga quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất, Trương Quốc Đạt (sinh năm 2001) đảo mắt tìm kiếm một lượt và nhanh chóng nhận ra mẹ mình.
Hai mẹ con không giấu nổi niềm vui khi ôm chầm lấy nhau. 9 tháng du học Hàn Quốc vừa qua của Đạt không quá dài nhưng tạo ra không ít áp lực, lo lắng cho chính anh và gia đình.
Dịch Covid-19 diễn biến căng thẳng tại xứ kim chi trong suốt một năm khiến Đạt cùng rất nhiều sinh viên quốc tế khác không thể đến lớp, quẩn quanh ở nhà với 4 bức tường và chỉ được giao tiếp với thầy cô, bạn bè qua màn hình máy tính.
"Từ ngày sang Hàn Quốc, tất cả tiết học của mình đều là online. Mình chưa biết giảng đường, lớp học như thế nào cả. Nói là đi du học, nhưng mình chỉ có học mà không 'du' được chút nào", Đạt chia sẻ với Zing.
Quốc Đạt trở về Việt Nam sau 9 tháng học online ở Hàn Quốc.
Một năm học online ở Hàn Quốc
Đạt cho biết lý do chính khiến anh trở về Việt Nam là để tiết kiệm tiền thuê nhà tại Seoul, Hàn Quốc. Thời gian trước đây, anh chần chừ chưa dám về nước phần vì đường bay quốc tế còn hạn chế, phần vì chờ đợi chương trình học trực tiếp tại trường.
Nhưng giờ đây, sau gần một năm hy vọng, Đạt không còn có thể kiên nhẫn thêm nữa.
"Hiện tại ở Hàn Quốc, dịch bệnh đang rất căng thẳng. Mình được biết tất cả trường đại học đều chỉ dạy online mà thôi. Ngay như trường của mình, các thầy cô cũng không thể nói trước khi nào sẽ học trực tiếp. Mình đành trở về nước vì ở lại nước ngoài chi phí ăn ở, sinh hoạt quá cao mà việc học chẳng khác gì ngồi ngay tại Việt Nam", Đạt nói.
Theo nam sinh viên, anh sẽ ở lại Việt Nam cho đến khoảng tháng 1/2023, hoàn thành khóa học tiếng Hàn dành cho du học sinh quốc tế. Sau đó, anh sẽ tiếp tục sang Hàn Quốc học chương trình đại học.
"Đi du học mà cứ học online như vậy chán lắm, thà về nước còn hơn. Giờ về nhà, mình yên tâm phần nào vì không còn phải chịu chi phí ăn ở tốn kém nữa".
Ngọc Quý học online trong suốt một năm du học theo diện trao đổi sinh viên ở Hàn.
Tương tự, Lê Ngọc Quý (sinh năm 1994), người trở về Việt Nam trên cùng chuyến bay với Quốc Đạt, cũng phải học online trong suốt một năm du học ở Hàn Quốc theo dạng trao đổi sinh viên.
"Mình học trực tuyến 100%, chỉ khi nào thực sự có việc cần thiết mới đến trường gặp giảng viên. Mình thấy học online vừa có ưu lẫn nhược điểm. Ưu điểm là có thêm thời gian làm bài tập và làm những công việc khác. Còn nhược điểm là sẽ không thể trực tiếp trao đổi những thắc mắc với giáo viên", Quý cho biết.
Khi được hỏi liệu có cảm thấy tiếc khi đi du học nhưng chỉ có thể học qua máy tính, Quý trả lời không. "Cũng khá buồn nhưng mình không tiếc một năm qua. Việc sống ở một đất nước mới đã là trải nghiệm khá thú vị, rất có ích cho những người học tiếng như mình. Hơn nữa, mình cũng có đi làm thêm và tích lũy được một vài kinh nghiệm".
Trái ngược với cảnh đông đúc ở ga trong nước, ga quốc tế tại sân bay Tân Sơn Nhất vẫn khá vắng. Ảnh: Duy Hiệu.
Chờ 3 năm mới được về nước
Đã học tập và sinh sống ở Hàn Quốc được 5 năm, Lê Thị Khánh Nghĩa (sinh năm 1994, theo học ngành Hóa học ứng dụng tại Đại học Kyung Hee) cho biết Covid-19 không ảnh hưởng nhiều đến tiến độ cũng như chương trình học tập của cô.
"Thời gian đầu học online, mình cũng khá ngợp vì phải chạy theo tốc độ giảng dạy của các giáo sư, không thể trao đổi trực tiếp các thắc mắc. Hiện tại, khoa mình đã được học kết hợp giữa online và trực tiếp tại lớp. Dù lịch học khá rối, dễ nhầm, mình đã có thể làm quen và thích ứng", Nghĩa nói.
Khó khăn lớn nhất với Nghĩa là không thể trở về thăm gia đình mỗi năm một lần như dự tính ban đầu. Dịch bệnh phức tạp khiến cô phải chờ hơn 3 năm mới có thể mua vé máy bay về Việt Nam.
"Khoảng một tháng trước mua vé vẫn rất khó khăn. Giờ mua dễ hơn nhưng giá vé đắt gấp đôi so với trước dịch. Tuy nhiên, nếu so với giá vé lúc cao điểm bùng phát dịch bệnh thì vẫn chấp nhận được".
Dịch bệnh khiến Khánh Nghĩa phải chờ 3 năm mới có thể trở về Việt Nam.
Sau khi đặt được vé máy bay, Nghĩa lại tiếp tục lo lắng về kết quả test PCR. "Hiện tại, dịch bệnh bên Hàn rất căng thẳng, số ca nhiễm cao kỷ lục nên khi nhận được kết quả âm tính, mình mừng lắm. Đặt chân xuống máy bay, mình mới dám thở phào nhẹ nhõm, cuối cùng cũng được về nhà bình an".
Trái ngược với cảnh nhộn nhịp ở cổng đến, sảnh đi ở ga quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất những ngày gần đây vắng vẻ, thưa thớt vài người xếp hàng chờ giờ khởi hành.
Còn hơn 2 tiếng mới đến giờ lên máy bay, Thành Tiến (sinh năm 1994, theo học thạc sĩ tại Pháp) thong thả ngồi uống nước, trò chuyện cùng nhóm bạn ở sảnh đợi. Chuyến bay từ TP.HCM đến Paris của anh sẽ quá cảnh ở Singapore và dự tính kéo dài hơn 20 tiếng.
Tiến sang Pháp du học từ giữa năm 2019. Kể từ khi dịch bùng phát, anh chuyển sang học online. Chương trình hiện tại vẫn chủ yếu là học tiếng, văn hóa, làm quen môi trường mới.
Sau một tháng về Việt Nam ăn Tết, Tiến trở lại trường và sẽ tiếp tục học tiếng cho đến tháng 9 mới bắt đầu năm đầu tiên của chương trình thạc sĩ.
"Học online thì khả năng học, tiếp thu không thể nào bằng học trực tiếp được nên mình vẫn mong từng ngày được quay lại trường học, nhất là khi bắt đầu chương trình chuyên ngành", Tiến chia sẻ.
Nữ sinh Việt Nam là "Thợ săn học bổng" tại Hàn Quốc: Chia sẻ bí quyết cực độc để bắn trôi chảy ngoại ngữ, nghe là phì cười Quỳnh Anh là sinh viên nổi tiếng trong cộng đồng du học sinh tại Hàn Quốc bởi liên tiếp dành nhiều giải thưởng cao quý trong học tập. Nguyễn Thị Quỳnh Anh (sinh năm 1997), quê gốc ở tỉnh Bắc Giang. Quỳnh Anh hiện đang theo học chương trình Thạc sĩ, chuyên ngành Digital Management tại trường Đại học Soongsil, Hàn Quốc. Trước...