Du học sinh đón Tết, du lịch và FaceTime cùng gia đình
Là người có “thâm niên” đón Tết ở Nhật Bản, Thanh Huyền chọn cách du lịch, FaceTime với gia đình để tận hưởng không khí đón năm mới cùng người thân yêu.
Tối 26/1, trên chuyến tàu về lại Osaka (Nhật Bản), Thanh Huyền (25 tuổi) tranh thủ gửi vài bức hình kèm dòng tâm sự tới người nhà, bạn bè ở Việt Nam dịp Tết.
Huyền vẫn luôn kể về những cái hay, thú vị ở nơi đất khách, những miền đất mới, con người tử tế mình gặp mỗi ngày. Cô tránh nói về khó khăn, vất vả khi vừa học vừa làm xứ người cùng nỗi cô đơn khi không thể ở cạnh gia đình dịp Tết đến xuân về.
Sinh viên Việt Nam tại Osaka cùng nhau đón Tết cổ truyền.
Khi được hỏi, Thanh Huyền quên mất đây là năm thứ bao nhiêu đón Tết Nguyên đán xa nhà. Tết đi thăm bà con, cùng bạn bè đến nhà thầy cô dường như quá xa xôi.
“Em sắp quên mất vị Tết rồi. Ở Nhật, em tưởng có hai cái Tết mà hóa ra chẳng có cái nào”, cô gái tâm sự.
Nhật Bản đón Tết dương lịch. Dịp đó, công ty, trường học, ngân hàng… đều đóng cửa. Người Nhật nghỉ, các quán ăn, nhà hàng cần nhiều người lao động, chủ yếu là du học sinh.
Vì thế, hầu hết sinh viên Việt Nam tranh thủ Tết tây để làm thêm, kiếm tiền trả học phí và trang trải chi phí sinh hoạt đắt đỏ.
Tết Nguyên đán lại như bao ngày thường khác. Những người làm việc ở công ty, nhà máy không thể nghỉ để về nước. Du học sinh có thời gian làm việc linh động hơn nhưng lại vướng việc học ở trường.
Video đang HOT
Ngoài ra, chi phí đi lại tốn kém, về quê lại mang mác “Việt kiều về nước”, chuyện quà cáp, biếu xén nặng nề. Vì thế, nhiều sinh viên ngại, đành chọn ở lại, cố làm việc, kiếm thêm thu nhập.
Mâm cơm ngày Tết của du học sinh không thể thiếu bánh chưng, giò chả, nem rán.
Họ cùng nhau tổ chức đón Tết. Người Việt sinh sống, học tập, làm việc ở Nhật Bản ngày càng đông. Các cửa hàng, quán ăn Việt đều đông đúc, nhộn nhịp. Bánh chưng, giò chả, dưa hành được bày bán phục vụ nhu cầu đón Tết của kiều bào.
“Tuy nhiên, vị Tết thì không thể so sánh với ở nhà. Bánh chưng khác hẳn vị truyền thống do không đủ nguyên liệu. Giò chả làm vội cũng không mềm, vị không giống như mâm cơm cúng ngày Tết ở Việt Nam”, Huyền nói.
Những năm gần đây, du học sinh thường tự nấu ăn, mời bạn bè đến tham gia, quây quần, hàn huyên để vơi bớt nỗi nhớ nhà. Nếu có điều kiện, họ tự gói bánh chưng, làm mâm cơm đón giao thừa. Nhờ đó, dù cách xa hơn 3.000 km, chút không khí Tết vẫn thấp thoáng trên gương mặt những người con xa xứ.
Du lịch là một trong những cách du học sinh tận hưởng ngày Tết cổ truyền.
Đón Tết vắng người thân cùng những món ăn quen thuộc, những người mới sang năm đầu tiên thường nhớ không khí năm mới ở nhà. Thậm chí, một số bạn bè của Thanh Huyền còn gọi về nhà, mếu máo vì tủi thân.
Tự nhận là người có “thâm niên” đón Tết ở Nhật Bản, dù có chút chạnh lòng, Huyền vẫn háo hức mua sắm quà Tết như bánh kẹo, quần áo, đồ gia dụng gửi về gia đình, bà con.
Ngoài ra, Thanh Huyền đi du lịch vào dịp Tết, cho phép mình nghỉ ngơi, thư giãn những ngày đầu năm âm lịch. Để có cảm giác vẫn ở cạnh gia đình, cô thường xuyên gọi FaceTime, xem không khí dọn nhà đón Tết như thế nào, cùng nhau đón giao thừa, trò chuyện dịp đầu năm.
“Dù quen việc ăn Tết xa nhà đến đâu, em vẫn tủi thân lắm, không đâu bằng về nhà, ăn Tết. Không đâu vui bằng trên chính quê hương mình”, du học sinh ĐH Osaka Kyoiku chia sẻ.
Theo Zing
Kiều bào tại Nga chia sẻ bí quyết tìm việc cho sinh viên Việt
Với việc chính phủ Nga cấp gần 1.000 học bổng cho công dân Việt Nam đi đào tạo tại Nga, con đường học tập ở xứ sở Bạch Dương đang rộng mở với sinh viên Việt Nam. Sau khi tốt nghiệp, vấn đề tìm việc làm trên nước sở tại là điều nhiều bạn trẻ quan tâm.
Du học sinh Việt Nam ăn Tết tại Nga. Ảnh: ZIng
Chia sẻ những băn khoăn của những du học sinh Việt Nam, những kiều bào thành đạt, có nhiều năm định cư tại Nga đã đưa ra những lời khuyên hữu ích cho các bạn trẻ.
Thử thách với người tài
Doanh nhân Đào Đại Hải là một trong những lãnh đạo của cộng đồng người Việt ở St. Petersburg, đã có hơn 30 năm sinh sống ở thành phố này. Theo ông, những người Việt Nam trẻ tuổi có thành tích học tập rất tốt. Tuy nhiên, sau khi ra trường, không ít người vẫn gặp khó khăn khi tìm việc làm ở Nga.
"Tôi không biết một người Việt nào đang làm việc trong cơ quan nhà nước Nga. Những vấn đề tương tự liên quan đến những đứa trẻ sinh ra trong các gia đình Việt Nam sống lâu năm ở Nga. Nhiều người trong số họ không muốn làm kinh doanh như bố mẹ. Dù có rất nhiều khó khăn trong kinh doanh, nhưng để tìm được việc làm bên ngoài công ty gia đình cũng là một vấn đề rất lớn", doanh nhân Đào Đại Hải nhận định.
Một kiều bào trẻ sinh ra và lớn lên tại Nga, chị Vũ Thị Trà My là sinh viên tốt nghiệp trường Đại học Ngoại giao của Nga - MGIMO. Chị từng là Chủ tịch cộng đồng người Việt ở MGIMO năm 2015-2017,và hiện đang là cố vấn trưởng về các vấn đề quốc tế cho Hiệp hội Luật sư Nga, nhất là giải quyết việc làm cho công dân Việt Nam tại Nga.
Theo chị Vũ Thị Trà My, cản trở lớn đối với việc tìm việc của người Việt tại Nga là vấn đề pháp lý. Người sử dụng lao động phải xin hạn ngạch để cấp giấy phép cư trú tạm thời (RVP) cho người nước ngoài, nếu người này không sinh ra ở Liên bang Nga. Đặc biệt, nhiều ứng viên sẽ gặp khó khăn nếu chưa thành thạo tiếng Nga và hiểu không kỹ những chi tiết trong Luật di cư của Nga. Trong khi đó, dịch vụ tư vấn pháp lý ở Nga lại khá tốn kém.
Cơ hội trong thách thức
Tuy nhiên, trong luật pháp Nga, vẫn có những quy định về tìm việc tạo điều kiện cho công dân nước ngoài. Điển hình như: sinh viên học tập tại trường kỹ thuật hoặc trường đại học có đăng ký của nhà nước có thể làm việc trong thời gian rảnh rỗi.
Đối với người Việt sinh ra trên lãnh thổ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga (RSFSR) hoặc Liên bang Nga, các trường hợp này có thể nhận giấy phép cư trú tạm thời mà không tính đến hạn ngạch và có thể làm việc ở Liên bang Nga nơi họ đã nhận được giấy phép này.
Đối với các chuyên gia có trình độ cao, các thành viên trong gia đình họ, người nước ngoài được công nhận là người bản ngữ, nói tiếng Nga từ lúc lọt lòng, quy trình khá đơn giản để nhận giấy phép cư trú trong 3 năm hoặc 5 năm, và từ đó họ có cơ hội tìm việc làm trong bất kỳ chủ thể nào của Liên bang Nga. Trong tất cả các trường hợp này, công ty hay cơ quan tuyển dụng người Việt không cần có giấy phép đặc biệt, mà chỉ cần thông báo cho cơ quan đại diện của Bộ Nội vụ về việc ký kết hợp đồng lao động.
Theo chị Vũ Thị Trà My, vào tháng 8/2019, Nga đã thông qua đạo luật mở rộng danh sách các đối tượng nước ngoài có thể xin cấp phép cư trú lâu dài trên lãnh thổ Liên bang Nga mà không cần xin giấy phép tạm trú. Theo đạo luật này, người nước ngoài có thể được cấp giấy phép cư trú vĩnh viễn ở Nga.
Bên cạnh đó, cũng có một tin vui cho người Việt muốn làm việc tại Nga. Đó là thời gian xem xét các đơn xin cấp giấy phép cư trú tạm thời (RVP) đã được rút ngắn. Theo luật này, những người tốt nghiệp đại học tại Nga, nhận được chứng chỉ giáo dục và bằng tốt nghiệp xuất sắc có thể nhận được giấy phép cư trú mà không cần giai đoạn RVP và nhờ đó có thể tìm được việc làm.
"Như vậy, những người Việt tốt nghiệp bằng đỏ các trường đại học và học viện Nga có khá nhiều cơ hội để trở thành nhân viên của các công ty, doanh nghiệp và tổ chức ở Nga", chị Vũ Thị Trà My nhấn mạnh.
Theo thoidai
Việt Nam có lượng du học sinh tại Mỹ cao nhất trong khối ASEAN Việt Nam hiện là nước có số lượng du học sinh sang Mỹ cao nhất trong khối các nước ASEAN. Số lượng sinh viên Việt Nam tại Mỹ cũng đang tăng liên tục trong 18 năm. Thông tin này được chia sẻ tại "Hội thảo nâng cao năng lực tư vấn giáo dục" do Trường ĐH Bách khoa Hà Nội phối hợp với...