Du học sinh đối diện khó khăn khi trở về
Cuộc sống của du học sinh sau khi trở về Việt Nam được tái hiện dưới cái nhìn đa chiều qua các câu chuyện của nhân vật trong bộ ảnh với chủ đề “When the birds fly home”.
Khi bắt đầu hành trình du học, cảm giác bỡ ngỡ, chênh vênh xuất hiện trong mỗi du học sinh. Đặng Tiến Anh (du học sinh Mỹ) nói: “Ở nước ngoài một thời gian dài khiến người ta có cảm giác mình không thuộc về nơi nào. Mình nghĩ các bạn trẻ nên trải qua cảm giác không dễ chịu đó để biết mình đang ở đâu và mình là ai. Du học là cách rất nhanh để nếm qua cảm giác đó, và nó khá là tuyệt vời”.
Khi về nước, một số du học sinh bỡ ngỡ, khó hòa nhập với cuộc sống của chính quê hương mình, bạn Nguyễn Cẩm Ly (du học sinh Mỹ) chia sẻ.
Đặng Hoàng Giang (du học sinh Đức và Áo) nói: Dù có đôi chút bỡ ngỡ khi trở về, mình vẫn muốn làm việc ở quê hương.
Video đang HOT
Với những kinh nghiệm làm việc tại Việt Nam sau khi du học, Lê Phương Ly (du học sinh Mỹ) đưa ra lời khuyên: “Các bạn du học về đừng nên tự tin quá. Chúng ta hãy biết lắng nghe và học hỏi sẽ hòa nhập nhanh hơn”.
Bộ ảnh của các du học sinh đã nhận được sự quan tâm của nhiều bạn trẻ.
Triển lãm bao gồm 35 bức ảnh của 35 nhân vật du học sinh đã về nước được chọn lọc cẩn thận, đa dạng về độ tuổi, lĩnh vực. Mỗi bức ảnh đi kèm một câu chuyện cá nhân của từng nhân vật
Bộ ảnh là ý tưởng của bạn Trần Nguyễn Khanh Linh (du học sinh Mỹ) với hy vọng các bạn trẻ sẽ có những suy nghĩ, góc nhìn đa chiều nhiều màu sắc và cởi mở hơn với du học sinh.
Theo Zing
Đình chỉ vụ ĐH Cần Thơ kiện nữ tiến sĩ
Ngày 27/6, TAND quận Ninh Kiều (TP Cần Thơ) ra quyết định đình chỉ vụ án dân sự ĐH Cần Thơ kiện tiến sĩ Vũ Thị Nhuận đòi bồi thường chi phí đào tạo.
Theo TAND quận Ninh Kiều, vụ án bị đình chỉ là do ĐH Cần Thơ có đơn xin rút yêu cầu khởi kiện với lý do chưa thu thập đủ chứng cứ.
Khoản 1, Điều 13, Nghị định số: 54/2005/NĐ-CP năm 2005 của Chính phủ quy định: "Về chế độ thôi việc, chế độ bồi thường chi phí đào tạo đối với cán bộ công chức", kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước, từ nguồn tài chính viện trợ chính thức của nước ngoài cho Việt Nam, từ nguồn tài chính của cơ quan, đơn vị thuộc các khoản chi phí đào tạo được tính để bồi thường.
Trên cơ sở đó, ĐH Cần Thơ khởi kiện, đòi bồi thường là tránh thất thoát ngân sách nhà nước, chứ không vì lợi ích hoặc vì quyền lợi riêng của trường. Nhưng đến nay, ĐH Cần Thơ chưa thu thập đủ chứng cứ chứng minh nguồn gốc của học bổng cấp cho tiến sĩ Nhuận là do Chính phủ Nhật viện trợ chính thức cho Chính phủ Việt Nam để làm căn cứ pháp lý thu hồi kinh phí đào tạo từ tiến sĩ Nhuận. Vì vậy, để việc khởi kiện được chính xác, có cơ sở và phù hợp quy định pháp luật trong thời gian tới, trường rút đơn khởi kiện.
Quyết định đình chỉ vụ ĐH Cần Thơ khởi kiện nữ tiến sĩ. Ảnh Minh Anh
Theo nội dung vụ việc, năm 2005, bà Nhuận được ĐH Cần Thơ cử đi học tiến sĩ ngành Công nghệ Sinh học tại ĐH Kyushu (Nhật Bản) trong 3 năm. Tháng 9/2008, bà học xong chương trình tiến sĩ tại Nhật Bản. Từ tháng 10/2008 đến tháng 4/2011, bà Nhuận tiếp tục nhận nhiệm vụ là cán bộ giảng môn Sinh học thuộc khoa Khoa học Tự nhiên (ĐH Cần Thơ.)
Thời gian này, nữ giảng viên viết đơn xin tham dự khóa đào tạo nghiên cứu sinh sau tiến sĩ nhưng không được Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường chấp thuận.
Ngày 10/3/2011, bà Nhuận gửi đơn xin nghỉ việc và bị ĐH Cần Thơ khởi kiện, đòi bồi thường chi phí đào tạo là trên 3 triệu yên Nhật, tương đương 569 triệu đồng.
Theo PGS.TS Hà Thanh Toàn, Hiệu trưởng ĐH Cần Thơ, qua rà soát, hơn 30 cán bộ đi học ở nước ngoài bằng ngân sách nhà nước không về hoặc về nhưng không làm việc tại trường. Những trường hợp này, nhà trường đã ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc.
"Đi học bằng ngân sách nhưng không về phục vụ đơn vị sẽ phải bồi thường gấp 3 kinh phí đưa đi đào tạo. Hiện trường nợ trên 10 tỷ đồng ngân sách do không thu hồi được kinh phí do những cán bộ này ở nước ngoài", ông Toàn nói.
Cũng tại ĐH Cần Thơ, con của một phó hiệu trưởng đi học theo Chương trình Mekong 1000 có về TP Cần Thơ công tác nhưng sau đó bỏ ngang. Chính vì vậy, gia đình phải bồi thường gần 2 tỷ đồng.
Theo Zing
Mẹ Đỗ Nhật Nam: Con tôi không phải thần đồng Chị Phan Thị Hồ Điệp, mẹ của Đỗ Nhật Nam, chia sẻ, để đạt điểm cao trong các bài thi tiếng Anh, Nam đã phải nhận nhiều điểm thấp, nên không thể gọi là thần đồng. Chia sẻ tại buổi tọa đàm "Gieo trồng động lực - Đánh thức niềm tin" diễn ra sáng 26/6 tại TP HCM, chị Phan Thị Hồ Điệp...