Du học sinh chia sẻ trải nghiệm đại học lớn nhất xứ Wales
Đỗ Minh Tuấn, cựu sinh viên chia sẻ môi trường thân thiện, giảng viên nhiệt tình và nhiều cơ hội thí nghiệm là điểm cộng của Đại học South Wales.
Đỗ Minh Tuấn, sinh năm1990, theo học ngành Xây dựng dân dụng và Quản lý môi trường tại Đại học South Wales. Anh nhận bằng Thạc sĩ năm 2016, hiện là giảng viên trường Đại học Xây dựng Hà Nội. Sau hai năm sinh sống và học tập tại xứ Wales, anh có những chia sẻ về cuộc sống và con người nơi đây.
Đỗ Minh Tuấn, cựu sinh viên Đại học South Wales.
- Anh thích nhất điểm gì ở Đại học South Wales?
Trường South Wales được thiết kế hài hòa giữa thiên nhiên và con người, với khuôn viên rộng, nhiều cây xanh. Ngôi trường này lớn nhất xứ Wales và lớn thứ 5 nước Anh. Chia thành 4 Campus, Campus mình học là Trefforest. Đây có lẽ là campus đẹp nhất của trường.
Tôi thích nhất là tự học trong phòng thí nghiệm. Theo học ngành xây dựng dân dụng và quản lý môi trường nên đối tượng thí nghiệm của tôi là bê tông cốt thép, dầm cột, vật liệu…
Phòng thí nghiệm của trường rộng, sạch sẽ, thoáng mát, ánh sáng đầy đủ, sinh viên có thể ngồi đó thực hành thí nghiệm cả ngày mà không bị quấy rầy. Khi sinh viên cần hỏi, các thầy phụ trách phòng thí nghiệm sẵn sàng giải đáp.
Trường xây dựng nhiều mô hình phục vụ thí nghiệm liên quan đến chuyên ngành. Mỗi một chuyên ngành sẽ có những mô hình khác nhau, ví dụ như đối với ngành xây dựng, nhà trường cung cấp cho sinh viên những thiết bị thí nghiệm và những mô hình liên quan đến dầm, cột. Hay đối với ngành kỹ thuật liên quan đến máy bay, nhà trường còn trang bị cả một chiếc máy bay cùng các linh kiện có thật trong một căn phòng để các sinh viên ngành đó có thể trực tiếp thực hành…
Kết thúc khoá học thạc sĩ, tôi được một giải thưởng của Mott Macdonald _ đây là giải thưởng của tập đoàn Mott Macdonald là một tập đoàn lớn của Anh trong lĩnh vực tư vấn, quản lý xây dựng dân dụng dành cho sinh viên xuất sắc ngành Xây dựng dân dụng và quản lý môi trường bởi sự thú vị cũng như ý nghĩa thực tiễn trong đề tài nghiên cứu của mình đó là việc sử dụng vật liệu nhựa vào làm cốt liệu cho bê tông, tạo ra một loại bê tông lỗ rỗng có tỷ trọng nhẹ. Đề tài đó có ý nghĩa trong việc bảo vệ môi trường và phát triển công nghiệp bền vững. Giải thưởng nhỏ này như một lời động viên tạo động lực cho công việc của tôi trong tương lai.
Khuôn viên Trường South Wales, nơi Đỗ Minh Tuấn theo học.
- Anh đánh giá thế nào về giảng viên Đại học South Wales?
Giảng viên rất nhiệt tình, làm việc chuyên nghiệp. Tôi được các giảng viên chỉ dạy theo giáo trình, hướng dẫn tự học và được giáo sư hướng dẫn đồ án tốt nghiệp cặn kẽ. Bất cứ khi nào tôi có thắc mắc trong bài luận hoặc môn học, cánh cửa văn phòng của giảng viên luôn rộng mở. Giảng viên sẽ đưa ra những gợi ý rất dễ hiểu, đi thẳng vào vấn đề để sinh viên giải quyết.
Trường cũng có đội ngũ các thầy cô chuyên phụ trách giải đáp thắc mắc cho sinh viên từ cách học, đăng ký môn học, câu lạc bộ ngoại khóa…
- Hoạt động ngoại khóa của trường được quan tâm như thế nào?
Video đang HOT
Trường có các hoạt động ngoại khóa như: Hoạt động chào sinh viên, lễ tốt nghiệp, câu lạc bộ thể thao, câu lạc bộ bar cho sinh viên vào mỗi cuối tuần. Trường còn tổ chức các chuyến đi tham quan thắng cảnh, điểm du lịch ở xứ Wales và cả nước Anh cho sinh viên với mức giá ưu đãi. Những chuyến tham quan được nhà trường hướng dẫn cụ thể nơi đến.
Tôi tham gia hầu hết các sự kiện như: Thăm Cardiff Bay, Big Pit, Stratford-upon-Avon – quê hương của Shakespeare, biển Swansea, Barry Island… Những chuyến đi cho tôi cơ hội đi được học hỏi và kết bạn.
Trường cũng có các chuyến tham quan riêng cho từng ngành học. Tôi từng được đi xem triển lãm về công nghệ sạch đảm bảo cho sự phát triển bền vững trong khoa học và xây dựng, được trải nghiệm cuộc sống trong rừng xứ Wales vào ban đêm với các bạn cùng lớp.
Đỗ Minh Tuấn (ngoài cùng bên trái) thường dành thời gian rảnh giao lưu cùng bạn học.
- Nhà trường làm gì để hỗ trợ sinh viên quốc tế?
Trường có bộ phận International office (Văn phòng quốc tế) chủ động liên hệ và giúp đỡ sinh viên quốc tế. Tôi cũng được một cô giáo liên lạc ngay sau khi nhập học để giải đáp thắc mắc về khóa học. Từ việc nên mua đồ dùng ở đâu, đi chơi hay gặp khó khăn về visa, tôi đều được cô nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ.
Khi ở ký túc xá, tôi cũng được các thầy cô quản lý nhiệt tình giúp đỡ, hướng dẫn chọn phòng, các quy định an ninh, an toàn trong sinh hoạt.
- Lời khuyên của anh dành cho sinh viên mong muốn du học tại Wales?
Bạn cần có vốn tiếng Anh tốt, kinh nghiệm sống như kỹ năng mềm, sự tự tin, mẹo vặt… và thái độ tự tin, cầu tiến. Khoảng thời gian du học là trải nghiệm thú vị nên hãy tận tưởng và đừng để thời gian trôi qua vô ích. Trường South Wales có môi trường thân thiện, các thầy cô luôn sẵn sàng giúp đỡ nên bạn hãy cởi mở, hòa mình vào cuộc sống mới.
- Trở về Việt Nam, anh nhớ nhất điều gì ở xứ Wales?
Nhắc đến Anh, nhiều người nghĩ dây là xứ sở sương mù, thời tiết quanh năm ảm đạm, khó chịu. Thực ra thời tiết xứ Wales rất ôn hòa với bốn mùa trong năm. Vùng Trefforest tôi sống có khí hậu có giống Đà Lạt vậy. Mùa mưa có thể có những cơn giông bất chợt hoặc mưa dầm cả ngày hoặc mưa đá.
Xứ Wales đẹp nhất vào mùa hè. Lần đầu đi tàu ở đây tôi thấy rất thích những cánh đồng cỏ xanh rộng, những đồng hoa hồng dại. Cuối mùa xuân, đầu mùa hè, cây khắp vùng nở hoa tạo ra một bức tranh thiên nhiên đẹp lộng lẫy.
Tôi nhớ những buổi leo núi với bạn bè, đi qua những cánh đồng xanh mướt của xứ Wales, nơi đấy có những bầy cừu và những con ngựa đang yên bình gặm cỏ, cùng hòa mình vào thiên nhiên yên bình. Đó có lẽ là điều mà làm tôi yêu và nhớ nơi này nhất!
Chuyện sống với chủ nhà của học sinh Việt tại xứ sở kiwi
Ở New Zealand, sống với "host" (chủ nhà) ở homestay là sự lựa chọn phổ biến đối với du học sinh dưới 18 tuổi nếu các em không có người thân làm người giám hộ, dưới sự đồng ý của phụ huynh, nhà trường.
Khi cho con đi du học, có lẽ một trong những nỗi lo lớn nhất với các bậc phụ huynh là nơi ăn chốn ở của các con, đặc biệt đối với các bạn du học sinh bậc phổ thông.
Trên thực tế, homestay là lựa chọn lý tưởng cho du học sinh phổ thông, bởi ngoài việc nâng cao khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh và học hỏi văn hóa của người bản địa, nhất là từ "host" (chủ homestay) còn có nhiều lợi ích khác cho các du học sinh, đặc biệt các bạn dưới 18 tuổi.
Ở New Zealand, không phải gia đình bản địa nào cũng có thể trở thành homestay.
Trao đổi với PV Dân trí, chị Nga Blanchard, có nhiều năm sống tại New Zealand cho biết: "Để được chấp nhận cung cấp dịch vụ homestay cho du học sinh, chủ nhà (thường được gọi là host) phải đảm bảo mỗi du học sinh có một phòng riêng với đầy đủ vật dụng cơ bản, như giường, tủ quần áo, bàn học. Nhà trường cũng đảm bảo chủ nhà (host) có đủ kỹ năng và kiến thức trong việc chăm sóc học sinh quốc tế."
Ngoài ra, các thành viên trong gia đình host cũng phải được cảnh sát New Zealand kiểm tra nhân phẩm để đảm bảo không ai đã từng có tiền án, tiền sự.
Trong thời gian du học sinh ở với host, nhà trường sẽ đến thăm ít nhất 2 lần mỗi năm, mục đích là để giám sát tình hình homestay. Trước khi học sinh chính thức qua học, trường sẽ gửi học sinh mẫu thông tin về các yêu cầu hay mong muốn của học sinh về nhà host, ví dụ như gia đình có vật nuôi hay không, nhà host thường nấu món Âu, Ấn, Á, v.v.
Chị Nga Blanchard (áo đen, ở giữa) có nhiều năm kinh nghiệm làm homestay ở New Zealand và thường nhận làm host của các du học sinh từ Đức, Hàn Quốc, Thái Lan và Việt Nam.
Thậm chí khi host đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn, vẫn có khả năng du học sinh và host không phù hợp về thói quen, sở thích. Trong trường hợp này nhà trường sẽ linh động hỗ trợ du học sinh chuyển sang gia đình homestay khác.
Chị Minh, phụ huynh của bạn Sáng, một du học sinh đang theo học tại trường Paraparaumu College chia sẻ: "Sáng đã chuyển sang gia đình homestay thứ hai chỉ vì một lý do nhỏ thôi chứ không phải do vấn đề của host.
Đó là gia đình homestay sẽ tắt internet từ 22h30 mỗi tối để đảm bảo cả nhà đi ngủ đúng giờ, như vậy sẽ tốt cho sức khỏe cho con. Tuy nhiên vì vừa sang du học nên con cần nhiều thời gian tìm hiểu thông tin, lên mạng đọc sách nên chưa đủ thời gian để sinh hoạt.
Vì vậy, gia đình đã trao đổi với trường và cô giám đốc bộ phận học sinh quốc tế với mong muốn con có thể sử dụng internet nhiều hơn cho mục đích học tập.
Thế là một tuần sau nhà trường đã tìm cho con một gia đình homestay mới. Hiện giờ con rất hài lòng về việc học hành, thời gian, cũng như những phương tiện sử dụng trong học tập".
Theo phụ huynh này, New Zealand là quốc gia đầu tiên trên thế giới luật hóa Bộ quy chế Bảo trợ và Chăm sóc du học sinh (Pastoral Care of International Students).
Bộ quy chế nêu rõ các tiêu chuẩn mà các trường ở New Zealand cần tuân thủ để đảm bảo du học sinh được cung cấp thông tin đầy đủ, luôn được an toàn, và được chăm sóc tận tình.
Hành trình du học thêm đáng nhớ nhờ gia đình thứ hai
Mỗi ngày, du học sinh bậc phổ thông có giờ học ở trường từ 9g sáng tới 3g chiều. Thời gian còn lại các bạn có thể tham gia các hoạt động ngoại khóa, hoặc về nhà homestay.
Ngoài việc đảm bảo chỗ ở, chỗ học tập, sinh hoạt và các bữa ăn cho du học sinh, gia đình homestay còn quan tâm, chăm sóc du học sinh, đặc biệt trong những lúc ốm đau.
Với bản tính thân thiện, hiếu khách của người New Zealand, homestay thực sự trở thành ngôi nhà thứ hai của rất nhiều du học sinh quốc tế.
Sống cùng gia đình homestay, học sinh quốc tế có cơ hội tìm hiểu văn hóa và kết nối hơn với người bản địa. Ảnh: Nga Blanchard
Người Kiwi nói chung rất năng động trong việc tham gia các hoạt động thể thao, dã ngoại, du lịch dài ngày và thường sẵn lòng mời du học sinh homestay cùng tham gia. Một số gia đình còn tích cực tham gia hoạt động cộng đồng.
Vì vậy, ở homestay chính là cách tốt nhất để du học sinh hoà nhập với cộng đồng người bản xứ và khám phá văn hoá địa phương. Điều này sẽ có những ảnh hưởng tích cực đến cho học sinh, đặc biệt trong việc mở mang khả năng giao tiếp và hiểu biết về văn hóa.
Em Gia Huy, hiện đang du học tại trường Trung Học Green Bay cho biết: "Việc đi du học giúp em có thêm nhiều mối quan hệ. Đặc biệt nhất trong số đó chắc hẳn là mối quan hệ với gia đình homestay của em.
Các thành viên trong gia đình đều có cá tính khác nhau nhưng họ có một điểm chung là tất cả đều xem em như một thành viên trong nhà, khiến em cảm thấy chẳng khác gì ở cùng với họ hàng của mình cả.
Ở New Zealand thường thì gia đình đi ngủ vào lúc 9 giờ đêm, nhưng hôm đó em đi chơi về muộn và bác sợ em quên chìa khóa nên đã chờ em đến tận khuya. Em thật sự cảm kích sự nhiệt tình của gia đình homestay em đang ở."
Chị Hường (phụ huynh của bạn Tuấn Minh, hiện đang học trung học tại trường Avondale College) cũng rất cảm kích gia đình homestay của con trai: "Ông bà homestay đối xử rất tốt với con mình và tận tình chăm sóc việc học hành của con.
Ông bà đón tiếp các bạn Việt Nam của Minh đến thăm nhà, tư vấn cho con khi Minh muốn chuyển từ hệ NCEA sang chương trình Cambridge.
Ông bà cũng dành thời gian đến xem con tham gia kỳ thi âm nhạc, đưa đi đá bóng, quan tâm từng bữa ăn giấc ngủ của con. Mình cảm thấy họ thay mình làm tất cả mọi thứ như người bố người mẹ thứ hai".
Tuấn Minh (ngoài cùng, bên phải) trong hoạt động ngoại khoá ở trường
New Zealand hiện có hơn 11.000 du học sinh từ khắp nơi trên thế giới đang theo học bậc phổ thông trung học và hầu hết các bạn đều ở cùng các gia đình homestay.
Chính vì vậy, việc chính phủ và nhà trường đảm bảo các homestay là gia đình thứ hai của du học sinh là cực kì quan trọng, giúp du học sinh và phụ huynh an tâm có một hành trình du học an toàn, hiệu quả và nhiều kỉ niệm thân thương ở xứ sở Kiwi.
Úc: Lên kế hoạch thí điểm đưa sinh viên quốc tế trở lại Đại sứ quán Úc tại Hà Nội khẳng định sẽ thí điểm đưa trở lại Úc một số lượng nhỏ du học sinh quốc tế. Các du học sinh nhận học bổng du học của Chính phủ Úc - ĐSQ ÚC Trước thắc mắc của phụ huynh, học sinh về chính sách hỗ trợ du học sinh của Úc trong giai đoạn hiện...