Du học ngắn hạn của teen: Học hay du?
Tại sao teen lại thích du học ngắn hạn?
Du học ngắn hạn là những khóa du lịch kết hợp với việc học ngôn ngữ trong khoảng thời gian ngắn. Chương trình du học kéo dài có thể là vài tháng, có thể là nửa năm. Nhiều teen nói vui du học ngắn hạn là hình thức vừa học, vừa du (lịch). Đây được xem là hình thức du học thử đối với teen. Tham gia những khóa du học ngắn hạn không tốn kém về tài chính nhiều nên những gia đình khá một chút cũng có thể cho teen tham gia.
Thanh Trúc, 17 tuổi chia sẻ: “Mình đã từng tham gia chương trình du học ngắn hạn tại Singapore. Chi phí du học khá ổn. Nó chỉ bao gồm chi phí ăn, ở và vé máy bay. Nhũng khoản còn lại không đáng kể. Mình nghĩ du học ngắn hạn như vậy sẽ có lợi hơn rất nhiều so với việc đi du lịch và tự ở lại học. Đó là một khóa du học đáng nhớ với mình”.
Tham gia du học ngắn hạn sẽ rất hữu ích nếu các teen biết cách học hỏi và trải nghiệm qua thực tế. Qua đó, teen có dịp học hỏi và giao lưu với nhiều bạn mới và khám phá những điều thú vị ở một quốc gia khác. Thế nhưng, cái gì cũng có mặt trái của nó, nhiều teen đòi đi du học ngắn hạn để chứng tỏ khả năng tài chính của gia đình dù bố mẹ vẫn phải lao động rất vất vả, cũng có nhiều cậu ấm tìm đến du học ngắn hạn chỉ để thoát ly khỏi gia đình và… tìm người yêu.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Teen học hay du?
Video đang HOT
Đối với những teen du là để học thì mục tiêu quan trọng là thu họach được tối đa kiến thức, hòa nhập được với môi trường ở quốc gia khác và sử dụng thành thạo ngôn ngữ. Khi bắt đầu chuyến du học, thường các teen ý rất háo hức. Háo hức vì có thể gặp và giao lưu với người bản xứ. Háo hức khám phá một quốc gia với nét văn hóa mới. Háo hức tham gia những buổi học trị giá tính bằng tiền đô. Tuy nhiên, đó chỉ là những háo hức ban đầu trước khi tham gia khóa học. Nhiều teen khi bắt đầu du học ngắn hạn đạt quyết tâm rất cao. Thế mà chỉ vài buổi đầu du học, vài buổi vừa học vừa chơi, teen lại bị cuốn trôi cái quyết tâm ban đầu.
Khánh Như (học sinh trường B.T.X) chia sẻ: “Lúc ở nhà mình nghe bạn bè đồn thổi rằng đi du học ngắn hạn sẽ làm tăng khả năng học tiếng anh, chi phí lại thấp. Mình vốn kém tiếng anh nên về nhất nhất xin bố mẹ hè cho sang Anh du học ngắn hạn. Bố mẹ mình mãi mới chịu. Trước khi đi mình cũng quyết tâm lắm. Tự hứa là đi qua đó tập trung học để không phí tiền. Gia đình mình cũng đâu có giàu đâu, chỉ là đủ để sống. Nhưng khi qua đó, đi chơi du lịch, học tập rồi “tám chuyện”, rồi lại ăn và đi chơi cùng các bạn Việt Nam khiến mình quên hẳn quyết tâm ban đầu.
Những khóa học thường kéo dài từ 3 đến 6 tháng. Ấy vậy mà các trung tâm du học đôi khi đồn thổi rằng “đi một lần về nói tiếng Anh chẳng thua gì người bản xứ”. Thực trạng ấy cũng khó có thể trách teen, một phần thì với chừng ấy thời gian, việc hòa nhập với lối sống và nơi ở mới đã khó, nói gì đủ tỉnh táo để lao đầu vào học. Với những buổi học và tiếp xúc cùng các bạn nước ngoài, đôi khi chính các teen cũng không hiểu hết để có thể đưa ra ý kiến của mình…
Tất nhiên, đã đi học thì cũng không thể nhận định rằng nó không có hiệu quả. Nhưng nếu teen không biết cách tạo cho mình một cách thức riêng thì rất dễ bị… loãng. Đó là chỉ nói đến những teen tìm đến với du học ngắn hạn để… học. Bên cạnh đó còn những “công chúa, cậu ấm” đi du học ngắn hạn chỉ như một cuộc dạo chơi. Những cô chủ, cậu chủ ấy chẳng hề có mục đích học tập, có đi cũng chỉ với mục đích đi giải trí, giết thời gian, shopping, bị bố mẹ ép hay không thì… tìm em xinh xinh.
Dù là du hay học cũng không hề đơn giản
Rất nhiều teen du học ngắn hạn nhiều lần những vẫn trở về với… hai bàn tay trắng. Nguyên nhân chính do teen không biết cách tận dụng thời gian và quyết tâm với việc học của mình. Nếu không có định kiến riêng ngay từ ban đầu, đừng nói du học ngắn hạn, ngay cả du học dài hạn cũng không hiệu quả. Việc đi du học hay học tại chỗ không thể hiện bất kì điều gì về teen, mà chính những kiến thức teen học được mới là đáng giá. Hãy chọn cho mình phương thức học tập tốt nhất, đừng theo trào lưu, teen nhé!
Theo kênh 14
Sinh viên ỷ lại...
Không chỉ lo ôn những môn thi cuối kì, thi tốt nghiệp thật tốt; họ còn phải hoàn thành một khối lượng bài tập đồ sộ - một trong những điều kiện không thể thiếu, mang tính chất tiên quyết cho những kì thi sau đó. Trong hoàn cảnh các môn học tín chỉ ngày càng nhiều, thì một sinh viên phải cáng đáng bài tập của tất cả các môn là một điều khá khó khăn. Chính vì thế, dịch vụ "kinh doanh chất xám" đã ra đời và có vẻ khá phát triển trong giới sinh viên.
1. Vì sao sinh viên...lười nhưng vẫn ỷ lại?
Không thể phủ định rằng hiện nay có một bộ phận không nhỏ sinh viên rất lười. Quỹ thời gian của họ hầu như chỉ dành cho việc chơi, tụ tập bạn bè hay lượn lờ phố xá. Con trai có thể mê mệt vì game còn con gái thì nhiều phen đắm đuối với thời trang, mĩ phẩm mà không để ý đến lịch học cũng như tình hình bài vở trên lớp. Đến khi có lịch nộp bài thì họ mới cuống cuồng xoay xở. Không thể tự thân vận động được vì không còn nhiều thời gian, và có muốn làm thì cũng không biết tìm số liệu, lập đề cương, viết thành bài hoàn chỉnh như thế nào nên bộ phận này đành phó mặc cả cho những địa chỉ bán bài làm. Chỉ cần đi một vòng quanh các trường đại học hoặc mò mẫm trên mạng với và từ khóa đơn giản thì hẳn bạn sẽ tìm được vô số địa chỉ "bỏ túi" của giới sinh viên lười. Ở đó có đủ các thể loại: từ bài tập tuần, bài tập lớn học kì, tiểu luận cho đến khóa luận hay đồ án tốt nghiệp. Chỉ cần bỏ ra từ 10. 000 - 100. 000đ là sinh viên có thể hỉ hả ra về với bài làm khá hoàn chỉnh, chỉ cần chỉnh sửa chút ít.
Làm thêm tại một trung tâm bán văn bản gần một trường đại học, H có kinh nghiệm trong những lần bán bài làm cho các bạn. Ở trung tâm của cậu bạn này, bài vở luôn sẵn sàng cho tất cả các môn. Từ kinh tế, xã hội đến kĩ thuật...Chỉ cần người đến mua nói từ chính, ý chính là trung tâm sẽ tìm trong ngân hàng bài làm, tiểu luận hay khóa luận. Với những đề tài truyền thống thì việc này lại càng đơn giản.
Tìm đến với những dịch vụ cung cấp bài vở không chỉ có những sinh viên lười. Có những sinh viên quá mải làm thêm hoặc cần tìm thêm tài liệu cho bài làm phong phú cũng tìm đến. Tuy nhiên, với những đề tài mới mẻ, đòi hỏi nhiều sức sáng tạo thì nhiều khi các trung tâm kiểu này cũng "chào thua".
2. Đi đâu về đâu những bài làm "copy - paste"?
Bản thân tác giả của những bài làm đó còn chẳng mấy mặn mà thì tìm ở đâu ra sự quan tâm, chờ đón của thầy cô và những người bạn khác nữa chứ. Với mục đích chính là có bài để nộp cho xong, những chủ nhân của bài làm kiểu này cũng chẳng thắc mắc xem bài của mình hay, dở như thế nào. Riêng với khóa luận tốt nghiệp, những bài hay thường được lưu lại trên thư viện làm tài liệu tham khảo cho khóa sau thì những bài làm thế này, thỉnh thoảng vẫn có chỗ đứng.
Tình trạng tiểu luận, khóa luận hay đồ án bị làm theo kiểu copy - paste tràn lan khiến những sinh viên thực sự có hứng thú nghiên cứu, tìm tòi cảm thấy "ấm ức". Bạn thử nghĩ mà xem, nếu là một bài làm từ kiến thức của chính mình thì sẽ tốn không ít thời gian đi xin số liệu, tham khảo các tạp chí hay sách vở chuyên ngành, rồi còn dựng đề cương, làm thành bài hoàn chỉnh. Trong khi đó, chỉ với vài ngàn đến vài chục, vài trăm ngàn đồng, những đệ tử của trường phái "kế thừa vốn cũ" đã có thể ung dung, chờ...sung rụng. Điểm chác thì lắm khi chẳng chênh nhau là bao. Nhất là với những bài tập nhỏ, khi mà thầy cô không có dư dả thời gian để tìm ra quan điểm riêng hay những khám phá, tìm tòi của người viết.
3. Hậu quả là gì?
Với tâm lí ỷ lại như vậy, sẽ có không ít sinh viên ra trường mà vẫn không biết cách thức làm một bài luận hoàn chỉnh. Hơn nữa, nếu tình trạng trao đổi bài vở thường xuyên, sinh viên sẽ nảy sinh quan niệm coi thường kiến thức, tin cậy vào sức mạnh của tiền bạc. Nhưng đâu phải cái gì và lúc nào kiến thức cũng có thể mua được hả bạn? Sau này, khi có một công việc tử tế, lúc cần đến những kiến thức lẽ ra đã được bạn tích lũy từ những bài tập trong quá trình học, thì hỏi bạn có cảm thấy tiếc nuối không? Đấy là chưa nói đến, ỷ lại trong những bài tập trên lớp, sẽ dẫn đến sự ỷ lại trong cuộc sống, dựa dẫm vào những người xung quanh.
Là một người trẻ, có kiến thức và đầy tinh thần sáng tạo, đừng để những bài làm của mình "sao y bản chính" của một ai đó bạn nhé. Tự chủ, độc lập trong những việc nhỏ thì cũng sẽ tự chủ được trong các việc lớn, trong cả cuộc đời đó bạn ạ.
Theo muctim
Học sinh Nhật Bản ngày càng sống khép kín Theo cuộc khảo sát mới nhất của các nhà nghiên cứu giáo dục và nhà xuất bản Benesse, học sinh Nhật Bản giờ đây đang ngày càng trở thành những người thiếu động lực trong cuộc sống. Cuộc khảo sát nhận được 13797 phản hồi từ phía các học sinh từ tiểu học đến trung học về những suy nghĩ của mình về...