Du học châu Âu ở 4 quốc gia có chi phí rẻ “không tưởng”
Châu Âu vốn được xem là nơi có chi phí học tập và sinh hoạt đắt đỏ, nhưng 4 quốc gia này có thể khiến bạn thay đổi suy nghĩ.
Châu Âu hoa lệ là nơi nhiều người muốn đến, nhưng đồng euro đắt đỏ khiến việc học tập và sinh sống ở đây không mấy dễ dàng với du học sinh. Dù vậy, vẫn có một số nước châu Âu chất lượng học tập nằm ở top đầu thế giới nhưng chi phí lại khá mềm. Dưới đây là 4 nước như vậy.
Đức
Các trường đại học ở Đức là nơi đào tạo ra rất nhiều người nổi tiếng, như tác giả Ian Fleming của tiểu thuyết ăn khách James Bond, hay Rudolf Diesel – người phát minh ra động cơ diesel,… Ngày nay, một trong những nhân tố đưa Đức trở thành lựa chọn hàng đầu của các du học sinh là học phí rẻ (thậm chí có trường miễn phí) trong khi chi phí ăn ở khá dễ chịu so với các thành phố khác ở châu Âu như London (Anh) hay Paris (Pháp).
Điều đó là do đa số các trường đại học ở Đức là thuộc sở hữu nhà nước, nên chi phí học tập cho cả người dân bản xứ lẫn học sinh quốc tế nhìn chung thấp.
Đức được xem là một trong những quốc gia du học giá rẻ tại châu Âu (Ảnh: Lingoda).
Mặc dù học phí ở Đức hầu như là được miễn phí, nhưng vẫn còn một số những khoản chi khác, như phí đăng ký, phí tuyển sinh và xử lý hồ sơ,…, hết tổng cộng khoảng 250 euro, tương đương 6 triệu đồng.
Học sinh quốc tế muốn tìm kiếm nguồn hỗ trợ tài chính có thể tìm hiểu và nộp hồ sơ xin học bổng.
Chi phí sinh hoạt ở Đức sẽ lớn hơn nhiều so với tiền học. Thống kê của trang Studying in Germany cho thấy, các sinh viên nên chuẩn bị khoảng 934 euro/tháng để thuê nhà, đi chợ, đi lại và nghỉ ngơi.
Với nhiều điều kiện tốt cho các học sinh tại Đức nói chung và du học sinh nói riêng, hằng năm, đất nước với nền giáo dục thu hút đông đảo du học sinh này lại có rất nhiều chính sách và các học bổng lớn.
Tây Ban Nha
Video đang HOT
Hằng năm, Tây Ban Nha thu hút đông đảo du học sinh từ khắp nơi trên thế giới. Được xem là một trong những quốc gia có chi phí học tập rẻ nhất châu Âu, Tây Ban Nha có mức học phí chỉ 150 euro/năm (37 triệu đồng) đối với bậc đại học và 3.500 euro/năm (86 triệu đồng) đối với bậc cao học ở các trường công.
Học phí còn tùy thuộc vào chương trình và trường học mà bạn đăng ký; với trường tư, học phí sẽ cao hơn.
Các chi phí học tập và sinh hoạt tại Tây Ban Nha không quá đắt đỏ (Ảnh: AA).
Giống như ở Đức, chi phí sinh hoạt ở Tây Ban Nha khá hợp lý. Bạn có thể chỉ cần trung bình 900-1.100 euro/tháng (22-27 triệu đồng) để trang trải các chi phí thường nhật. Mức chi tiêu cũng tùy thuộc vào kế hoạch chi tiêu và thành phố bạn sống ở Tây Ban Nha.
Ở các thành phố với mức sống cao như Madrid và Barcelona, chi phí sinh hoạt có thể cao hơn, nên du học sinh có thể chọn sống ở các thành phố như Valencia, Seville hay Cadiz, với mức 700-900 euro/tháng (tương đương 17-22 triệu đồng).
Hungary
Hungary, nổi tiếng với các tòa lâu đài cổ kính được xây dựng từ hàng nghìn năm trước, cũng là nơi thu hút rất nhiều du học sinh từ khắp nơi trên thế giới. So với Đức và Pháp, Hungary vẫn được coi là một trong những nước rẻ nhất ở châu Âu để du học.
Các trường đại học top đầu như trường Etvs Lorand University được xếp hạng trong số những trường tốt nhất trên thế giới trong sáu lĩnh vực đào tạo khác nhau, với chương trình vật lý được đánh giá cao nhất (Top 101-150), theo bảng xếp hạng Global Ranking of Academic Subjects (GRAS) của Shanghai Ranking Consultancy.
Không có các chính sách miễn học phí như những nước trên, nhưng Hungary lại có rất nhiều học bổng và học phí thấp cho các sinh viên quốc tế.
Mọi người tham gia diễu hành LGBTIQA ở Budapest (Hungary) hôm 23/7/2022 (Ảnh: AFP).
Sinh viên cần trả khoảng 400-700 euro/tháng (tương đương 17-22 triệu đồng) cho các khoản như ăn, ở và nhu cầu cơ bản khác. Tuy nhiên, mức học phí ở Hungary lại rơi vào khoảng 2.000-4.000 euro (49-98 triệu đồng), tùy ngành học. Dù vậy, thực phẩm ở Hungary khá rẻ so với các nước châu Âu khác, nên du học sinh có thể tự nấu ăn để tiết kiệm chi phí.
Bỉ
Với hơn 7 trường đại học thuộc top 500 trường đại học hàng đầu trên thế giới (theo QS Rankings), Bỉ có nền giáo dục thuộc top 9 châu Âu và trở thành một quốc gia với nhiều cơ hội việc làm và học tập cho các du học sinh từ khắp nơi, đặc biệt có mức chi phí khá rẻ.
Dù Bỉ được coi là một trong những nước có chi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất châu Âu, nhưng vẫn khá dễ chịu so với nhiều nước khác. Theo Msucontraband Education, chi phí thuê nhà một tháng ở Bỉ là khoảng 650 euro (16 triệu đồng).
Bỉ cũng là lựa chọn của nhiều du học sinh (Ảnh: Borgen Project).
Chi phí thuê nhà ở Bỉ sẽ khác nhau tùy theo thành phố của Bỉ khác nhau; ví dụ như ở Brussels là 1.070 euro/tháng (26 triệu đồng), Charleroi 250 euro/tháng (6 triệu đồng),…
Dù vậy, với các ưu đãi và chính sách hỗ trợ du học sinh, Bỉ vẫn là một đất nước thích hợp để học tập và làm việc.
Giáo dục Anh sẽ mất vị thế toàn cầu nếu xa rời châu Âu
Vương quốc Anh phải ưu tiên tuyển sinh sinh viên châu Âu nếu muốn duy trì và cải thiện hơn nữa vị thế điểm đến du học toàn cầu.
Sinh viên châu Âu đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực giáo dục quốc tế tại Vương quốc Anh.
Mới đây, tổ chức Các trường đại học quốc tế Anh đã xuất bản Báo cáo Tuyển sinh Sinh viên quốc tế từ châu Âu và Báo cáo Du học Vương quốc Anh. Cả hai nghiên cứu đều chỉ ra rằng, việc nước này rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) đem đến nhiều bất lợi cho vị thế hàng đầu của Anh trong du học.
Ông Jamie Arrowsmith, Giám đốc tổ chức Các trường đại học quốc tế Anh, nhận định từ lâu, việc tuyển sinh từ châu Âu đã đóng góp vai trò cực kỳ quan trọng đối với các trường đại học Anh. Tuy nhiên, các dữ liệu gần đây cảnh báo quyết định rời EU của Vương quốc Anh đã tác động đến khả năng tuyển sinh sinh viên quốc tế.
Năm 2019, dữ liệu của UNESCO công nhận Vương quốc Anh là điểm đến du học phổ biến hàng đầu đối với 29 trong tổng số 47 quốc gia châu Âu. Tuy nhiên mức độ quan tâm đã giảm.
Theo hai báo cáo, nhu cầu du học Vương quốc Anh của sinh viên EU đã giảm 47% từ năm 2020 đến năm 2021. Trong giai đoạn 2019 - 2022, sinh viên từ 10 thị trường EU đã giảm mục tiêu du học đại học và sau đại học tại Anh.
Báo cáo cũng chỉ ra Italy, Pháp, Tây Ban Nha, Đức và Ireland là những thị trường lâu đời trong khi Hà Lan, Bỉ, Thụy Điển là "thị trường tiềm năng cao" đối với ngành Giáo dục Anh. Romania, Bồ Đào Nha, Ba Lan và Hy Lạp là những thị trường cần được quan tâm.
Lý giải về sự sụt giảm, ông Arrowsmith cho biết, hiện nay khi du học Anh, sinh viên EU phải đối mặt với nhiều rào cản và thách thức mới. Một trong số đó là học phí và chi phí sinh hoạt cao hơn so với thời điểm Vương quốc Anh còn là thành viên của EU. Bên cạnh đó là vấn đề nhập cư và cấp thị thực.
Ngoài ra, hiện nay nhiều quốc gia châu Âu đang đẩy mạnh lĩnh vực giáo dục quốc tế. Không chỉ cung cấp chương trình học bằng tiếng Anh, các nước còn thu hút du học sinh bằng nhiều yếu tố như chi phí rẻ, học bổng đa dạng...
Nếu mất đi các thị trường tiềm năng tại EU, Anh cũng sẽ mất đi vị thế trên bảng xếp hạng giáo dục toàn cầu.
Trước tình hình trên, hai nghiên cứu đề xuất nhiều giải pháp như cấp học bổng và hỗ trợ tài chính giúp du học sinh giảm nhẹ gánh nặng tài chính. Chính phủ cùng các trường đại học thống kê kết quả và tỷ lệ tốt nghiệp của sinh viên quốc tế để đưa ra giải pháp nâng cao những con số này.
Báo cáo cũng cảnh báo các trường đại học không dựa vào các thị trường tiềm năng khác ngoài châu Âu để bù đắp sự thiếu hụt. Nếu làm vậy, các trường sẽ phụ thuộc vào quốc tế, làm tăng thêm rủi ro về kinh tế lẫn giáo dục cho Vương quốc Anh.
Tuy nhiên, ông Arrowsmith khẳng định, giáo dục tại Vương quốc Anh vẫn mang những lợi thế đáng kể. Đầu tiên, việc giảng dạy bằng tiếng Anh tại nước này rất phổ biến và chuyên nghiệp khi so sánh với nhiều thị trường du học khác. Ngoài ra, sinh viên có thể rút ngắn thời gian học, song song vừa học vừa làm để trau dồi kinh nghiệm lẫn kỹ năng.
"Nhìn chung, sinh viên châu Âu đóng góp vai trò quan trọng đối với các trường đại học của Vương quốc Anh. Chúng ta cần hợp tác chặt chẽ với chính phủ và các bên liên quan để xác định, phát triển và thúc đẩy cơ hội tuyển sinh từ các quốc gia láng giềng", ông Arrowsmith bày tỏ.
Học phí cao vời vợi, ra trường lương bác sĩ không như mong đợi Sinh viên ngành y có muôn vàn áp lực khi chi phí học tập cao, thời gian đào tạo kéo dài nhưng mức lương bác sĩ mới ra trường lại "bèo bọt" đến khó ngờ. Lương bác sĩ mới ra trường là 3.486.600 đồng (chưa trừ bảo hiểm xã hội). Ảnh: LĐO Đau đầu vì chuyện học phí tăng, một sinh viên Trường...