Du học Ba Lan, tại sao không?
Bằng cấp của Ba Lan được công nhận rộng rãi trên toàn châu Âu là minh chứng cho nền giáo dục tiên tiến của đất nước Trung Âu xinh đẹp này.
Ba Lan từ lâu là một trong những cái nôi đào tạo nhiều thế hệ sinh viên người Việt và những người trẻ Việt Nam tiếp tục chọn đất nước Trung Âu xinh đẹp này để hiện thực hóa ước mơ trên con đường học vấn.
Giáo dục đại học Ba Lan có nhiều chuyên ngành được sinh viên trên thế giới săn đón
Giáo dục là lĩnh vực được đề cao ở Ba Lan, vì thế, hệ thống giáo dục đại học của nước này có bề dày lịch sử và vô cùng phong phú, mang lại cơ hội cho những người trẻ mong muốn có bằng cấp châu Âu được công nhận trên toàn thế giới.
Bằng cấp được công nhận trên toàn châu Âu
Là một thành viên của Liên minh châu Âu (EU) cũng như hệ thống Bologna, việc học ở Ba Lan rất thuận lợi và có tính kết nối khu vực.
Theo Trưởng phòng Kinh tế Chính trị, Đại sứ quán Ba Lan tại Việt Nam Maciej Duszynski, bạn có thể bắt đầu việc học của mình ở Ba Lan và tiếp tục ở những nơi khác ở châu Âu cũng như có thể thực hiện các công trình nghiên cứu còn dang dở ở các nước EU ngay trên đất Ba Lan. Ba Lan cũng là một phần của các chương trình Erasmus và Erasmus (các chương trình trao đổi sinh viên của EU).
Thêm nữa, là một phần không thể thiếu của Khu vực Giáo dục Đại học Châu Âu, Ba Lan còn có lợi thế cạnh tranh về chất lượng giáo dục, chi phí sinh hoạt, chuyên ngành thế mạnh, cộng đồng người Việt đông đảo, nhiều cá nhân xuất sắc được đào tạo cũng như sinh ra và lớn lên ở Ba Lan.
Ông Maciej Duszynski cho bạn cái nhìn toàn cảnh hơn bằng lý giải cụ thể như sau:
1. Chất lượng giáo dục rất tốt: nhiều người Ba Lan chiến thắng trong các cuộc thi quốc tế.
2. Chi phí sinh hoạt thấp (thuộc hàng thấp nhất ở EU) do đồng zloty của Ba Lan, đồng tiền quốc gia, yếu hơn 4 lần so với 1 euro (4: 1).
3. Nhiều chuyên ngành có thế mạnh, như: Y tế, kỹ thuật, nghệ thuật, âm nhạc (piano – Quê hương của Chopin), là những chuyên ngành được sinh viên trên Thế giới săn đón, điển hình là sinh viên từ Hoa Kỳ, Canada, Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc) và nhiều quốc gia khác.
4. Ba Lan có cộng đồng người Việt tương đối lớn, một trong những cộng đồng lớn nhất ở châu Âu, với khoảng 30.000 – 50.000 người gốc Việt sinh sống. Nơi đây có rất nhiều nhà hàng và cửa hàng Việt Nam, nơi có thể tiếp cận hương vị và văn hóa Việt ở Ba Lan.
5. Theo truyền thống, nhiều Giám đốc điều hành và lãnh đạo các tỉnh, TP của Việt Nam, bao gồm nguyên Chủ tịch UBND TP Hà Nội và nhiều Bộ trưởng, đã học tập tại Ba Lan. Bên cạnh đó, có nhiều bạn trẻ người Ba Lan gốc Việt rất thành công như Youtuber, nhà thiết kế thời trang, diễn viên, nhân vật nổi tiếng trên truyền hình.
Quan hệ song phương lâu đời
Về mặt lịch sử, Ba Lan đã giúp đào tạo hàng chục nghìn sinh viên Việt Nam. Cho đến nay, ký ức về một đất nước xinh đẹp với những con người nồng hậu của một nền văn hóa đa dạng có bề dày lịch sử luôn hiện hữu trong nhiều thế hệ du học sinh Ba Lan.
Đồng tình với ý kiến này, ông Maciej Duszynski cho biết, Ba Lan đã nỗ lực giúp đỡ Việt Nam trong những thời điểm khó khăn về mặt lịch sử. Vì vậy, mối quan hệ hai nước là bạn bè truyền thống, đúng như câu ngạn ngữ nổi tiếng “bạn trong lúc khó khăn mới là bạn thực sự”.
Hơn nữa, cộng đồng người Việt ở Ba Lan luôn cố gắng giúp đỡ các thành viên khác trong xã hội, hình thành nên một cộng đồng hòa nhập và gắn kết hiện nay.
“Chúng tôi hy vọng rằng những kinh nghiệm tuyệt vời của các sinh viên và giáo sư Việt Nam đang học tập và nghiên cứu tại Ba Lan, những người đã được gia đình đưa đến Ba Lan từ những thập kỷ trước, sẽ mở đường cho nhiều tài năng tốt nhất của Việt Nam đến Ba Lan. Chúng tôi tin rằng Ba Lan có thể là lựa chọn hàng đầu cho giáo dục đại học và nghiên cứu” – ông Maciej Duszynski nói.
Ông cho biết, giáo dục là một trong những trụ cột chính và một trong những lĩnh vực phát triển năng động và ổn định nhất trong suốt bề dày 70 năm quan hệ song phương.
Thời gian qua đã có nhiều thỏa thuận về giáo dục và đào tạo giữa hai nước được ký kết, nhất là giai đoạn 2005 – 2008. Vào tháng 11/2017, một thỏa thuận về hợp tác trong lĩnh vực khoa học và giáo dục đại học đã được ký kết giữa Bộ Khoa học và Giáo dục Đại học Ba Lan và Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam.
Video đang HOT
Vào năm 2018, Cơ quan Trao đổi Học thuật Quốc gia Ba Lan (NAWA) và Trường Đại học Hà Nội (HANU) cũng ký một thỏa thuận về giảng dạy tiếng Ba Lan tại trường này. Thỏa thuận được gia hạn vào tháng 7/2020 nhờ thành công của năm đầu tiên. Đây được coi là thành công lớn của Đại sứ quán Ba Lan khi tái lập khóa học sau 30 năm vắng bóng ở Việt Nam.
Hy vọng rằng việc đưa tiếng Ba Lan trở lại trường học sẽ thu hút sự quan tâm của nhiều học sinh, sinh viên Việt Nam tại các trường đại học hàng đầu cũng như các thành phố lớn ở Việt Nam.
Việc khai giảng liên tục các khóa học tiếng Ba Lan cùng với các ngành học tiếng Việt tại trường đại học Poznan, Ba Lan là chỉ dấu cho sự hợp tác giáo dục tỏa sáng hơn nữa.
Ngoài ra, NAWA cũng có rất nhiều chương trình học bổng và khóa học hè tại Ba Lan dành cho sinh viên và nhà nghiên cứu người Việt.
Để giúp học sinh Việt Nam có cơ hội tiếp cận các chương trình học bổng và chọn được khóa học phù hợp, NAWA tổ chức Hội chợ trực tuyến về Giáo dục Đại học Ba Lan tại địa chỉ:
https://www.facebook.com/events/920061181819595/https://rsgp.webexpo.pl/Facebook “Đại sứ quán Cộng hòa Ba Lan tại Hà Nội”Twitter PLinVietnamHoặc trang web của Đại sứ quán Ba Lan tại Việt Nam.
Trải nghiệm môi trường học tập năng động, chuẩn 'sao' ngành Du lịch tại ĐH Duy Tân
98% sinh viên ngành Du lịch có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp chính là một trong những minh chứng khẳng định về chất lượng đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho ngành Du lịch của Đại học (ĐH) Duy Tân.
Bởi vậy, hàng năm ĐH Duy Tân luôn tiếp nhận một lượng lớn thí sinh đến đăng ký theo học ngành Du lịch và số lượng này có xu hướng tăng mạnh qua các năm.
Hợp tác quốc tế để đào tạo nguồn nhân lực đạt chuẩn
Theo Tổng cục Du lịch (Bộ VH-TT-DL): Tốc độ tăng trưởng khách trung bình trong 3 năm liên tiếp (2016-2019) của ngành Du lịch đạt 22%/năm. Việt Nam được đánh giá là một trong 10 nước tăng trưởng du lịch nhanh nhất thế giới. Trong đó, số lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam năm 2019 là 18 triệu lượt. Năm 2020, Việt Nam phấn đấu đón khoảng 20,5 triệu lượt khách quốc tế cùng 90 triệu lượt khách du lịch nội địa.
Phục vụ lượng du khách lớn và có nhu cầu ngày càng cao, việc đảm bảo đủ số lượng nhân lực chỉ mới là yếu tố cần chứ chưa đủ. Tương lai phát triển ngành du lịch nước nhà sẽ phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng nguồn nhân lực có trình độ và có tay nghề cao. Nhiều năm đào tạo ngành Du lịch, ĐH Duy Tân đã triển khai đa dạng các ngành học để đáp ứng mọi vị trí công việc trong lĩnh vực du lịch, gồm:
- Quản trị Du lịch & Khách sạn,
- Quản trị Du lịch & Lữ hành,
- Quản trị Sự kiện & Giải trí,
- Quản trị Du lịch & Nhà hàng chuẩn PSU,
- Quản trị Du lịch & Khách sạn chuẩn PSU,
- Quản trị Du lịch & Lữ hành chuẩn PSU,
- Quản trị Du lịch & Khách sạn Troy.
Đồng thời để mang đến một chương trình đào tạo khác biệt và hiệu quả, ĐH Duy Tân đã hợp tác với ĐH Bang Pennsylvania - 1 trong 5 đại học hàng đầu thế giới về Quản trị - Du lịch để chuyển giao các chương trình đào tạo tiên tiến chuẩn PSU và hợp tác với ĐH Troy để triển khai chương trình Học & Lấy bằng đại học Mỹ tại Việt Nam cho ngành Quản trị Du lịch & Khách sạn Troy. Bên cạnh đó, nhà trường còn liên kết với nhiều trường đại học uy tín khác của Mỹ, Anh Quốc, Hàn Quốc và các tập đoàn, doanh nghiệp hoạt động trong ngành Du lịch của Việt Nam để triển khai các chương trình hợp tác quốc tế, du học, trao đổi sinh viên và thực tập sinh toàn cầu...
Cán bộ, giảng viên ngành Du lịch sang tham quan, tập huấn chuyên môn tại ĐH Nam Seoul, Hàn Quốc (ảnh trên) và tại ĐH Bang Pennsylvania
Các đoàn giảng viên ngành Du lịch tham gia tìm hiểu các công đoạn chế biến thức ăn và tham quan tại ĐH Bang Pennsylvania
Nhiều chương trình giao lưu văn hóa nghệ thuật, trải nghiệm thực tế được tổ chức để sinh viên Du lịch tìm hiểu về văn hóa của các quốc gia
Hệ thống phòng thực hành đạt tiêu chuẩn 3 sao
Để sinh viên thuần thục tất cả mọi thao tác trước khi bước vào công việc thực tế, ĐH Duy Tân đã xây dựng hệ thống các phòng thực hành gồm:
- Phòng thực hành Pha chế đồ uống,
- Phòng thực hành Nghiệp vụ bàn,
- Phòng thực hành Buồng phòng,
- Phòng thực hành Lễ tân...
với nhiều trang thiết bị hiện đại đạt tiêu chuẩn 3 sao của các khách sạn, resort ngay tại trường. Một khách sạn mini đặt tại 59 Hà Bổng cũng đang mang đến cho sinh viên ngành Du lịch cơ hội được thực tập làm việc như trong một khách sạn thực thụ.
Sinh viên ngành Du lịch trong tiết học thực hành Pha chế và Nghiệp vụ bàn
Hệ thống buồng phòng tại khách sạn thực hành 59 Hà Bổng
Phòng thực hành Lễ tân dành cho sinh viên ngành Du lịch
Sinh viên Duy Tân trải nghiệm môi trường làm việc đẳng cấp quốc tế
Tăng cường thiết lập mối quan hệ hợp tác với rất nhiều tập đoàn, doanh nghiệp Du lịch trong và ngoài nước, ĐH Duy Tân đã tạo ra nhiều cơ hội thực tập cũng như làm việc hấp dẫn cho sinh viên ngành Du lịch. Với khả năng giao tiếp tiếng Anh tốt, vững kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ, nhiều sinh viên Duy Tân đã được đến Hàn Quốc thông qua chương trình Trao đổi Sinh viên, "trúng tuyển" vào các chương trình thực tập có lương tại Thái Lan, Singapore... đồng thời làm việc tại các tập đoàn Du lịch lớn ngay khi tốt nghiệp.
Sinh viên Nguyễn Chí Bão (ảnh trái) thực tập có lương tại Le Méridien Phuket Beach Resort, Thái Lan và Phạm Vũ Phong (đứng giữa của ảnh ghép) trải nghiệm môi trường làm việc đẳng cấp quốc tế tại Le Meridien Chiang Mai
Sinh viên Đinh Thị Ngọc Huyền (ngoài cùng bên trái) và Võ trúc Quỳnh (ngoài cùng bên phải) thực tập có lương tại Le Meridien Chiangmai, Thái Lan
Trần Đoàn Công Thành (áo xanh) tốt nghiệp chuyên ngành Quản trị Du lịch & Khách sạn chuẩn PSU tại ĐH Duy Tân hiện đang làm việc với vị trí Rooms Manager In Training tại Khách sạn Four Seasons Nam Hải
Ngô Viết Tiến đang theo học chuyên ngành Quản trị du lịch & Khách sạn tại ĐH Duy Tân làm việc vơi vị trí FB Attendant tại Sheraton Grand Danang Resort
Mùa tuyển sinh 2020, ĐH Duy Tân trao nhiều Học bổng cho sinh viên ngành Du lịch, cụ thể:
- 700 suất học bổng trị giá từ 500.000 - 2.000.000 đồng cho những thí sinh trúng tuyển theo phương thức Xét tuyển Học bạ THPT khi đạt từ 22 điểm trở lên;
- 450 suất học bổng Duy Tân trị giá từ 1.000.000 - 5.000.000 đồng cho thí sinh trúng tuyển với tổng điểm 3 môn thi theo kết quả Kỳ thi THPT>= điểm trúng tuyển từ 5 - 10 điểm;
- 50 suất học bổng Toàn phần và Bán phần chương trình Học & lấy bằng ĐH của Mỹ tại Việt Nam nếu thí sinh có tổng điểm 3 môn xét tuyển từ Kỳ thi THPT đạt từ 23 điểm trở lên;
- 15 suất học bổng Toàn phần (100% học phí toàn khóa học) cho những thí sinh đăng ký vào học bất kỳ chuyên ngành Du lịch nào của chương trình Tiên tiến & Quốc tế PSU có tổng điểm xét tuyển 3 môn từ Kỳ thi THPT đạt từ 23 điểm trở lên.
Tổ hợp môn xét tuyển các ngành Du lịch:
Các bạn có thể xem thêm thông tin về đào tạo các ngành Du lịch của ĐH Duy Tân tại đây: Viện Đào tạo & Nghiên cứu Du lịch
Mọi thông tin về tuyển sinh thí sinh có thể tìm hiểu chi tiết tại:
Trung tâm Tuyển sinh
Website: http://tuyensinh.duytan.edu.vn
Điện thoại: (0236) 3653561-3650403 - Fax: (0236) 3650443
Điện thoại đường dây nóng: 19002252 - 0905.294390 - 0905.294391
Email: tuyensinh@duytan.edu.vn;
Facebook: tuyensinhdtu; Zalo: 0905.294.390 - 0905.294391
Nhiều cơ hội học bổng mới từ New Zealand dành cho bạn trẻ Việt Nam Các trường đại học và trung học chất lượng tại New Zealand liên tục triển khai nhiều cơ hội học bổng mới dành cho học sinh, sinh viên Việt Nam. Những năm qua, quan hệ hợp tác New Zealand và Việt Nam đã có bước phát triển lớn mạnh trên nhiều lĩnh vực. Trên đà "nâng cấp quan hệ từ Đối tác toàn...