Dù ghét Apple, Google vẫn phải dùng Mac
Theo báo cáo từ The Register (Anh), trên toàn bộ hệ thống máy tính của mình, Google đang chỉ dùng máy tính Mac chạy hệ điều hành OS X của Apple.
Có lẽ “Quả táo cắn dỡ” luôn là một phần trong logo của Google ?
Mặc dù đã phát triển hệ điều hành máy tính của riêng mình, và bán các laptop chạy Chrome OS (Chromebooks) cùng với nhiều nhà sản xuất OEM, nhưng trên máy tính làm việc của hơn 43.000 nhân viên Google lại là Mac chạy OS X. Trong thực tế, có vẻ như Google áp đặt việc sử dụng máy Mac cho tất cả các nhân sự của mình, tuy rằng Google cũng hỗ trợ rất nhiều hệ điều hành máy tính khác nhau như Windows, Linux hay Chrome OS.
Giải thích cho sự việc lạ lùng này, Google thừa nhận tính ưu việt của OS X trên Mac đã đem lại cho hiệu quả công việc cao. Ngay bản thân vị chủ tịch của Google – Eric Schmidt cũng từng so sánh rằng, khi người dùng chuyển từ máy tính PC sang Mac thì không bao giờ chuyển lại nữa, giống như khi đổi từ iPhone sang Android thì cũng không quay trở lại dùng cái cũ nữa.
Tuy nhiên, Google đang phải đối mặt với khó khăn khi số lượng máy tính Mac đang tăng nhanh, đòi hỏi các công cụ quản lí doanh nghiệp thích hợp, và điều này lại không nhận được từ Apple. Thành công của Apple mang lại từ iPhone và iPad đã làm Apple “quên” đi phát triển các giải pháp doanh nghiệp trên Mac và OS X.
Video đang HOT
Hiện tại, Google vẫn phải dùng giải pháp tình thế là hợp tác với bên thứ ba để quản lí, cấu hình và giám sát hệ thống máy tính Mac của mình. Phiên bản mới nhất OS X 10.9 Mavericks đang được Google cập nhật cho toàn bộ hệ thống Mac của mình, và dự kiến hoàn thành trong cuối năm 2013.
Theo Bóng Đá Plus
Những vụ thâu tóm tệ nhất trong lịch sử Apple
Những thương vụ thâu tóm dưới đây chẳng những không mang về nhiều lợi ích cho Apple mà còn khiến gã khổng lồ công nghệ phải chịu thua lỗ.
Nhiều năm qua, một số dịch vụ và sản phẩm thành công nhất của Apple đến từ các vụ thâu tóm công ty khác, ví dụ Mac OS X và iOS là kết quả từ việc Apple mua lại NeXT hồi năm 1997. Tuy nhiên, không phải mọi thương vụ thâu tóm của Apple đều đem lại kết quả tốt. Dưới đây là 4 quyết định mua bán bị coi là sai lầm nhất của Apple.
Apple mua lại một công ty làm giảm doanh số máy Mac
Năm 1995, Apple cấp cho Power Computing Corporation giấy phép sản xuất máy tính tương thích với hệ điều hành Mac OS, với hi vọng Apple có thể chuyển đổi sang mô hình kinh doanh giống Microsoft với hệ điều hành Windows. Khi đó, Microsoft đang trên đà giành được thành công lớn với Windows 95.
Khi Steve Jobs quay trở lại Apple vào năm 1997, ông nhận ra rằng đã quá muộn để Apple có thể đánh bại Microsoft, và rằng những chiếc máy chạy Mac OS của Power Computing gây hại nhiều hơn lợi, vì chúng làm giảm doanh số máy Mac - sản phẩm vốn đem về cho Apple nhiều lợi nhuận.
Sau khi mua lại Power Computing Corp với giá 100 triệu USD vào năm 1997, Apple đã phải đóng cửa bộ phận sản xuất máy tính chạy Mac OS của công ty này, một động thái tuy hơi xấu hổ nhưng cần thiết.
Apple chờ tới khi IBM sở hữu 100% thị phần thị trường doanh nghiệp mới mua một công ty giúp máy tính của Apple kết nối với máy IBM
Năm 1988, Apple mua lại Orion Network với hi vọng đưa máy tính của Apple kết nối được với máy tính của IBM . Vào thời điểm đó, IBM đã chiếm 80% thị trường máy tính dành cho doanh nghiệp, trong khi Apple chỉ chiếm 6%.
Mặc dù việc kết nối máy tính Apple với máy tính IBM đã trở nên dễ dàng hơn, nhiều doanh nghiệp vẫn từ chối của máy tính của Apple do giá bán cao, nhiều phần mềm không tương thích và những khó khăn trong việc đào tạo nhân viên.
Apple thâu tóm một công ty phần mềm cho thị trường ngách
Việc mua lại PowerSchool với giá 62 triệu USD hồi năm 2001 là một trong những quyết định kì lạ nhất của Apple.
Apple vẫn luôn cố gắng xuất hiện trong trường học thông qua các chương trình như giảm giá cho giáo viên, học sinh, nhưng về cơ bản, phần mềm theo dõi điểm số và bài tập của PowerSchool là một phần mềm doanh nghiệp cho thị trường ngách. Vì thế, quyết định mua lại PowerSchool thật không giống phong cách của Apple.
PowerSchool không liên kết với các sản phẩm và dịch vụ khác của Apple có lẽ là lí do chính khiến Apple bán phần mềm này cho Pearson Education với mức giá không được tiết lộ vào năm 2006.
Apple mua một công ty về công nghệ bản đồ ba năm trước khi tung ra "thảm họa" Apple Maps
Khi Apple mua lại Placebase hồi năm 2009, một số người suy đoán rằng họ sẽ sử dụng công nghệ của công ty này để thay thế ứng dụng bản đồ Google Maps trên iPhone. Ba năm sau, Apple công bố Apple Maps cùng iOS 6 và dịch vụ bản đồ này bị đánh giá là "thảm họa". Nhiều người nghĩ rằng ba năm phát triển đáng lẽ phải cho kết quả tốt hơn.
Theo ICT News
3 việc cần làm ngay sau khi xóa được phần mềm độc hại Bài viết này tôi sẽ đưa ra 3 việc quan trọng mà bạn cần thực hiện ngay sau khi tiến hành gỡ bỏ phần mềm độc hại ra khỏi máy tính. Bài viết trước tôi đã giới thiệu đến bạn đọc công cụ Should I Remove It? giúp nhận biết và gỡ bỏ phần mềm độc hại ra khỏi máy tính. Tuy nhiên,...