Đu đủ đâm – đặc sản của người Khmer ở An Giang
Sợi đu đủ giòn, thơm mùi mắm ruốc là thứ bạn cảm nhận được khi thưởng thức đặc sản này.
Đu đủ đâm là món gỏi đu đủ của người Campuchia. Ở Việt Nam, tên gọi này xuất phát từ việc được chế biến bằng đâm (dầm hoặc giã) trong cối. Món ăn được bán nhiều ở vùng Bảy Núi, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang.
Đu đủ đâm là một đặc sản nổi tiếng của người Khmer ở huyện Tri Tôn. Ảnh: Di Vỹ.
Trong tiếng Khmer, đu đủ đâm có tên là bốk-la-hông. Thành phần chính là đu đủ bào sợi. Để món ăn ngon, trái được chọn phải là loại sắp chín để “sau khi ăn vị ngòn ngọt ở cổ họng”. Nguyên liệu còn lại là mắm ruốc. Một số nơi sử dụng mắm ba khía, thêm ít sợi rau muống bào, đậu đũa, cà rốt.
Hơn 10 năm kinh nghiệm, chủ một quán ăn đắt khách ở Tri Tôn cho hay, để giữ độ giòn, đu đủ sau khi bào được ngâm qua nước muối loãng. Lúc bày trong tủ phải cho thêm đá viên để ướp lạnh.
Khi có khách gọi món, chủ quán lần lượt cho các đường, muối, bột ngọt, hành tím, tỏi, ớt và một miếng chanh vào cối rồi đâm cho đều. Kế đến, đầu bếp cho vào sợi đu đủ, ít cọng rau muống và các loại rau thơm, quế. Các nguyên liệu tiếp tục được đâm với lực nhẹ hơn để không bị nát.
Video đang HOT
Món ăn thường được bán vào buổi chiều, phổ biến các chợ địa phương. Ảnh: Di Vỹ.
Nhai chậm rãi, bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt nhẹ của sợi đu đủ giòn sần sật, cùng vị mằn mặn nhưng không quá gắt của mắm. Cộng hưởng thêm là vị chua của chanh, vị cay của ớt kèm vị béo của đậu phộng, mùi thơm của rau, càng kích thích vị giác.
Đu đủ đâm không được phục vụ kèm nước chấm như các loại gỏi thông thường, bởi mọi gia vị đã hòa quyện trong lúc đâm. Bạn có thể gọi thêm trứng vịt dữa để ăn kèm như người địa phương.
Quán Rina trên đường Tỉnh Lộ 955B, ấp Bằng Rò, xã Châu Lăng, huyện Tri Tôn là một trong những địa chỉ lâu năm nổi tiếng, luôn đông khách vào mỗi buổi xế chiều. Đường vào đây không khó, bạn có thể đi theo bản đồ hoặc hỏi người dân dọc đường. Khu vực này có nhiều địa chỉ khác bán món này.
Hàng xe xếp dài trước cửa quán Rina. Nơi đây đông khách nhất vào tầm khoảng 15h – 17h. Ảnh: Di Vỹ.
Theo Vnexpress
Quán bún riêu cua chuẩn vị Bắc ở trung tâm Sài Gòn
Với không gian khiêm tốn, quán ăn trên đường Trần Hưng Đạo chuyên bán món bún riêu với nhiều loại thịt đi kèm.
Bún riêu cua là đặc sản nổi tiếng ở Hà Nội hiện được bán phổ biến ở Sài Gòn. Tại quán nhỏ trên đường Trần Hưng Đạo, quận 1 (ngay khúc giao với đường Nguyễn Cảnh Chân), món ăn được một gia đình gốc thủ đô chế biến và phục vụ gần 10 năm qua.
Gian bếp ở trước quán là dấu hiệu để bạn nhận ra địa chỉ này. Ảnh: Di Vỹ.
Tô bún riêu ở đây hấp dẫn từ nước lèo vàng sánh, điểm thêm sắc đỏ của cà chua và màu xanh của hành lá. Những cọng bún trắng ngần được chủ quán lấy từ một cơ sở chuyên chế biến đã nhiều năm. Ngoài ra, suất bún còn có đậu hũ chiên vàng, huyết heo và ốc.
Quán ăn hoạt động theo mô hình gia đình. Mỗi ngày, các thành viên trong nhà cùng thức dậy sớm để đi chợ mua nguyên liệu rồi về sơ chế. Họ dọn hàng từ khoảng 6h. 30 phút sau nồi nước lèo sôi là lúc khách có thể vào quán.
Suất ăn đầy đủ có giá 45.000 đồng. Ảnh: Di Vỹ.
Miếng riêu cua to, đậm vị là điểm níu chân thực khách suốt nhiều năm. Riêu được làm từ cua đồng, mua lúc còn bò ở chợ. Khi mang về, chủ quán giã nhỏ rồi lọc kỹ, chế biến cho ra vị béo, thơm.
Khi thưởng thức, bạn có thể cho thêm ít mắm tôm, ớt băm và vắt thêm miếng chanh để tròn vị. Nước dùng được nấu từ cua đồng nên vị ngọt thanh, pha thêm chút chua của cà, cay của ớt và đậm đà của mắm tôm sẽ làm bạn vừa ăn vừa xuýt xoa. Thực khách có thể gọi tô bún kèm thêm giò hoặc chả, tuỳ theo sở thích.
Riêu cua tự làm là "đặc sản" của địa chỉ này. Ảnh: Di Vỹ.
Quán đóng cửa vào khoảng 20h. Khách đi xe có thể đậu ở phía trước. Không gian quán khá rộng và thoáng. Quán cũng phục vụ các loại nước giải khát như nước mía, sâm, sấu, sữa bắp.
Theo Vnexpress
Gà nướng, cơm lam - đặc sản dân dã của núi rừng Tây Nguyên Vị ngọt của mật ong thấm vào miếng thịt gà kèm theo mùi thơm của cơm dẻo để ai khi xa Tây Nguyên đều muốn quay lại. Gà nướng ăn với cơm lam là một trong những đặc sản núi rừng nổi tiếng của người đồng bào Tây Nguyên. Theo người địa phương, món ăn có xuất phát từ đồng bào dân tộc...