Dự đoán M&A 2020: Tiếp tục “rực rỡ “
Năm 2019, thị trường mua bán và sáp nhập (M&A) tại Việt Nam đã chứng kiến nhiều thương vụ với giá trị rất lớn, nhưng có sự góp mặt đa dạng của các nhà đầu tư trong và ngoài nước cũng như xu hướng tái cấu trúc của các tập đoàn tư nhân lớn của Việt Nam. Năm 2020, xu hướng này được dự báo sẽ tiếp diễn và sôi động hơn.
Nhiều tập đoàn tư nhân trong nước lựa chọn M&A để mở rộng kinh doanh, tái cấu trúc hoạt động. Ảnh: H.Dịu
Những thương vụ “khủng”
Vào tháng 11/2019, Ngân hàng KEB Hana Bank (Hàn Quốc) đã chi 20.208 tỷ đồng mua lại 15% vốn điều lệ của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển (BIDV) để trở thành cổ đông lớn thứ hai tại BIDV. Đây là thương vụ M&A vào ngành tài chính ngân hàng đáng chú ý nhất trong năm qua, nhất là với 1 trong 4 ngân hàng lớn nhất Việt Nam. Do đó, các chuyên gia dự báo, nhà đầu tư Hàn Quốc này đang giúp khởi đầu làn sóng đầu tư vào tài chính, DN ở Việt Nam, nhất là các nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc, Nhật Bản.
Dự báo này hoàn toàn có cơ sở, khi ngoài thương vụ “khủng” nêu trên, nhiều nhà đầu tư Hàn Quốc và Nhật Bản đã đầu tư vào Việt Nam trong năm qua. Tiêu biểu như Tập đoàn SK (Hàn Quốc) đầu tư khoảng 23.300 tỷ đồng để mua cổ phiếu của Vingroup và trở thành đối tác chiến lược của Vingroup. Trước đó, năm 2018, Tập đoàn này còn rót vốn mua cổ phần của Masan và PV Oil. Cùng với đó là thương vụ Samsung SDS đầu tư hơn 848 tỷ đồng mua 25% cổ phần, trở thành nhà đầu tư chiến lược của Tập đoàn CMC. Với nhà đầu tư Nhật Bản, có thương vụ Mitsui mua hơn 35% cổ phần của Minh Phú, Taisho đầu tư lớn vào Dược Hậu Giang, Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Sumitomo (Sumitomo Life) mua cổ phần của Tập đoàn Bảo Việt…
Tuy nhiên, thị trường M&A trong nước năm 2019 thực sự dậy sóng với thương vụ hợp nhất, hoán đổi cổ phần giữa VinCommerce và VinEco (Vingroup) với Masan Comsumer (Masan Group) để thành lập một tập đoàn hàng tiêu dùng – bán lẻ. Giá trị thương vụ không được tiết lộ nhưng với con số sở hữu hơn hơn 2.600 siêu thị và cửa hàng VinMart và VinMart tại 50 tỉnh, thành phố với hàng triệu khách hàng; hệ thống 14 nông trường công nghệ cao VinEco… thì có thể ước tính được giá trị rất cao của thương vụ này. Ngoài ra, còn có thể kể đến thương vụ giữa Vinamilk với GTN Foods (Mộc Châu Milk). Theo đó, Vinamilk đã mua vào hơn 79,5 triệu cổ phiếu, nâng tỷ lệ sở hữu tại GTNFoods lên 75%. Hay thương vụ Gelex mua gần 40 triệu cổ phiếu Viglacera…
Những “cú bắt tay” này đã cho thấy xu hướng tái cấu trúc, mở rộng đầu tư kinh doanh của các DN, tập đoàn tư nhân lớn của Việt Nam. Bởi trên thực tế, trong chỉ năm 2019 mà một vài năm trước, hoạt động M&A giữa các tập đoàn tư nhân trong nước đã được thực hiện, như thương vụ của Công ty Thủy sản Hùng Vương, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai… Những thương vụ tái cấu trúc này không chỉ để “cứu” các DN đã hoạt động có phần èo uột, mà còn để các tập đoàn lớn chuyển từ chiến lược kinh doanh đa ngành sang tập trung vào những mảng kinh doanh cốt lõi, có thế mạnh.
Video đang HOT
Quy mô có thể đạt 7-7,5 tỷ USD
Nhóm nghiên cứu MAF và CMAC (Nhóm Nghiên cứu Diễn đàn M&A Việt Nam cùng Trung tâm nghiên cứu Đầu tư và Mua bán sáp nhập) dự báo giá trị M&A năm 2020 tiếp tục ở quy mô 7-7,5 tỷ USD, tương đương với giá trị M&A năm 2018 và 2019. Như vậy, trong 3 năm liên tiếp (2017-2019) quy mô thị trường mỗi năm đã ở mức bình quân 7 tỷ USD, cao hơn với giai đoạn từ 2014-2017 với quy mô 5 tỷ USD. Nhóm này cũng dự báo, trong những năm tiếp theo, các thương vụ M&A tiếp tục tập trung nhiều vào lĩnh vực hàng tiêu dùng, bán lẻ và bất động sản. Ngoài ra, các lĩnh vực viễn thông, năng lượng, hạ tầng, dược phẩm, giáo dục được kỳ vọng sẽ đóng góp giá trị đáng kể cho hoạt động M&A tại Việt Nam trong giai đoạn tới.
Hơn nữa, về đối tác, nhiều chuyên gia cho rằng, các nhà đầu tư từ châu Á gồm Hàn Quốc, Nhật bản, Thái Lan và Singapore sẽ tiếp tục chiến ưu thế. Đặc biệt, khi có các thương vụ thoái vốn của các DN nhà nước lớn cổ phần hóa thì sẽ có sự tham gia sâu hơn và lớn hơn về giá trị của các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, khảo sát của Trung tâm Nghiên cứu Đầu tư và Mua bán sáp nhập (CMAC) cho thấy, các yếu tố trở ngại hoạt động M&A gồm tỷ lệ sở hữu cổ phần nhà nước đang quá lớn; báo cáo tài chính và công bố thông tin chưa minh bạch, định giá quá cao, thời gian thực hiện thương vụ quá dài. Ngoài ra còn có các trở ngại khác liên quan đến yếu tố văn hóa, ngôn ngữ, tiếp cận DN…
Do đó, để thị trường đã đạt một tầm cao mới thì vẫn cần chờ đợi những thương vụ lớn, cũng như chờ đợi các động thái mạnh mẽ hơn của Chính phủ và các DN. Tuy vậy, thị trường M&A Việt Nam vẫn rất lạc quan và sẽ có nhiều kết quả “rực rỡ” trong năm 2020. Theo nhận xét của ông Đặng Văn Quang, Giám đốc Jones Lang LaSalle (JLL) Việt Nam, Việt Nam vẫn là một trong những điểm đến được ưa thích cho dòng vốn đầu tư nước ngoài tại Đông Nam Á. Một trong những nguyên nhân là do Việt Nam đã và đang chủ động cải thiện vấn đề minh bạch trong thị trường.
Hương Dịu
Theo haiquanonline.vn
BIDV công bố đối tác chiến lược
Sau khi hoàn tất phát hành hơn 603 triệu cổ phiếu riêng lẻ, tương đương 15% vốn điều lệ sau chào bán cho Ngân hàng KEB Hana Bank, BIDV trở thành ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam.
Chiều ngày 11/11, Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) tổ chức công bố cổ đông chiến lược, dưới sự chứng kiến của Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ.
Cùng tham dự buổi lễ còn có Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Hàn Quốc tại Việt Nam Park Noh-wan, lãnh đạo Đảng uỷ Khối doanh nghiệp Trung ương, Ngân hàng Nhà nước, các Bộ Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tư pháp... và ông Kim Jung Tai, Chủ tịch Tập đoàn Tài chính Hana (Hàn Quốc).
Đối tác chiến lược của BIDV trong giai đoạn tới là Ngân hàng KEB Hana thuộc Tập đoàn Tài chính Hana - công ty đầu tiên của Hàn Quốc và là một trong những công ty nắm giữ ngân hàng lớn nhất tại Hàn Quốc.
Sau 2,5 năm đàm phán kỹ lưỡng, BIDV đã hoàn tất phát hành hơn 603 triệu cổ phiếu riêng lẻ, tương đương 15% vốn điều lệ sau chào bán cho Ngân hàng KEB Hana cách đây 12 ngày.
Với mức giá 33.640 đồng/cổ phiếu, ngân hàng phía Việt Nam thu về số tiền gần 20.300 tỷ đồng từ việc chào bán cổ phiếu. Sau khi trừ chi phí phát hành, tổng thu ròng từ đợt chào bán của BIDV là 20.208 tỷ.
Vốn điều lệ của BIDV cũng tăng từ 34.187 tỷ lên 40.220 tỷ đồng và là ngân hàng có vốn điều lệ cao nhất thị trường hiện nay.
Cùng với việc tăng vốn, tỉ lệ sở hữu của cổ đông Nhà nước tại ngân hàng này cũng giảm xuống còn 81% từ mức 95,28% trước đó. Ngân hàng KEB Hana cũng trở thành cổ đông ngoại lớn nhất và là cổ đông lớn thứ hai tại BIDV sau sở hữu của Nhà nước.
Lô cổ phần mà Ngân hàng KEB Hana mua sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong vòng 5 năm kể từ ngày kết thúc đợt chào bán.
Theo kế hoạch sử dụng vốn sau phát hành, ngoài việc bổ sung tiền vào vốn điều lệ, Ngân hàng sẽ dùng tiền để mở rộng một số lĩnh vực và tập trung cơ cấu danh mục tín dụng, cho vay.
Chủ tịch BIDV Phan Đức Tú cho biết đây là sự kiện quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển của BIDV, giúp BIDV thay đổi căn cơ các dịch vụ trên nền tảng công nghệ mới, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
Tổng Giám đốc Ngân hàng KEB Hana Ji Sung Kyu khẳng định sẽ xây dựng mối quan hệ hợp tác với BIDV trở thành hình mẫu trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam và sẽ mở rộng sang lĩnh vực fintech, tiến tới khu vực tiểu vùng sông Mekong, đóng góp cho sự phát triển kinh tế- xã hội của Việt Nam.
Trước đó vào chiều cùng ngày khi tiếp ông Kim Jung Tai, Chủ tịch Tập đoàn Tài chính Hana, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, việc đầu tư vào Việt Nam của Hana là sự lựa chọn hết sức đúng đắn, kịp thời. Chính phủ Việt Nam sẽ tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp Hàn Quốc làm ăn thành công tại Việt Nam; trong đó nỗ lực hết sức để sự hợp tác, làm ăn của Tập đoàn Tài chính Hana thành công tốt đẹp.
Thành Chung
Theo baochinhphu.vn
Nâng cao hiệu quả hoạt động mua bán và sáp nhập ngân hàng tại Việt Nam Quá trình tái cơ cấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam đã và đang có những bước tiến tích cực. Hệ thống ngân hàng đã có sự phân hóa mạnh mẽ về mặt chất lượng tài sản, năng lực tài chính và sức cạnh tranh trên thị trường. Hệ thống ngân hàng đã có sự phân hóa mạnh mẽ. Một số ngân...