Dự đoán điểm chuẩn cao, ĐH Bách khoa Hà Nội sẽ có thêm tiêu chí phụ
ĐH Bách khoa Hà Nội dự kiến công bố điểm chuẩn vào ngày 13/7 hoặc 14/7. Lãnh đạo nhà trường nhận định điểm chuẩn năm nay cao hơn năm ngoái.
Kết thúc kỳ thi THPT quốc gia, nhiều giáo viên dự đoán điểm chuẩn xét tuyển vào các trường đại học năm nay có thể tăng so với năm trước, bởi đề thi được đánh giá khá dễ.
Có thể chỉ tuyển thí sinh có nguyện vọng vào ĐH Bách khoa
PGS.TS Trần Văn Tớp – Phó hiệu trưởng ĐH Bách khoa Hà Nội – cho biết qua tìm hiểu, nhiều giảng viên cũng đánh giá đề thi năm nay dễ hơn năm ngoái, điểm của thí sinh sẽ cao. Tuy nhiên, ông Tớp cho rằng phải đợi đến khi các sở GD&ĐT công bố điểm thi mới đánh giá được phổ điểm.
Phó hiệu trưởng ĐH Bách khoa Hà Nội thông tin trường sẽ xác định điểm chuẩn từ ngày 13/7 đến 14/7, sau khi công bố điểm thi khoảng một tuần. Đồng thời, nhà trường đang lên phương án về việc thêm tiêu chí phụ để xét tuyển.
Ông Trần Văn Tớp, Phó hiệu trưởng ĐH Bách khoa Hà Nội. Ảnh: Tiến Tuấn.
Ông Tớp giải thích năm nay, điểm của thí sinh có thể sẽ cao hơn các năm. Năm trước, khi thiếu chỉ tiêu, trường chỉ hạ điểm chuẩn của các ngành xuống 0,1, khoảng 100 em trúng tuyển vào trường, nhưng năm nay có thể là 400 em. Mùa tuyển sinh này, chỉ tiêu của trường có hạn, để tạo công bằng giữa các thí sinh, có thể ưu tiên chỉ nhận những em đăng ký nguyện vọng vào các ngành của ĐH Bách khoa Hà Nội.
Về lo lắng lượng thí sinh ảo, PGS.TS Trần Văn Tớp thông tin phần mềm tuyển sinh của Bộ GD&ĐT cho phép các trường thực hiện lọc thí sinh ảo 3 lần nên không đáng lo ngại. Ngoài ra, các trường cũng thành lập nhóm xét tuyển chung nên sẽ giảm thiểu đáng kể.
Giao cho các sở GD&ĐT chấm thi
Theo PGS.TS Trần Văn Tớp, việc chấm thi được giao cho các sở GD&ĐT là chính, nhà trường chỉ cử 2 cán bộ đến tỉnh Quảng Ninh tham gia với tư cách giám sát việc chấm bài.
Với nhiều ý kiến thắc mắc bài thi tổ hợp sẽ được chấm như thế nào, ông Tớp phân tích: Hai bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học); Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân) sẽ được chấm theo hình thức trắc nghiệm, quét bằng máy. Điểm của bài thi tổ hợp sẽ là điểm của 3 môn thi cộng lại.
Video đang HOT
Tại Hà Nội, ông Ngô Văn Chất – Trưởng phòng Quản lý thi và Kiểm định chất lượng – cho biết sở huy động 697 cán bộ, giáo viên tham gia công tác chấm thi.
Trong đó, hơn 300 giáo viên THPT sẽ phụ trách chấm thi. Trường ĐH chịu trách nhiệm thanh tra, giám sát. Tổ chấm trắc nghiệm bắt đầu tiến hành dưới sự giám sát của thanh tra từ sở, các trường đại học và bộ. Công tác chấm thi dự kiến hoàn tất vào ngày 6/7 theo lịch của Bộ GD&ĐT.
Tại Nghệ An, ông Nguyễn Trọng Hoàn, Chánh văn phòng Sở GD&ĐT Nghệ An, nói ngay trong ngày 27/6, đoàn thanh tra của Bộ GD&ĐT và ĐH Vinh cũng đã thanh tra công tác chấm thi tại tỉnh này. Năm nay, trừ môn Ngữ văn, tất cả môn còn lại đều chấm theo hình thức trắc nghiệm nên số lượng giáo viên điều động chấm thi giảm.
Tuy vậy, quy trình chấm thi vẫn phải thực hiện hết sức nghiêm ngặt với sự tham gia của nhiều lực lượng, đặc biệt là công an. Dự kiến, công tác chấm thi sẽ hoàn tất trong ngày 3/7.
Phổ điểm thi có thể cao hơn năm ngoái
Tiến sĩ Trần Đình Lý, Trưởng phòng Đào tạo, ĐH Nông Lâm TP.HCM, nhận định điểm sàn năm nay sẽ tăng 1-2 điểm so với năm ngoái, do vậy điểm chuẩn vào các trường đại học sẽ tăng.
Cô Nguyễn Thị Bích Ngọc, giảng viên ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM), dự đoán điểm chuẩn vào các trường khối ngành Y, Dược sẽ tăng cao.
“Tôi nghĩ phổ điểm 17-20 trong tổ hợp xét tuyển 3 môn sẽ chiếm tỷ lệ cao, điểm từ 22-25 cũng nhiều. Điểm chuẩn các trường thuộc khối ngành Y, Dược có thể tăng cao”, cô Ngọc nhận định.
Theo Zing
Phương án thi THPT 2017: Các trường bị 'quay' xoành xoạch
Các trường phải chuyển đổi giáo án, điều chỉnh chương trình, lịch học, phương pháp dạy và cách ra đề từ tự luận sang trắc nghiệm một cách gấp gáp.
Phương án thi THPT quốc gia năm 2017 tuy được đánh giá là đã tiếp thu, chỉnh sửa phù hợp hơn so với dự thảo, song vẫn khiến các trường THPT xáo trộn nhiều trong dạy và học.
Lo bài thi trắc nghiệm quá dài
Đối với bài thi tổ hợp Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội, ông Nguyễn Hùng Khương, Phó hiệu trưởng trường THPT Bùi Thị Xuân, quận 1, TP.HCM cho rằng dự thảo trước đây là 20 câu cho mỗi môn thành phần thì mọi người nói quá ít để đánh giá học sinh. Nay trong phương án chính thức Bộ đã nâng lên thành 40 câu, tổng cộng sẽ là 120 câu cho thời gian thi 150 phút.
"Với thời gian thi trắc nghiệm dài như vậy, tôi lo học sinh thi sẽ rất mệt dù cho đề có dễ đi nữa. Nếu Bộ điều chỉnh 30 câu mỗi môn, tôi nghĩ sẽ hợp lý và vừa sức học sinh hơn", ông Khương nói.
Nhiều trường THPT phải thay đổi lại thời khóa biểu, chương trình học để thích nghi với phương án thi THPT quốc gia 2017. Ảnh: Tiền Phong.
Ông Nguyễn Đình Độ, Phó hiệu trưởng Trường THPT Thành Nhân, quận Tân Phú, cho biết Bộ GD&ĐT chưa nói rõ năm nay những thí sinh có các chứng chỉ IELTS, TOEIC, TOEFL... có được miễn thi Ngoại ngữ như những năm trước đây hay không.
Trường đại học cũng nên công bố sớm các tổ hợp xét tuyển đại học ra sao, xét toàn bài hay chỉ xét theo khối thi để học sinh có định hướng học tập đúng. Bộ và các trường đại học cần nói rõ để các em này biết và điều chỉnh kế hoạch học tập phù hợp", ông Độ kiến nghị.
Ông Bùi Gia Hiếu, Hiệu trưởng Trường THPT Nhân Việt, quận Tân Phú cho rằng: "Với lượng thời gian thi trắc nghiệm, bài thi tổ hợp là 150 phút là khá dài nên ít nhiều sẽ gây khó khăn cho học sinh. Vì thế, đòi hỏi học sinh phải có kỹ năng và chiến lược riêng. Bên cạnh đó, nếu học sinh được tập luyện trước thì sẽ không bị áp lực lớn trong quá trình làm bài", ông Hiếu cho biết.
Theo ông Hiếu, năm học này khá nặng cho học sinh bởi bắt buộc học sinh phải thi ít nhất 6 môn để xét tốt nghiệp THPT, trong khi năm trước là 4 môn.
Thầy Lê Vinh, Hiệu trưởng trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn (Đà Nẵng) cho rằng: Về ba môn thi bắt buộc gồm Toán, Văn, Ngoại ngữ, chúng ta gần như không phải băn khoăn gì. Riêng hai môn mới là Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội trước đây chỉ có 60 câu, nay điều chỉnh lên 120 câu với thời lượng 150 phút là quá nhiều. Bởi mỗi câu có 4 đáp án, càng về sau học sinh sẽ giảm mất sự tập trung cũng như tư duy nên có em sẽ "tích" bừa hoặc sự cân nhắc không còn chuẩn được như trả lời những câu đầu tiên.
"Tất nhiên, việc gì cũng có hai mặt, nếu ít câu hỏi quá cũng khó đánh giá được chất lượng thực sự của học sinh. Theo tôi, khi Bộ đã chọn phương án nâng câu hỏi lên 120 câu như thế thì cần ra câu hỏi ngắn gọn để học sinh dễ làm bài, tránh tâm lý mệt mỏi", thầy Lê Vinh nói.
Ông Vinh chia sẻ, điều ông lo lắng nhất là môn Giáo dục công dân. Đây là lần đầu tiên môn học này được đưa vào kỳ thi. Do vậy, riêng môn này ngay sau khi có dự thảo, trường đã họp tổ bộ môn để yêu cầu giáo viên viết lại khung chương trình, lên kế hoạch dạy học và chuẩn bị xây dựng các bộ câu hỏi trắc nghiệm liên quan để cho học sinh dần làm quen.
Ông Nguyễn Quang Thuấn, Hiệu trưởng trường THPT Chuyên Thái Nguyên bày tỏ sự lo lắng về các môn lần đầu thi trắc nghiệm như Toán, Lịch sử, Địa lý và Giáo dục công dân sẽ khiến học sinh bỡ ngỡ. Đặc biệt là môn giáo dục công dân, lâu nay học sinh chưa có sự quan tâm đúng mực nay giáo viên phải có hướng dẫn cụ thể để học sinh yên tâm học tập.
"Ngoài dạy tốt kiến thức nền, trường chỉ đạo các bộ môn từ này phải tích cực tham gia làm đề trắc nghiệm và cho học sinh trải nghiệm hàng ngày, hàng giờ trong lớp học", ông Thuấn nói. Riêng các bài thi Khoa học tự nhiên, Khoa học Xã hội trường vẫn phải chờ đề thi minh họa.
Nhiều xáo trộn
Ngoài các môn Toán, Sử, Địa chuyển từ thi tự luận sang trắc nghiệm thì lần đầu tiên môn Giáo dục công dân được đưa vào thi để xét tốt nghiệp THPT. Đây là điều khiến các trường phổ thông lo lắng bởi môn này xưa nay được xem là môn phụ, học cho có thì nay được xếp vào ngang hàng với các môn chính khác.
Theo ông Nguyễn Hùng Khương, việc chuyển đổi hình thức thi 2 môn Sử và Địa ít nhiều cũng có chút khó khăn, nhưng do 2 môn này vẫn nằm trong 8 môn học được thường xuyên kiểm tra chung và vẫn có nhiều học sinh vẫn thi nên cơ bản sẽ khắc phục được khó khăn. Tuy nhiên, môn Giáo dục công dân thật sự là bất ngờ trong phương án thi năm nay.
"Do đó, nhà trường sẽ phải họp bàn bạc kỹ với các giáo viên để bố trí lịch học và ôn tập cho hợp lý để học sinh làm quen sớm với cách thi trắc nghiệm ở các môn mới áp dụng trong năm nay", ông Khương nói.
Còn ông Nguyễn Đình Độ, Phó hiệu trưởng trường THPT Thành Nhân cho biết trong vài ngày tới, nhà trường sẽ phải sắp xếp lại toàn bộ lịch học cũng như thời lượng chương trình để phù hợp với phương án thi mới.
Theo đó, môn Toán nhà trường phân công mỗi giáo viên soạn lại giáo án một chương theo hình thức trắc nghiệm để thay thế giáo án trước đây, thời khóa biểu của trường cũng điều chỉnh theo hướng tăng những môn dự kiến thi trong bài tổ hợp.
"Chẳng hạn như môn Sinh, trước đây, các em được học 2 tiết/tuần thì nhà trường tăng lên thành 3 tiết/tuần. Sau khi kết thúc chương trình học, nhà trường sẽ tăng tiết các môn thi thêm nữa", ông Độ nói.
"Chúng tôi không sợ thay đổi, chỉ sợ không bền vững, đừng có năm nay thế này năm sau thế khác khiến giáo viên mất công mà học sinh thì thích nghi không kịp", ông Độ nói.
Bà Nguyễn Thị Ánh Mai, Hiệu trưởng trường THPT Võ Trường Toản, quận 12, TP.HCM cho biết: "Trước đây các em học theo hình thức 4 môn giờ chuyển thành 6 môn và hình thức thi cũng thay đổi nên dự kiến Nhà trường sẽ phải sắp lại lớp học theo nguyện vọng của học sinh và tăng tiết nhiều môn".
Theo Nguyễn Dũng / Tiền Phong
Thi THPT quốc gia 2017: Công bố phương án chính thức Chiều 28/9, Bộ GD&ĐT họp báo công bố phương án thi THPT quốc gia 2017. Theo đó, môn Ngữ văn thi tự luận, các môn còn lại theo hình thức trắc nghiệm. Lãnh đạo Bộ GD&ĐT cho biết ngay trong hôm nay, Bộ này gửi công văn về phương án thi chính thức năm 2017 cho các trường trên toàn quốc để kịp...