Đủ điểm sàn, học Cử nhân liên kết tại ĐH Kinh tế, ĐHQGHN

Theo dõi VGT trên

Với lợi thế riêng về bằng cấp nước ngoài và chi phí hợp lý, các chương trình cử nhân liên kết quốc tế đang là một lựa chọn thu hút nhiều phụ huynh và học sinh. Một trong các điểm đến tin cậy hiện nay của các phụ huynh là Trường ĐH Kinh tế, ĐHQGHN.

Tháng 7 là thời điểm các thí sinh trải qua thời gian thi cử quyết định sau 12 năm đèn sách. Theo đáp án mà Bộ GD-ĐT công bố, các em có thể tính toán sơ bộ điểm của mình. Nếu kết quả thi không vượt qua ngưỡng điểm chuẩn Nguyện vọng 1 của các trường, cánh cửa đại học chưa hẳn đã đóng lại. Khi thí sinh đạt từ điểm sàn của Bộ GD-DT trở lên (khoảng 13, 14 điểm tùy khối thi, tùy từng năm), các em sẽ có cơ hội được học các chương trình đại học liên kết quốc tế tại Việt Nam.

Đủ điểm sàn, học Cử nhân liên kết tại ĐH Kinh tế, ĐHQGHN - Hình 1

Thầy và trò tại Trung tâm đào tạo và giáo dục quốc tế, ĐH Kinh tế, ĐHQGHN.

Trường ĐH Kinh tế, ĐHQGHN là một trong các điểm đến tin cậy hiện nay của các phụ huynh và học sinh. Bên cạnh các chương trình đào tạo trong nước, trường có nhiều năm kinh nghiệm kết hợp với các trường ĐH uy tín, được kiểm định và xếp hạng cao tại Mỹ và New Zealand để mang lại cơ hội học tập và hội nhập quốc tế cho học sinh Việt Nam. Hiện tại, trường có 2 chương trình đào tạo cử nhân liên kết uy tín trong lĩnh vực chuyên môn của trường là Kinh tế và kinh doanh:

1. Chương trình cử nhân Quản trị Kinh doanh, học 3,5 năm tại Trường ĐH Kinh tế, ĐHQGHN nhận bằng ĐH TROY, Hoa Kỳ (gọi tắt là BSBA Troy): đang tuyển sinh Khóa 10.

&middot Chương trình đào tạo các doanh nhân và các nhà quản lý tương lai

&middot Ngôn ngữ học: tiếng Anh 100%, sinh viên có môi trường toàn diện để học và sử dụng tiếng Anh, sau khi ra trường thích ứng nhanh với môi trường làm việc quốc tế năng động.

&middot Thời gian học: 3,5 năm (10 học kỳ) toàn phần tại Việt Nam, nhận bằng ĐH Troy, Mỹ.

&middot ĐH Troy thuộc top 100 ĐH Công lập Mỹ (theo tạp chí Forbes), được SACS và ACBSP kiểm định.

&middot Cơ hội được chuyển tiếp sang Mỹ và các học xá khác của Troy trên thế giới

&middot Đã đào tạo được 9 khóa (5 khóa đã ra trường), đa số có việc làm tốt trong các tập đoàn nước ngoài, tổ chức phi chính phủ, các ngân hàng, tổ chức tài chính, các doanh nghiệp.

2. Chương trình cử nhân Kinh tế – Tài chính, học 2 năm tại trường ĐH Kinh tế, ĐHQGHN và 2 năm tại ĐH Massey, New Zealand, nhận bằng ĐH Massey: đang tuyển sinh Khóa 3.

&middot Điểm đến New Zealand là một trong những nước nổi tiếng yên bình và có nền giáo dục phát triển cao nhất thế giới.

&middot Việc học 2 năm tại VN sẽ chuẩn bị hành trang tốt nhất về Ngoại ngữ, Văn hóa để sinh viên du học thuận lợi hơn, không bỡ ngỡ khi sang nước ngoài.

&middot Trường ĐH Massey thuộc top 5% các trường Kinh doanh thế giới, được AACSB kiểm định.

&middot Tiết kiệm cho sinh viên tới 60% tổng chi phí so với việc đi du học 4 năm tại New Zealand. Ngoài ra còn có các học bổng cho các sinh viên xuất sắc từng môn và cả quả trình học 2 năm tại VN, 2 năm tại New Zealand

&middot Chương trình được xây dựng hợp lý, có tính ứng dụng cao. Ra trường các em có cơ hội ở lại NZ làm việc hoặc làm việc trong các tập đoàn quốc tế tại VN.

Đủ điểm sàn, học Cử nhân liên kết tại ĐH Kinh tế, ĐHQGHN - Hình 2

Một buổi học của chương trình cử nhân Quản trị Kinh doanh ĐH Troy tại ĐH Kinh tế, ĐHQGHN.

Hai chương trình đều đưa ra các điều kiện đầu vào là điểm sàn kỳ thi Đại học của Bộ GD-ĐT, và các chứng chỉ tiếng Anh (IELTS, TOEFL). Đây không phải là những rào cản quá khó để vượt qua đối với các học viên, nhưng nó là điều kiện căn bản để các học viên có thể theo học và thực sự nâng cao khả năng của mình tại một môi trường quốc tế ngay tại Việt Nam.Với điều kiện đầu vào như trên, các em thí sinh thi khối D sẽ có lợi thế hơn khi có nền tảng tiếng Anh tốt. Tuy nhiên thực tế là nhiều em theo khối A, khối C… vẫn đủ khả năng tiếng Anh để theo học chương trình sau khi tham gia các khóa học tiếng Anh bổ trợ (4 cấp độ) được thiết kế ở đầu chương trình.Ngoài ra, chương trình BBS Massey còn có giảng viên nước ngoài từ ĐH Massey sang VN trong 3.5 tháng để luyện IELTS cho các em.

Video đang HOT

Chỉ cần các em thí sinh có quyết tâm và nỗ lực học tập, cánh cửa vào học đại học liên kết quốc tế tại Trường ĐH Kinh tế, Đại học Quốc gia HN vẫn luôn rộng mở. Con đường thành công trong tương lai sẽ đến khi các em chọn được môi trường phù hợp với năng lực bản thân và có những đầu tư xứng đáng trong giai đoạn bước ngoặt này.

Quý phụ huynh và các em học sinh cần tư vấn thêm, hãy tham gia Ngày hội tuyển sinh L

iên kết quốc tế tại Đại học Kinh tế, ĐH Quốc Gia Hà Nội vào 30/07. Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Trung tâm Đào tạo và Giáo dục Quốc tế, Trường ĐH Kinh tế, ĐHQGHN,

Phòng 501, nhà E4, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: 043 7549901 hoặc Hotline 0947 004 809

Theo Dân Trí

3 năm không bằng 30 phút...

Mặc dù Bộ GD-ĐT chưa có kết luận chính thức về kết quả thi tốt năm nay và các sự cố liên quan, nhưng thông tin về kỳ thi tốt nghiệp THPT thu hút lượng quan tâm lớn của những người trong cuộc: phụ huynh, học sinh và cả giáo viên. Những ngày qua, VietNamNet nhận được nhiều ý kiến phản hồi của độc giả bày tỏ ý nguyện từ câu chuyện thi tốt nghiệp này.

3 năm không bằng 30 phút... - Hình 1

Thí sinh làm bài thi tốt nghiệp. Ảnh: Hương Giang

Họ tên: Hoàng
Tiêu đề: Nên bỏ thi tốt nghiệp

Tôi là một giáo viên Toán dạy cấp 3, ra trường và đi dạy 10 năm. Tôi đồng tình với nhiều ý kiến cho rằng nên bỏ thi tốt nghiệp THPT. Cách làm giáo dục của nước ta hiện nay quá tốn kém và mệt mỏi. Việc các thầy cô dạy dỗ cả 3 năm cuối cùng không bằng một ông coi thi 30 phút cho học sinh chép bài tự do. Việc cử thanh tra Bộ ủy quyền và chấm chéo chỉ thêm tốn kém.

Họ tên: Pippi tất dài
Tiêu đề: Kết quả ảo

Tôi thấy một điều là kết quả thi tốt nghiệp năm nay quá ảo, không hề phản ánh đúng thực trạng chất lượng giáo dục.

Ý kiến cá nhân tôi cho rằng nên xét tốt nghiệp dựa vào kết quả 3 năm học, sau đó tập trung thật tốt cho kì thi đại học. Chứ thực sự, kì thi tốt nghiệp tôi thấy vừa tốn kém, vừa hình thức, vừa quá nhiều tiêu cực, và kết quả thì chỉ mang lại những câu hỏi lớn cho toàn xã hội. Tôi không thấy mặt gì là tích cực ở kì thi tốt nghiệp hàng năm. Vậy thì để nó tồn tại làm gì?

Họ tên: Bắc Việt
Tiêu đề: Bao giờ giáo dục mới thay đổi?

Tôi là một người ở nông thôn, tốt nghiệp cách đây đã 10 năm rồi.

Tôi năm đó trường mình tốt nghiệp có 47% thầy hiệu trưởng đã nói chưa có năm nào kết quả lại tồi tệ như năm nay. Chúng tôi đã nói rằng kết quả thấp nhưng là thực chất. Năm đó chúng tôi thi vào cao đẳng, đại học đỗ đến 92% và đến bây giờ theo tôi được biết thì con số đó vẫn chưa thay đổi được. Mỗi lần họp lớp, chúng tôi vẫn nói với thầy "chúng em làm thầy xấu hổ và cũng làm thầy tự hào".

Họ tên: Tienphong
Tiêu đề: Cần làm rõ vấn đề này

Lĩnh vực giáo dục - một lĩnh vực đáng lẽ phải là khuôn mẫu, là chuẩn mực, song tiếc thay bây giờ một bộ phận thày thì không cần quan tâm đến chất lượng giáo dục, chỉ biết đến trường dạy cho hết giờ rồi về, không cần biết học sinh học hành ra sao. Một bộ phận học sinh thì lười học, ỷ lại, hư hỏng. Một số thày, cô có tâm huyết, thường hay quát, mắng, thậm chí cả đòn, roi với học sinh (tôi cho rằng đấy mới là những người có trách nhiệm) thì bị phê phán, lên án, thậm chí bị kỷ luật. Cuối năm học sinh vẫn lên lớp, vẫn tốt nghiệp bình thường. Bệnh thành tích đang có rất rõ ở ngành giáo dục thì cớ gì các ngành khác lại không trở thành phổ biến. Bao giờ con thuyền giáo dục Việt Nam mới đi ra được biển lớn?

Họ tên: Nguyễn Văn Trường
Tiêu đề: Cần tỉnh táo

Các bậc phụ huynh đừng có cho rằng con cái mình đỗ tốt nghiệp là điều đáng mừng. Thử hỏi, sau khi ra trường, các em sẽ có thể làm gì với những kiến thức "ảo" mà các em có được. Tâm lý thi là đỗ sẽ không tạo ra cho các em động lực để học tập thực sự Chợt nhớ tới thầy Khoa và thầy Nhân ... Bao năm sau mới có những người dám nghĩ dám làm như thầy Nhân.

Họ tên: Đỗ Quang Ngọc
Tiêu đề: Đỗ cao là tốt

Đỗ thấp mọi người sẽ phê phán chất lượng việc dạy và học, lên án chương trình giáo khoa, lên án giáo viên, học sinh, thậm chí cả phụ huynh cũng bị chỉ trích. Đỗ cao các vị lại nói là không thực tế, bệnh thành tích, tiêu cực.

Đằng nào kết quả cũng bị dư luận chỉ trích, đỗ càng cao thì càng nhiều em học sinh được nhờ. Đáng ra học xong lớp 12 là đương nhiên phải được tốt nghiệp rồi (nhiều nước tiên tiến trên thế giới đều vậy). Đằng này, chúng ta cứ để học sinh lên lớp ào ào suốt 12 năm không cần biết kiến thức thế nào, cuối cùng đến khâu cuối thì không cho nhận bằng tốt nghiệp, có phải quá vô trách nhiệm?

Họ tên: Jjino
Tiêu đề: Suy nghĩ của 1 học sinh

Năm nay con học lớp 11, năm sau rồi con cũng sẽ đối mặt với kỳ thi này, đọc các tin về tỷ lệ đậu cao con rất mừng vì kỳ thi này có thể sẽ không nhiều áp lực, là học sinh cuối cấp thế này rất nhiều cái lo cô chú ạ, áp lực học tập và thi cử, lựa chọn ngành nghề làm chúng con như bị bao vây giữa mê cung mà chính bản thân phải tự tìm lấy lối thoát, con tự nghĩ những cô chú đang chỉ trích tỷ lệ đỗ tốt nghiệp cao thế kia có nghĩ đến thời buổi bây giờ cầm tấm bằng tốt nghiệp PT sẽ làm - xin - kiếm được công việc như thế nào ? Đỗ tốt nghiệp chỉ là bước đà cho việc thi đại học và học lên cao nữa..., cho 1 tấm bằng phổ thông cho 12 năm học có gì là phí ?

3 năm không bằng 30 phút... - Hình 2

Ảnh: Minh Thái

Họ tên: Lương Ngọc Vĩnh
Tiêu đề: Con đỗ mà chẳng thấy vui

Muốn biết kết quả thi tốt nghiệp phổ thông trung học có thực chất hay không, hãy điều tra bằng phiếu trắc nghiệm với giáo viên, phụ huynh và học sinh về tính nghiêm túc của kỳ thi là biết ngay thôi mà

Tôi cũng có con thi năm nay. Cháu học rất kém môn văn và Anh văn vì chỉ tập trung học môn thi đại học, gia đình rất lo nhưng cháu bảo cứ yên tâm có mấy ai trượt tốt nghiệp đâu mà lo. Trước khi vào thi các thầy ở trường và hội đồng thi đều dặn phải giúp đỡ nhau. Thế nên dù con đỗ tốt nghiệp nhưng tôi chả có gì phấn khởi mà chỉ thấy lo cho nền giáo dục nước nhà.

Họ tên: lifebuoy
Tiêu đề: Nên bỏ kì thi tốt nghiệp

Theo tôi, nên bỏ kì thi này Như thầy Văn Như Cương cũng từng nói. Không nên mất quá nhiều tiề.n bạc vào một kì thi mà chỉ để loại ra vài học sinh. 12 năm đi học, bao công sức, mong chờ, không để các em qua được thì... Hiện nay thì đến bằng đại học nhiều khi xin việc còn chật vật, sao không thể cho các em có 1 tấm bằng tốt nghiệp giúp có được 1 việc làm chứ, chất hay không thì mỗi trường, mỗi người đều thấy.

Họ tên: Honest
Tiêu đề: Giáo dục hay sự đối phó?

Mục đích của giáo dục là gì? Một cách đơn giản tôi nghĩ rằng là tạo ra con người hữu ích cho xã hội. Nhưng cách thi cử thế nào, nó cho người ta có cảm giác rằng giáo dục đang tạo ra những con người chỉ biết đối phó, điển hình là chạy đua thành tích. Bệnh đối phó thật sự là một bi kịch trong xã hội hiện nay. Khi không đối phó, người ta dám nhìn vào sự thật để mà giải quyết vấn đề. Với thành tích thế này tạo ra cảm giác cho những công dân tương lai này rất e sợ với sự thất bại. Nhưng bản chất của cuộc sống là ta học được những giá trị quý báu từ những thất bại. Vậy mục đích của giáo dục là giúp cho học sinh những kỹ năng để tự hoàn thiện chứ không phải những kỹ năng đối phó.

3 năm không bằng 30 phút... - Hình 3

Ảnh: Minh Thái

Họ tên: linhlinh
Tiêu đề: Quá nhiều tiêu cực, thi làm gì cho mệt

Mình nghĩ tốt hơn hết Bộ GD-ĐT hãy xem xét về việc bỏ hẳn kì thi tốt nghiệp THPT vì những tiêu cực mà nó phát sinh dẫn đến những kết quả "ảo" chỉ mang tính hình thức.

Những cảnh "bình thường" và "quen thuộc" trong kì thi khu vực mình là: giáo viên coi lỏng, học sinh dùng phao như chốn không người, trao đổi bài trong phạm vi cả phòng thi (đặc biệt các môn thi trắc nghiệm), giáo viên nhắc bài cho học sinh. Bạn bè mình còn cay cú nói rằng : "hơn nhau điểm văn với điểm địa (tự luận, trừ môn toán vì lí do dễ hiểu: đề toán năm nay quá dễ) chứ trắc nghiệm chép nhau hết rồi, cùng một số điểm cả, đúng ra chấm một bài đại diện là được rồi".Nghĩ mà xót xa!

Họ tên: bunny_itvn
Tiêu đề: Thi tốt nghiệp để làm gì?

Năm 2009 mình thi tốt nghiệp môn Địa lý, trong phòng nếu có thí sinh nào không làm được bài, "thày giám thị" còn chạy từ đầu bàn tới cuối bàn xin "phao" cho copy nữa cơ, chỉ có một số thày cô là làm nghiêm,thi tốt nghiệp xong là tài liệu photo đầy sân trường, mang tiếng thanh tra của Sở về mà còn như thế, thử hỏi thi tốt nghiệp như vậy thì thi làm gì nhỉ?

Họ tên: thay giao lang
Tiêu đề: Bình thường hay bất thường?

Là giáo viên, tôi thấy tỉ lệ tốt nghiệp chung của cả tỉnh gần 100% (đặc biệt hệ giáo dục thường xuyên) là bất thường. Đề thi một số môn năm nay dễ đến "bất thường". Tỉ lệ tốt nghiệp của một số tỉnh tăng lên "bất thường" (tăng gần 20 -30%). Các tỉnh có điều kiện khó khăn lại có tỉ lệ tốt nghiệp cao "bất thường" so với các tỉnh có điều kiện thuận lợi. "Bất thường" ở chỗ Bộ GD-ĐT không thấy sự "bất thường".

Họ tên: Tuệ
Tiêu đề: Tốt hơn là bỏ hẳn thi tốt nghiệp

Nếu nó không quan trọng nữa thì bỏ đi có phải tiết kiệm bao nhiêu tiề.n của đất nước, tiề.n bạc của gia đình các bác và công sức ôn thi của các bạn? Còn nếu bạn có ý định đi du học hoặc không thi đại học thì bạn hoàn toàn có thể vứt bỏ đám sách vở dầy cộp sang 1 bên, không phải bù đầu vào chúng nữa.

Họ tên: huybom
Tiêu đề: Hãy nói không với tiêu cực và bệnh thành tích

Năm 2006, thầy Đỗ Việt Khoa đã dũng cảm đưa ra bằng chứng về những " trò hề" trong thi tốt nghiệp THPT. Năm 2007, tôi thi tốt nghiệp. Tôi lo lắm, học mờ cả mắt.....1 năm, 2 năm, 3 năm. Bây giờ cái khẩu hiệu " Nói không với bệnh thành tích trong thi cử" đã chìm sâu, "không sủi tăm" nữa. Đến bây giờ thi tốt nghiệp THPT đã trở về với quỹ đạo trước 2006 nghĩa là đỗ hết đỗ tất. Nhưng bây giờ có phần kín đáo hơn, học sinh tinh vi hơn, giáo viên dè dặt hơn....

Họ tên: Nonsense
Tiêu đề: Không nên thi tốt nghiệp

Đọc để hiểu rằng vì sao mà ngành giáo dục kêu gọi học thật, thi thật cả hàng chục năm nay, nhưng kết quả thì vẫn là con số 0.

Nếu đã là thi cử kiểu như bây giờ, tốt nhất nên bỏ hẳn đi, chỉ cần có một cái chứng chỉ đã hoàn thành chương trình phổ thông là được rồi. Chứ chẳng có một "kì thi" nào mà 100 người thi thì 99 người đậu như thế.

Dù có kém hiểu biết đến bao nhiêu đi chăng nữa, thì chúng tôi, những người giáo viên, cũng đều nhận ra cái vai hề mà chúng tôi phải diễn vào mỗi kì thi tốt nghiệp hằng năm.

Họ tên: Minh
Tiêu đề: Tỷ lệ tốt nghiệp

Cứ sau mỗi đợt thi tốt nghiệp là người ta lại bàn tới tỉ lệ tốt nghiệp của từng địa phương. Tại sao phải đặt ra chỉ tiêu đó để xảy ra tiêu cực trong khi mình không quy chung nó vào tỷ lệ cho cả nước? Những giải pháp cho những em thi rớt tốt nghiệp là những điều nên bàn nhiều hơn là tỷ lệ để rồi đán.h giá thi đua của từng địa phương. Mọi sự so sánh đều khập khiễng. Mỗi địa phương mỗi cảnh cho nên vô hình chung cái tỷ lệ này đã làm cho tiêu cực xảy ra.

Họ tên: Tiề.n
Tiêu đề: Hệ thống chạy theo thành tích

Nếu nói như các vị trên đây là bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT thì các bài kiểm tra học kỳ cũng nên bỏ nốt.Vì học không thi hoặc cứ thi là đổ thì học sinh đâu có học và hậu quả là thầy cô gánh chịu vì khuyên không được, biện pháp thì không dám rắn vì bị kỷ luật ngay do vi phạm đạo đức nhà giáo. Vậy là thầy cô "làm xiếc" với điểm kẻo bị lãnh đạo phê bình. Lãnh đạo thấp nhất thì nặng nhẹ với giáo viên, lãnh đạo trường thì bị lãnh đạo Sở nặng nhẹ, lãnh đạo Sở lại bị lãnh đạo tỉnh phê bình, cứ như thế nó làm thành một xâu chuỗi chạy theo thành tích và gian lận trong học tập, thi cử và cuối cùng là mất tất cả: hình ảnh người thầy, đạo đức là người (ít nhất là sự trung thực) của thầy và trò, chất lượng xã hội ....?!

Họ tên: Dư luận Việt
Tiêu đề: Nhìn theo hướng cửa sổ

Quả thật, thực trạng thành tích là lối mòn của giáo dục Việt Nam nhưng tại sao lại phải quá khắt khe như thế khi biết không thể có sự đồng lòng của toàn xã hội?

Tốt nghiệp là thủ tục hành chính cho những học sinh rời ghế nhà trường còn việc chặt chẽ nghiêm minh đã có kì thi đại học lãnh sứ mệnh.

Có tấm bằng tốt nghiệp cũng là giúp một bộ phận không nhỏ công dân có thể kiếm được việc làm nếu khả năng học tiếp khó khăn, nó cũng góp phần giảm tỉ lệ thất nghiệp oan ức cho lứa công dân mới của đất nước.

Ngành giáo dục nên chuyên tâm vào tinh lọc đội ngũ lao động có chuyên môn chất lượng bằng cách làm tốt công tác tuyển sinh đại học và quá trình đào tạo.

Và đội ngũ nhà giáo nếu tâm huyết thì xin hãy bồi dưỡng cho những lứa học sinh mai sau thêm chắc chắn kiến thức vững vàng bản lĩnh bước tiếp những chặng đường gian nan sau này.

Theo VNN

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Đình chỉ cô giáo ở Hà Nội có hành vi thân mật với na.m sin.h trong lớp học
17:15:34 02/10/2024
Vụ clip phản cảm giữa học sinh và giáo viên: Na.m sin.h thừa nhận "đùa cợt quá mức"
17:20:18 02/10/2024
NSƯT Hữu Châu bị réo chèn ép diễn viên trẻ, Phan Đạt công khai tin nhắn riêng tư
16:19:43 02/10/2024
Bà Phương Hằng "quay xe", huỷ kèo quyên góp bão lũ, bị 1 sao nam réo thẳng tên
17:44:50 02/10/2024
Lại thêm drama: Negav nghi xúc phạm giáo viên, đây là lý do thôi học?
20:46:05 02/10/2024
Nữ giáo viên trẻ có cử chỉ thân mật, phản cảm với na.m sin.h THPT tường trình gì?
17:23:55 02/10/2024
Phùng Tiểu Cương: Diddy bản Trung, biến em Triệu Lệ Dĩnh thành con rối mua vui
16:04:19 02/10/2024
Beyoncé nhận kết cục đắng vì dính líu tội ác của Diddy, thao túng Justin Bieber?
17:19:26 02/10/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiề.n bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Bắt thiếu niên phá két sắt trộm hơn 148 triệu đồng của đại lý

Pháp luật

23:52:41 02/10/2024
Chiều 2/10, Công an huyện Cư M gar cho biết, đơn vị vừa bắt giữ Nguyễn Phước Hồng Phúc (16 tuổ.i, trú tại thị trấn Quảng Phú) vì có hành vi phá két sắt lấy hơn 148 triệu đồng của một đại lý phân bón.

Bom tấn đứng top 1 toàn cầu: Thống trị 93 quốc gia, nam chính là tài tử đẹp trai nhất thế giới

Phim âu mỹ

23:28:30 02/10/2024
Không chỉ một mà có đến hai sao nam từng được bầu chọn là người đàn ông quyến rũ nhất hành tinh góp mặt trong tựa phim hành động hài hước này.

Negav hủy hết lịch trình, sẽ bị loại khỏi concert Anh Trai Say Hi sau liên hoàn phốt?

Sao việt

23:23:11 02/10/2024
Sự nghiệp vừa chớm nở của rapper này cũng đứng trước nguy cơ lụi tàn vì vấp phải làn sóng phản đối, tẩy chay của khán giả.

Sao Hoa ngữ 2/10: Châu Tinh Trì phẫu thuật thẩm mỹ, ảnh hậu Cbiz 20 năm bỏ cơm

Sao châu á

23:16:54 02/10/2024
Đạo diễn Vương Tinh tiết lộ nhiều chuyện về Châu Tinh Trì, từ chuyện tình cảm đến việc từng phẫu thuật thẩm mỹ; Trần Cẩn 20 năm không ăn cơm bị gọi là đồ dị hợm .

Diệp Lâm Anh: 'Tôi tận hưởng cuộc sống sau ly hôn!'

Nhạc việt

23:05:35 02/10/2024
Diệp Lâm Anh vừa ra mắt ca khúc Thế gian muôn màu. Sản phẩm đán.h dấu sự trở lại với âm nhạc của ca sĩ sau nhiều năm gián đoạn.

Lương Thế Thành xó.t x.a khi Thúy Diễm bị Dương Cẩm Lynh tát trên phim

Hậu trường phim

22:55:12 02/10/2024
Để đảm bảo tính chân thật và bộc lộ bản chất cay nghiệt của nhân vật Ba Huê, Dương Cẩm Lynh dùng sức tát mạnh Thúy Diễm khiến Lương Thế Thành ngỡ ngàng.

'Ác nữ' Kim So Yeon gây tò mò khi đóng phim hài về tìn.h dụ.c

Phim châu á

22:47:34 02/10/2024
Ác nữ Kim So Yeon vào vai nhân viên bán các sản phẩm dành cho người trên 19 tuổ.i ở một vùng quê, nơi tìn.h dụ.c vẫn còn là một chủ đề cấm kỵ.

Sốc: HLV Kim Sang-sik gọi lại Văn Quyết, ngó lơ Công Phượng

Sao thể thao

22:42:23 02/10/2024
Ngày 2-10, HLV Kim Sang-sik đã sớm công bố danh sách tập trung đội tuyển Việt Nam chuẩn bị cho hai trận giao hữu quốc tế gặp đội tuyển Ấn Độ và đội tuyển Lebanon nhân dịp FIFA Days tháng 10-2024.

Cách Singapore giải quyết tình trạng thiếu nước ngọt

Thế giới

21:37:15 02/10/2024
Cùng với đó, Singapore đã tận dụng hai phần ba diện tích bề mặt của mình để lưu trữ nước mưa. Nước từ mái nhà được dẫn qua các ống/cống vào một mạng lưới sông, kênh rạch và hồ chứa.

Hằng Du Mục bị nghi đưa người mới dự sinh nhật con trai, tấm gương hé lộ sự thật

Netizen

21:30:23 02/10/2024
Sau khi trở về trạng thái độc thân và nuôi dưỡng 4 con, Hằng Du Mục vẫn luôn được mọi người quan tâm. Mới đây, trong tiệc sinh nhật con trai, nữ TikToker bị nghi ngờ có người mới sau khi loạt chi tiết bị dân tình soi ra.

"Drama queen" Yuna Vũ phản ứng với sự xuất hiện của Á hậu Bùi Khánh Linh

Tv show

21:10:57 02/10/2024
Show hẹn hò Đảo Thiên Đường đang dần bước vào chặng nước rút và các mối quan hệ trong nhà chung cũng đã dần được xác định rõ ràng.