Đủ dạng liên kết đào tạo để “chiều lòng” thí sinh
Điểm không cần bằng điểm chuẩn vào trường, chỉ cần bằng điểm sàn của Bộ GD-ĐT, thậm chí không cần thi tuyển sinh, thí sinh vẫn có thể đỗ vào trường đại học. Đặc biệt, các trường còn “chiều lòng” thí sinh bằng cách muốn lấy bằng trong nước hoặc lấy bằng nước ngoài đều có.
Thí sinh có rất nhiều cơ hội vào đại học.
Xã hội hóa giáo dục đã mang lại cho thí sinh có thêm nhiều cơ hội vào đại học (ĐH), đặc biệt là thí sinh gia đình có điều kiện nhưng không thi đỗ kỳ thi tuyển sinh ĐH. Cũng chính xã hội hóa giáo dục đã cởi mở hơn cho các trường ĐH mở ra nhiều chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài. Chương trình này rất “chiều lòng” thí sinh. Điểm không cần bằng điểm chuẩn vào trường, chỉ cần bằng điểm sàn của Bộ GD-ĐT, thậm chí không cần thi ĐH, thí sinh vẫn có thể đỗ vào trường đại học có thể gọi là “tốp đầu” hiện nay.
Năm 2011, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội chiêu sinh vào các ngành liên kết đào tạo với các trường nổi tiếng nước ngoài như ĐH Troy (TROY) – Mỹ, Viện ĐHQG Bách khoa Grenoble (INPG) – Pháp, ĐH Leibniz Hannover (LUH) – Đức, ĐH Công nghệ Nagaoka (NUT) – Nhật, ĐH Victoria Wellington (VUW) – New Zealand… với các ngành đào tạo như Điện tử viễn thông, Kỹ thuật Cơ điện tử, Công nghệ thông tin, Khoa học máy tính; Quản trị kinh doanh, Kinh doanh quốc tế… Sinh viên tốt nghiệp các chương trình đào tạo này sẽ được cấp bằng ĐH của Trường ĐHBK Hà Nội hoặc của trường đối tác nước ngoài.
Việc xét tuyển vào học chương trình này cũng rất đơn giản, thí sinh dự kỳ thi tuyển sinh đại học khối A, D1 và D3 năm 2011 vào Trường ĐHBK Hà Nội hoặc các trường ĐH khác trên toàn quốc đạt điểm sàn ĐH.
Đối với thí sinh không có điểm thi đại học nhưng đã tốt nghiệp THPT năm 2011 tham dự đợt kiểm tra đầu vào (3 môn: Toán, Lý, Hóa) do Trường ĐHBK Hà Nội tổ chức vào tháng 9/2011. Tuy nhiên, kinh phí học chương trình này tính ra hàng trăm triệu đồng.
Video đang HOT
Tương tự, chương trình liên kết của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên – ĐH Quốc gia TPHCM năm 2011 tuyển sinh bậc ĐH (với các đại học Mỹ, Úc, Nhật) các ngành: Quản lí, Điện – Điện tử, CNTT, KS Dầu khí; Xây dựng,… văn bằng do nước ngoài cấp. Đặc biệt, trường có chế độ cho vay để học.
Với ngành Công nghệ thông tin trường liên kết với Trường ĐH AUT (New Zealand) thí sinh chỉ cần có bằng tốt nghiệp THPT và điểm thi ĐH khối A là được xét tuyển vào học.
Năm nay Khoa Quốc tế – ĐH Quốc gia Hà Nội có 500 chỉ tiêu (không thuộc 5.500 chỉ tiêu đào tạo chính quy của ĐHQGHN). Vớicác ngành học do ĐHQGHN cấp bằng như Kế toán, phân tích và kiểm toán: Tuyển sinh các khối A,D, kết quả thi đạt từ điểm sàn của Bộ GD-ĐT.
Đặc biệt, với các ngành do trường ĐH nước ngoài cấp bằngnhư Kế toán (honours), Khoa học Quản lí: Theo tiêu chí tuyển sinh của ĐH nước ngoài và kết quả học tập ở bậc THPT. Kinh tế – Quản lí: Tuyển sinh các khối A, D, kết quả thi đạt từ điểm sàn của ĐHQGHN trở lên và theo tiêu chí tuyển sinh của ĐH nước ngoài. Kinh tế – Tài chính, Trung Y – Dược, Hán ngữ, Giao thông: Theo tiêu chí tuyển sinh của ĐH nước ngoài và kết quả học tập ở bậc THPT.
Tuy nhiên, học phí không phải là rẻ, tính theo USD, thu bằng tiền Việt Nam theo tỷ giá hối đoái của ngân hàng Ngoại thương tại thời điểm nộp.
Tại ĐH Thái Nguyên, khoa Công nghệ thông tin liên kết với Trường ĐH Fontys – Hà Lan đưa ra chương trình với hình thức học (4 1), sinh viên học 4 năm tại Việt Nam sau đó chuyển sang học tại Hà Lan 1 năm. Sinh viên tốt nghiệp được nhận bằng của ĐH Fontys cấp. ĐH Thái Nguyên cũng đào tạo ngành Công nghệ thông tin liên kết với trường Wakefield – vương quốc Anh…
Đáp ứng yêu cầu người học, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, với ưu điểm đôi bên cùng có lợi này nên đa số các trường ĐH Việt Nam hiện nay đều mở ra chương trình liên kết đào tạo này. Tuy nhiên, vào học chương trình này thí sinh nên lưu ý, trong số các chương trình liên kết đào tạo mà các trường thực hiện, không phải chương trình nào cũng được Bộ GD-ĐT phê duyệt vì trường đối tác không đảm bảo chất lượng. Do vậy, khi đăng ký vào chương trình học, thí sinh nên tìm hiểu kỹ các thông tin liên quan.
Theo Dân Trí
Dự kiến công khai xét tuyển nguyện vọng
Ngày 28.2, Bộ GDĐT lấy ý kiến về phương án "công khai xét tuyển nguyện vọng" để xem xét áp dụng trong kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2011.
Nếu phương án này được áp dụng, các thí sinh đạt điểm cao sẽ không còn phải ngậm ngùi trượt ĐH vì lựa chọn "nhầm" trường khi nộp hồ sơ xét tuyển.
Cho thí sinh tối đa quyền lựa chọn
Thông tin đăng ký xét tuyển về số lượng, hồ sơ, mức điểm... của thí sinh sẽ được cập nhật công khai trên trang web các trường ĐH-CĐ; các trường có thể chốt thời gian nhận hồ sơ sớm hoặc muộn hơn quy định tuỳ thuộc vào lượng hồ sơ nhận được theo chỉ tiêu; thí sinh có thể rút hồ sơ xét tuyển từ trường này để nộp vào trường khác trong thời gian xét tuyển nếu như thấy cơ hội trúng tuyển cao hơn... Đó là một số dự kiến đang được Bộ GDĐT xem xét thay đổi trong mùa tuyển sinh năm nay.
Nhiều năm nay, Bộ GDĐT đã tìm mọi cách để hạn chế lượng thí sinh ảo, tránh thiệt hại về kinh tế cho trường và gia đình thí sinh. Chính vì vậy điều chỉnh công khai nhưng phải hợp lý để không hạn chế cơ hội của thí sinh nhưng cũng không làm khó các trường, Bộ sẽ sớm đưa ra phương án có lợi nhất. Ông Phạm Vũ Luận - Bộ trưởng Bộ GDĐT
Theo ông Vũ Việt Bình - Phó ban Đào tạo ĐH Quốc gia Hà Nội: "Hàng năm, báo chí đưa rất nhiều thông tin về những thí sinh đạt 23, 24, thậm chí 27 điểm vẫn trượt ĐH, trong khi nhiều em chỉ 15 điểm lại đỗ, vì sao vậy? Bởi vì, quy định xét tuyển nguyện vọng (NV) một lần ở một trường trong một thời điểm là hơi... cứng nhắc. Vì vậy, Bộ nên xem xét phương án bỏ yêu cầu các trường công bố lượng thí sinh đăng ký và trúng tuyển NV2, NV3 mà nên cập nhật liên tục để các em biết mà lựa chọn".
Còn bà Đỗ Thị Thanh Vân - Phó Hiệu trưởng Trường CĐ Tài chính quản trị kinh doanh Hà Nội lại cho rằng: "Tuy chỉ tiêu xét tuyển NV ít, nhưng lượng hồ sơ gửi vào trường top trên thường rất nhiều, nếu các trường này cứ giữ "khư khư" đến phút chót mới công bố số điểm trúng tuyển cao ngất ngưởng thì nhiều thí sinh sẽ mất cơ hội trúng tuyển các trường khác, còn các trường top dưới thì phải khổ sở "đợi" thí sinh".
Đồng tình với ý kiến này, bà Nguyễn Anh Đào - ĐH Đông Á phân tích: "Các trường xét tuyển NV thường không công bố điểm tối thiểu trúng tuyển ngay trong thời gian nhận hồ sơ, mà chỉ công bố xét tuyển từ cao xuống thấp. Vì vậy, thí sinh NV2, NV3 chẳng khác nào chơi trò may rủi, rất bất lợi". Bà Đào cũng đề xuất nên nghiên cứu cho thí sinh 2 giấy NV2 hoặc cho photo công chứng giấy xét tuyển NV3 để các em có thêm lựa chọn.
Nếu công khai xét tuyển nguyện vọng, thí sinh sẽ có thêm nhiều cơ hội. (Ảnh minh họa).
Có tăng thí sinh "ảo"?
Có lợi cho thí sinh và một số trường tốp dưới nhưng nhiều trường lại tỏ ý ái ngại với "công cuộc" nhận - trả hồ sơ rất phức tạp cho thí sinh trong thời gian xét tuyển chỉ có hạn. Theo ông Nguyễn Tấn Vui - Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Tây Nguyên: "Nếu không có quy định hợp lý, các trường xét tuyển sẽ bị đẩy vào thế bị động với lượng hồ sơ xét tuyển "phập phồng" theo ý thí sinh. Mặt khác, thời gian xét tuyển không nhiều, các trường không thể vừa nhận, vừa trả hồ sơ cho thí sinh, như vậy sẽ rất phức tạp".
Đây cũng là một trong những lo ngại lớn nhất của Bộ GDĐT. Theo phân tích của ông Ngô Kim Khôi - Vụ phó Vụ Giáo dục ĐH: "Công khai thông tin cho thí sinh lựa chọn thì rất tốt, nhưng Bộ đang nghiên cứu các phương án kỹ thuật để tránh tối đa việc tăng thí sinh ảo. Nếu như công khai thì phải đồng nghĩa với việc thí sinh đã được công khai thông tin không được phép rút hồ sơ để gửi trường khác, tránh trường hợp các trường bị rối loạn với việc nhận và trả hồ sơ cho thí sinh. Đồng nghĩa với điều đó, các trường có thể chốt hồ sơ trước thời hạn cuối và thông báo không nhận hồ sơ nữa để các em khác không cần gửi nữa. Nếu được như thế thì sẽ hợp lý hơn".
VGT(Theo Dân Việt)
Tăng cường liên kết đào tạo giữa các trường ĐH khối Pháp ngữ Sự liên kết giữa các trường ĐH khu vực châu Á - Thái Bình Dương là thành viên của Tổ chức đại học Pháp ngữ (AUF) với các trường trên thế giới, chính sách cho nghiên cứu khoa học, đào tạo... là những nội dung quan trọng của hội nghị diễn ra tại Huế ngày 3/12. Gần 100 hiệu trưởng, giám đốc các...