Đủ chiêu né thuế của giới siêu giàu Mỹ
Khoảng 21% thu nhập của giới siêu giàu Mỹ bị bỏ sót trong kiểm toán. Nhóm này luôn có hàng tá thủ thuật tinh vi để trốn thuế.
Theo Wall Street Journal , khoảng 21% thu nhập của giới siêu giàu Mỹ (chiếm 1% dân số) không được kiểm toán, trong đó 6% bị bỏ sót nhờ các thủ thuật gian lận tinh vi. Trong khi đó, thống kê của Sở Thuế vụ Mỹ (IRS) cho thấy 0,1% số người giàu nhất nước này có thể đã né được khoản tiền cao gấp đôi so với phương thức gian lận thông thường.
Chiêu trò trốn thuế phổ biến là chuyển tài sản ra nước ngoài. Tuy nhiên, cách này đã gặp phải nhiều trở ngại từ khi chính phủ Mỹ siết chặt kiểm soát báo cáo thu nhập thường niên khoảng 10 năm trước. Mua xe sang, phi cơ hay thành lập công ty mới cũng là một trong số các cách né thuế được nhóm này lựa chọn.
Giới siêu giàu Mỹ thường có thu nhập từ nhiều nguồn và có thể dễ dàng tìm cách thay đổi cơ cấu thu nhập để giảm số thuế phải nộp. Ảnh: Getty Images.
Thành lập công ty, sửa báo cáo tài chính
Cách đơn giản và hiệu quả hơn – tận dụng vị trí của giới siêu giàu trong xã hội – là thành lập các công ty hoặc trên doanh nghĩa đối tác. Tại Mỹ, có một loại hình doanh nghiệp giúp chủ sở hữu không bị đánh thuế hai lần. Các doanh nghiệp này không phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp, trong khi khoản lợi nhuận trước thuế sẽ được phân bổ vào mục tài sản của chủ sở hữu.
“Hành vi này ngày càng phổ biến và tinh vi, rất khó phát hiện khi kiểm toán. Khoản lợi nhuận được chuyển trực tiếp vào danh mục tài sản của chủ sở hữu, là vô cùng lớn khi họ nằm trong số 1% hoặc 0,1% những người giàu nhất nước Mỹ”, giáo sư Daniel Reck đến từ Trường Kinh tế London, nhận định.
Bên cạnh đó, giới kinh doanh cũng biết cách tận dụng lỗ hổng trong kiểm toán để giảm số thuế phải nộp. Chẳng hạn như dùng khoản lỗ trong quá khứ để bù vào thu nhập hiện tại, ghi hoãn hoặc thiếu lợi nhuận.
Đáng chú ý, các nhà phát triển bất động sản còn có quyền khấu hao giá trị của một tòa nhà trong báo cáo tài chính, mặc dù giá trị thực của nó đang không ngừng tăng lên.
Video đang HOT
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump là một ví dụ. Tháng 10 năm ngoái, tờ New York Times tiết lộ báo cáo thu nhập thường niên của ông Trump và cho biết ông không đóng một đồng thuế thu nhập liên bang nào trong suốt 10 năm.
Tính riêng trong năm đắc cử (2016) và năm đầu nhiệm kỳ, tỷ phú New York chỉ phải nộp 750 USD tiền thuế mỗi năm.
Theo NYT , cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ phải đóng 750 USD tiền thuế mỗi năm từ khi vào Nhà Trắng. Ảnh: USA Today.
Giải thích về chiêu trò né thuế của các đại gia Mỹ, giáo sư Eric Zwick đến từ Đại học Chicago cho biết, 84% giới siêu giàu nước này đều thu lợi nhuận thông qua các công ty bình phong hoặc dùng nhiều thủ thuật gian lận trong báo cáo tài chính.
Theo ông, trong nhóm 0,1% người giàu nhất nước Mỹ, số lượng chủ các doanh nghiệp không phải đóng thuế hai lần lớn hơn rất nhiều so với số lãnh đạo các doanh nghiệp lớn.
“Năm 2014, khoảng 139.000 chủ các doanh nghiệp không bị đánh thuế hai lần có tổng thu nhập 264 tỷ USD. Con số này cao gấp 8 lần thu nhập của 10.700 lãnh đạo tại 500 công ty có giá trị vốn hóa lớn nhất nước Mỹ”, ông nói.
Trong khi đó, thống kê của Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ (CBO) cho thấy, tính tới năm 2018, chỉ có 0,6% tiền thuế thu nhập cá nhân được kiểm toán, giảm 46% so với năm 2010. Tỷ lệ bỏ sót trong kiểm toán – tính riêng trong nhóm triệu phú – lên tới 61%.
Khó khăn trong việc kiểm toán
Ở một diễn biến khác, lượng kiểm toán viên tại IRS ghi nhận đà giảm trong nhiều năm. Cùng lúc đó, ngân sách dành cho công tác điều tra vẫn chưa được đáp ứng.
“Chúng ta cần có những đặc vụ chuyên biệt. Mỗi USD được chi thêm cho kiểm toán, IRS có thể mang về 5-7 USD”, Charles Rettig, một ủy viên tại IRS, khẳng định. Người này từng đề xuất tăng chi viện cho cơ quan thuế trong cuộc họp quốc hội hồi tuần trước.
Cùng lúc đó, kế hoạch tăng thuế liên bang của Tổng thống Mỹ Joe Biden nếu thành hiện thực sẽ là một cơn lốc thổi vào hầu bao của giới siêu giàu. Đảng Dân chủ đang đồng tình với đề xuất sửa lại các đạo luật thuế mà họ cho là chưa đủ mạnh để ngăn chặn các công ty Mỹ chuyển việc làm và thu nhập ra hải ngoại.
Chính quyền Tổng thống Joe Biden dự định tăng thuế liên bang lên 28%, mức cao nhất từ năm 1993. Ảnh: Forbes.
Trong khi đó, đảng Cộng hòa vẫn có thể ủng hộ những sáng kiến có lợi cho họ. Chẳng hạn như chuyển từ thuế xăng dầu sang thu phí tính theo dặm để tài trợ cho các dự án đường cao tốc, hoặc chi nhiều tiền hơn cho IRS.
Những người ủng hộ cho rằng thay vì tăng thuế, chính phủ Mỹ vẫn có thể thu về 1.000 tỷ USD mỗi năm nhờ siết chặt các quy định về báo cáo thu nhập và chi thêm cho công tác kiểm toán.
Ở chiều ngược lại, bất bình đẳng thuế luôn là một trong những vấn đề quan trọng mà các nghị sĩ đảng Dân chủ muốn thay đổi. Tuy nhiên, kế hoạch tăng thuế chắn chắn sẽ vấp phải nhiều khó khăn khi giới siêu giàu luôn kiếm tiền bằng nhiều con đường khác nhau, và chính họ đều thủ sẵn hàng tá chiêu trò thay đổi cơ cấu thu nhập để trốn thuế.
VICEM đóng thuế thu nhập doanh nghiệp 0 đồng
Tổng công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (VICEM) mặc dù có số vốn chủ sở hữu lên tới 15.318 tỷ đồng nhưng lại đóng thuế thu nhập doanh nghiệp 0 đồng.
Theo VTCNews, báo cáo tài chính công ty mẹ quý 2/2020 của VICEM cho thấy, trong 6 tháng đầu năm, VICEM chứng kiến doanh thu giảm nhẹ từ 125 tỷ đồng xuống 117 tỷ đồng. Kết quả là lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp tại VICEM giảm sâu từ 561 tỷ đồng xuống chỉ còn 314 tỷ đồng.
Nhưng, điểm đáng lưu ý chính là chi phí thuế thu nhập hiện hành tại công ty mẹ VICEM trong cả quý II/2019, quý II/2020 và 6 tháng đầu của cả năm này đều là 0 đồng.
Giải thích về hiện tượng trên, VICEM cho biết tại ngày 30/6/2020, Tổng công ty có các khoản thua lỗ tính thuế là 1.582 tỷ đồng có thể được sử dụng để khấu trừ vào lợi nhuận trong tương lai. Do đó, không phát sinh chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành cho kỳ hoạt động 6 tháng đầu năm 2020.
VICEM đóng thuế thu nhập 0 đồng.
Tại thời điểm 31/12/2020, vốn góp chủ sở hữu của VICEM lên tới 15.318 tỷ đồng. Tuy nhiên, thời điểm cuối quý II/2020, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty mẹ VICEM là âm 109 tỷ đồng, tăng mạnh so với con số âm 64 tỷ đồng cùng kỳ năm 2019.
Hoạt động đầu tư cũng khiến VICEM âm nặng. Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư tại VICEM là âm 341 tỷ đồng dù cùng kỳ năm trước là 139 tỷ đồng. Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của các đơn vị khác tăng mạnh từ 794 tỷ đồng lên 1.065 tỷ đồng.
Con số này quá lớn nên dù trong nửa đầu năm 2020, VICEM thu được 210 tỷ đồng từ lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia, thu 515 tỷ đồng từ thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ của các đơn vị khác nhưng lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư tại VICEM vẫn là con số âm.
Vicem Tam Điệp là đơn vị kinh doanh bết bát. Tình hình tại VICEM Tam Điệp không được tiết lộ cụ thể nhưng tại thời điểm cuối quý II/2020, VICEM đã phải dành 1.029 tỷ đồng để dự phòng cho khoản đầu tư tại VICEM Tam Điệp. Con số dự phòng gần bằng giá gốc (1.132 tỷ đồng).
Công ty TNHH MTV Xi măng VICEM Hải Phòng phải trả VICEM 120 tỷ đồng. Cũng giống như VICEM Tam Điệp, VICEM Hải Phòng đã khiến VICEM phải chi 139 tỷ đồng dự phòng cho khoản đầu tư 1.021 tỷ đồng.
Đặc biệt, VICEM phải trích lập dự phòng nhiều nhất cho Công ty cổ phần Xi măng Hạ Long. Con số này lên đến 1.606 tỷ đồng, đúng bằng giá gốc. Không chỉ có vậy, VICEM có khoản phải thu ngắn hạn lên đến 250 tỷ đồng.
Cổ phiếu LTG tăng 6 phiên liên tiếp trước ngày báo lợi nhuận sau thuế Giá cổ phiếu LTG của Tập đoàn Lộc Trời tăng liên tiếp 6 phiên trước khi tập đoàn công bố báo cáo tài chính với lợi nhuận ròng sau thuế quý 4/2020 tăng gần 4 lần so với cùng kỳ năm 2019. Trong phiên giao dịch ngày 5/2, giá cổ phiếu LTG tăng gần 5% lên mức 26.900 đồng. Trong 5 phiên giao...