Dự báo thiếu 400.000 lao động công nghệ thông tin
Theo dự báo của Vietnamworks, tới năm 2020, nước ta thiếu 400.000 lao động ngành công nghệ thông tin. Mỗi năm, khoảng 50.000 sinh viên ngành này tốt nghiệp.
Sáng 30/3, tại Hà Nội, Bộ GD&ĐT phối hợp Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức toạ đàm “Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin truyền thông (ICT) trình độ cao: Gắn kết cơ sở giáo dục đại học – doanh nghiệp”.
Theo Bộ GD&ĐT, tỷ lệ các trường đại học, cao đẳng đào tạo ngành công nghệ thông tin ở nước ta chiếm 37,5%. Mỗi năm, khoảng 50.000 sinh viên ngành này tốt nghiệp.
Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng tại buổi tọa đàm. Ảnh : Moet.
Thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông cho thấy số lượng việc làm ngành phần mềm và dịch vụ Công nghệ thông tin cả nước hàng năm tăng khoảng 30.000 lao động. Theo dự báo, đến năm 2020, nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp là một triệu nhân lực.
Dự báo của Vietnamworks cũng cho thấy tới năm 2020, nước ta còn thiếu 400.000 lao động ngành công nghệ thông tin; mỗi năm cần cung ứng mới tới 78.000 lao động.
Mặc dù nhu cầu nguồn nhân lực ICT lớn, theo ông Phí Anh Tuấn, Phó chủ tịch Hội Tin học TP.HCM (HCA), hiện nay, khoảng 27% lao động công nghệ thông tin có thể đáp ứng yêu cầu công việc. Số còn lại cần phải được đào tạo bổ sung trong thời gian tối thiểu 3 tháng.
Ông Phí Anh Tuấn cho rằng sinh viên học công nghệ thông tin của Việt Nam đang phải đối diện nhiều thách thức như tốc độ phát triển công nghệ quá nhanh: AI, IoT, Blockchai; các kỹ năng cần thiết của người lao động cũng thay đổi, đáp ứng phân công lao động toàn cầu; kỹ năng cho start-up còn mới với sinh viên.
Khẳng định hợp tác giữa nhà trường với doanh nghiệp trong đào tạo công nghệ thông tin phải trở thành nhu cầu tự thân, Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong ba khâu đột phát phát triển đất nước, nhất là trong bối cách cuộc cách mạng 4.0. Khi nền kinh tế chuyển sang số hóa, nhiều sự thay đổi theo hướng cơ hội và thách thức đan xen. ICT ngày càng có vai trò, tác động lớn.
Bộ trưởng cũng đề cập đổi mới tư duy quản trị đại học trong mỗi nhà trường, giảm bớt thời gian học lý thuyết mà dành cho sinh viên nhiều hơn thời gian để thực tập, được “nhúng mình” vào hoạt động của doanh nghiệp.
Video đang HOT
“Công nghệ thông tin rất đặc thù, đào tạo thế nào để đừng biến sinh viên thành robot, trong khi sinh viên công nghệ thông tin lại có thể biến robot thành con người, để khi ra trường các em không chỉ có việc làm, mà còn có thể khởi nghiệp, tạo ra việc làm cho người khác. Đây là cuộc cách mạng trong đổi mới tư duy quản trị đại học – quản trị theo mục tiêu”, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh.
Theo Zing
Bộ Công an phối hợp Bộ GD&ĐT giải quyết dứt điểm những vụ việc phức tạp của ngành giáo dục
Bộ Công an thực hiện phối hợp với Bộ GD&ĐT giải quyết dứt điểm các vụ việc phức tạp trong ngành Giáo dục, bảo đảm quyền lợi cho người dạy, người học.
Bộ GD&ĐT và Bộ Công an vừa tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT/BCA-BGDĐT hướng dẫn phối hợp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và đảm bảo trật tự an toàn xã hội, đấu tranh phòng chống tội phạm, vi phạm pháp luật khác trong ngành Giáo dục. Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm và Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ chủ trì hội nghị.
Không để xảy ra các vụ việc bạo lực học đường
Sau 03 năm thực hiện Thông tư liên tịch số 06, hệ thống tổ chức và chỉ đạo công tác đảm bảo an ninh, trật tự trường học đã được kiện toàn, đi vào nền nếp, hoạt động tương đối hiệu quả từ cấp Bộ đến các nhà trường.
Đến nay, 100% sở GD&ĐT các tỉnh/thành phố, trên 90% các cơ sở giáo dục đại học trong toàn quốc đã ký chương trình phối hợp với ngành Công an cùng cấp triển khai Thông tư liên tịch 06.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại Hội nghị
Vai trò của Đội Thiếu niên, Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên trong nhà trường được đề cao và là lực lượng chủ lực trong việc tổ chức những hoạt động, sân chơi lành mạnh cho đoàn viên, học sinh sinh viên. Kết quả quan trọng là đã giữ vững được sự ổn định về chính trị, đảm bảo an ninh, trật tự trong các trường học, từng bước đã kiềm chế, đẩy lùi ma tuý, tệ nạn xã hội và tội phạm, bạo lực học đường ra ngoài khuôn viên nhà trường.
Bên cạnh những kết quả nổi bật, công tác phối hợp giữa hai Ngành vẫn còn một số tồn tại: Công tác quán triệt, triển khai thực hiện Thông tư liên tịch số 06 ở một số địa phương chưa đầy đủ; công tác trao đổi thông tin, phối hợp nhận định, đánh giá, dự báo tình hình có lúc, có nơi chưa kịp thời; thông tin chủ yếu do lực lượng Công an phát hiện và tham mưu kiến nghị, xử lý; nhiều đơn vị thuộc ngành Giáo dục chưa chủ động trao đổi, chỉ đến khi vụ việc nảy sinh phức tạp mới đề nghị phối hợp giải quyết nên gây khó khăn cho công tác xử lý.
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm tặng Bằng khen cho các đơn vị xuất sắc thực hiện Thông tư 06 của ngành Giáo dục
Công tác quản lý lưu học sinh Việt Nam ở nước ngoài; quản lý sinh viên nước ngoài, giáo viên, tình nguyện viên nước ngoài tại Việt Nam còn khó khăn, hạn chế. Công tác bảo đảm an ninh, an toàn trong các kỳ thi và các hoạt động lớn của ngành Giáo dục có nơi, có lúc còn chưa đáp ứng được yêu cầu, để xảy ra những sai phạm nghiêm trọng, gây bức xúc trong dư luận.
Thời gian tới, Bộ Công an và Bộ GD&ĐT sẽ tiếp tục phối hợp hướng dẫn các cơ quan quản lý giáo dục và cơ sở giáo dục rà soát, nghiên cứu, đề xuất xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động giáo dục, đào tạo; xây dựng, hoàn thiện quy trình tổ chức kỳ thi các cấp, kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, kỳ thi THPT quốc gia, bảo đảm chặt chẽ, an toàn, hiệu quả.
Giải quyết dứt điểm các vụ việc phức tạp trong ngành Giáo dục, bảo đảm quyền lợi cho người dạy, người học. Đặc biệt không để xảy ra các vụ việc bạo lực học đường ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh, trật tự trường học, an toàn của cán bộ, nhà giáo và người học. Phát hiện, nhân rộng mô hình phối hợp hiệu quả giữa hai ngành trong tổ chức thực hiện Thông tư liên tịch 06; kịp thời đề xuất khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện công tác phối hợp.
Đảm bảo an toàn cho đội ngũ giáo viên và học sinh sinh viên
Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết, trong những năm qua, các đơn vị của hai Bộ đã triển khai, quán triệt và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các nội dung phối hợp, bảo đảm đúng nguyên tắc, trách nhiệm theo quy định. Chất lượng công tác phối hợp được nâng lên rõ rệt, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác trong tình hình mới.
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm phát biểu tại Hội nghị
Theo đó, Bộ Công an và Bộ GD&ĐT đã chủ động phối hợp trong công tác bảo vệ an ninh chính trị nội bộ, bảo vệ bí mật nhà nước; chủ động phối hợp bảo đảm an ninh, trật tự tại các cơ sở giáo dục, an ninh an toàn trong các kỳ thi quốc gia, kỳ thi học sinh giỏi, kỳ thi Olympic quốc tế tổ chức tại Việt Nam và các sự kiện chính trị liên quan đến ngành Giáo dục.
Đặc biệt, năm 2018, các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an và công an một số địa phương đã phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ GD&ĐT điều tra vụ việc tiêu cực thi cử ở Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình. Tích cực phối hợp quản lý về an ninh trật tự trong hoạt động giáo dục của các cơ sở giáo dục có yếu tố nước ngoài, quản lý người nước ngoài giảng dạy, học tập tại Việt Nam và cán bộ học sinh, sinh viên Việt Nam đang học tập, công tác tại nước ngoài.
Để công tác phối hợp thời gian tới đạt hiệu quả cao, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm đề nghị cấp ủy các cấp của hai ngành tiếp tục chỉ đạo, nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ, nhà giáo về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác phối hợp đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội; xác định rõ đây là nhiệm vụ trọng tâm và thường xuyên.
Phối hợp giải quyết các vụ việc phức tạp đảm bảo an toàn cho đội ngũ giáo viên và học sinh, sinh viên. Các đơn vị chức năng của hai Bộ cần chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp từng năm trên từng lĩnh vực công tác, đặc biệt là công tác bảo vệ an ninh chính trị nội bộ và bí mật nhà nước, an ninh mạng tại các cơ quan, đơn vị thuộc ngành Giáo dục.
Về phía ngành Giáo dục, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, thời gian tới, Bộ GD&ĐT sẽ chỉ đạo tiếp tục đổi mới nội dung chương trình giáo dục quốc phòng - an ninh trong các cơ sở giáo dục đại học theo hướng giảm bớt hàn lâm, bám sát thực tiễn hơn nữa.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ tặng Bằng khen cho các đơn vị của Bộ Công an
Đồng thời, có trách nhiệm phát triển nguồn nhân lực ngành công an thông qua việc tham gia vào quá trình sắp xếp hệ thống các trường đào tạo ngành công an sao cho phù hợp; xem xét những nội dung đặc thù của ngành công an để phối hợp triển khai công tác đảm bảo chất lượng, kiểm định chất lượng giáo dục đại học.
Bộ GD&ĐT cũng sẽ phối hợp với Bộ Công an để đẩy mạnh công tác nghiên cứu, hợp tác nghiên cứu khoa học trong các trường đại học; hoạt động hợp tác quốc tế trong đào tạo ngành công an.
Bộ trưởng đề nghị, Bộ Công an tiếp tục phối hợp với Bộ GD&ĐT để phát hiện, giải quyết nhanh, xử lý nghiêm những vấn đề nóng trong trường học; đảm bảo an toàn, an ninh trường học, khu nội trú và những nơi có thể phát sinh các tệ nạn xã hội, phạm pháp liên quan đến học sinh, sinh viên.
Minh Thu
Theo Dân trí
Học lập trình cần "vạch xuất phát" chuẩn Sự phát triển của công nghiệp 4.0 khiến lập trình trở thành ngành hot, và nhà tuyển dụng sẵn sàng trả mức lương cao gấp nhiều lần để săn đón nhân tài. Tuy nhiên đa số sinh viên ra trường chưa đáp ứng được yêu cầu, do chưa có định hướng chính xác trước khi theo học ngành này. Thị trường khát nhân...