DỰ BÁO THẾ GIỚI 2023: Biến đổi khí hậu làm trầm trọng thêm khủng hoảng nhân đạo
Theo nghiên cứu mang tên “Danh sách theo dõi khẩn cấp năm 2023″ của Ủy ban Cứu hộ quốc tế (IRC), biến đổi khí hậu sẽ khiến các cuộc khủng hoảng nhân đạo trên toàn thế giới trở nên nghiêm trọng hơn trong năm 2023.
Người dân tại trại tị nạn ở Kajuru, bang Kaduna, Nigeria. Ảnh tư liêu: AFP/TTXVN
IRC – tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại New York (Mỹ) – nhấn mạnh số người cần hỗ trợ nhân đạo đã tăng cao trong thập kỷ qua từ mức 81 triệu người vào năm 2014 lên 339,2 triệu người. Biến đổi khí hậu nằm trong số những yếu tố chủ chốt góp phần làm gia tăng tình trạng khẩn cấp về nhân đạo, dù 20 quốc gia trong danh sách theo dõi của IRC chỉ chiếm 2% trong tổng lượng khí thải CO2 toàn cầu.
Theo báo cáo, năm 2022 đã cho thấy tác động rõ ràng của biến đổi khí hậu đến khủng hoảng nhân đạo trên toàn cầu. Điển hình như mưa kéo dài đã gây ra tình trạng mất an ninh lương thực tại Somalia và Ethiopia, cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người tại Pakistan. Trước thực trạng này, IRC đã nêu bật tầm quan trọng của việc chủ động đầu tư vào ngăn ngừa và giảm nhẹ tác hại của tình trạng biến đổi khí hậu.
Trong khi đó, mất an ninh lương thực có xu hướng gia tăng do xung đột leo thang và cuộc khủng hoảng kinh tế liên quan căng thẳng Nga – Ukraine và đại dịch COVID-19. Tính đến tháng 11/2022, chênh lệch giữa nhu cầu hỗ trợ nhân đạo và mức hỗ trợ tài chính trên toàn cầu là 27 tỷ USD. Hậu quả là các cộng đồng chịu ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng không thể tiếp cận dịch vụ thiết yếu để phục hồi và tái thiết. Đáng chú ý, trong năm nay, số người buộc phải rời bỏ nhà cửa đã vượt con số 100 triệu, tăng mạnh so với con số 60 triệu người của năm 2014.
Trung Quốc cam kết không từ bỏ 'cuộc chiến' chống sự ấm lên toàn cầu
Phát biêu tại Hội nghị lần thứ 27 các Bên tham gia công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP27) tổ chức tại Ai Cập, Đặc phái viên hàng đâu Trung Quôc vê vân đê khí hâu, ông Giải Chân Hoa ngày 8/11 cho biêt nước này sẽ không từ bỏ cuôc chiên chông sự âm lên toàn câu, môt ngày sau khi Bắc Kinh và Washington bị hôi thúc phải đây mạnh các nô lực liên quan đên vân đê này.
Các nhà máy nhiệt điện đã hoạt động và đang được xây dựng đe dọa ảnh hưởng đến mục tiêu ngăn chặn sự ấm dần lên của Trái Đất. Ảnh: TTXVN phát
Ông Giải Chân Hoa cho rằng các cuôc khủng hoảng vê năng lượng, lương thực đã liên tiêp tác đông tới thê giới và tiên trình hành đông chông biên đôi khí hâu đang phải đôi mặt với những thách thức nghiêm trọng. Trung Quốc đang tích cực đôi phó với biên đôi khí hâu bằng những hành đông bên vững và thực tê. Trung Quốc cũng sẽ tham gia tích cực vào vân đê quản trị toàn câu. Ông Giải Chân Hoa nhấn mạnh Trung Quốc hy vọng các nước đang phát triên sẽ đi đâu trong viêc gia tăng hiêu quả các mục tiêu giảm lượng khí thải và đạt trung hòa carbon đúng hạn.
Năm ngoái, Trung Quốc cam kêt hợp tác đê thúc đây các hành đông chông biên đôi khí hâu trong thâp kỷ này thông qua các cuôc gặp thường xuyên đê giải quyêt cuôc khủng hoảng vê khí hâu. Tuy nhiên, tháng 8 vừa qua, Trung Quốc đã dừng hợp tác vê vân đê khí hâu với Mỹ sau chuyên thăm vùng lãnh thổ Đài Loan của Chủ tịch Hạ viên Mỹ Nancy Pelosi.
Phát biểu tại Hôi nghị COP27 ngày 7/11, Tông Thư ký LHQ Antonio Guterres nói rằng Trung Quốc và Mỹ cân có trách nhiêm đặc biêt trong viêc tham gia vào "hiêp ước lịch sử" đê tăng cường hơn nữa nô lực đây mạnh chuyên đôi không sử dụng nhiên liêu hóa thạch.
Trung Quốc, quốc gia đứng cùng Mỹ trong danh sách hai nước phát thải lượng khí thải CO2 nhiều nhất thế giới, nên chính sách khí hậu của nước này có tác động lớn trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu trên toàn cầu.
Tháng 10 năm ngoái, Trung Quốc đã đệ trình lên Liên hợp quốc kế hoạch mới nhằm cắt giảm lượng khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính. Bắc Kinh cam kết sẽ đưa lượng khí phát thải lên mức cao nhất trước năm 2030 sau đó giảm dần và đạt mục tiêu trung hòa carbon trước năm 2060 và giảm trên 65% mật độ carbon trong mỗi đơn vị tăng trưởng kinh tế. Trung Quốc cũng sẽ tăng tỷ trọng sử dụng nhiên liệu không hóa thạch trong tiêu thụ năng lượng sơ cấp lên 25%, tăng 5% so với mức đã cam kết trước đó. Ngoài ra, Bắc Kinh cũng có kế hoạch tăng trữ lượng rừng thêm 6 tỷ m3 so với mức năm 2005 và "nâng tổng công suất lắp đặt điện gió và Mặt Trời lên hơn 1,2 tỷ KW vào năm 2030".
LHQ: Nỗ lực khí hậu toàn cầu có tiến bộ nhưng chưa đủ để đạt mục tiêu đề ra Ngày 26/10, Liên hợp quốc công bố báo cáo mới nhất cho thấy nếu các quốc gia trên thế giới hoàn thành cam kết khí hậu hiện nay, lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính sẽ vẫn tăng 10,6% vào năm 2030 so với các mức của năm 2010. Dù vậy, việc kiềm chế được mức tăng khí thải ở 10,6% vào...