Dự báo “sốc”: Nếu lịch sử lặp lại, giá vàng có thể lên 4.000 USD/ounce
Vàng đã thiết lập mức cao nhất từ trước đến nay, nhưng nhiều chuyên gia cho rằng, đà tăng vẫn chưa dừng lại.
Vàng đang liên tục thiếp lập kỷ lục mới sau khi vượt 1.920USD/ounce vào ngày hôm qua, hiện đã lên tới 1.975 USD/ounce, cao nhất mọi thời đại. Song Frank Holmes, CEO của US Global Investors cho rằng, đà tăng có thể sẽ không dừng lại cho đến khi giá vàng đạt 4.000 USD/ounce. Dự báo này được dựa trên những phân tích về tác động của kích thích tiền tệ trong cuộc quy thoái kinh tế gần đây nhất.
Lịch sử là dữ liệu quan trọng để Holmes đưa ra dự báo này. Mặc dù vàng đã tăng cao nhất mọi thời đại so với nhiều đồng tiền trước đó, nhưng đây là lần đầu tiên kể từ năm 2011, vàng lên mức cao kỷ lục so với đồng USD.
Ở cuộc Đại suy thoái năm 2008, vàng đã bắt đầu đà tăng của mình từ tháng 11/2008 và tăng trong suốt 3 năm cho đến tháng 9/2011 thì đạt đỉnh. Tuy nhiên, năm 2011, vàng đã không duy trì vùng đỉnh lâu mà gần như lao dốc ngay lập tức, bắt đầu một xu hướng giảm dài hạn cho đến tháng 12/2015.
Giá vàng từ năm 2000 đến nay
Video đang HOT
Kể từ năm 1979, đã có 5 cuộc suy thoái kinh tế, bao gồm cả cuộc suy thoái hiện nay (bắt đầu từ tháng 2/2020), theo nghiên cứu của Cục Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia (NBER). Đáng lưu ý, vàng đã không tăng trong suốt thời gian diễn ra 4 cuộc suy thoái trước đó và chỉ có biểu hiện tăng giá ở giai đoạn cuối của 2 cuộc suy thoái vào năm 2001 và 2008-2009.
Biến động giá vàng (màu vàng) và Lãi suất của FED (màu xanh) từ năm 1979 đến nay
Biểu đồ trên cho thấy tương quan giữa lãi suất của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (màu xanh) và giá vàng (màu vàng). Từ năm 1979 đến 2008, khi lãi suất sụt giảm liên tục từ cuối những năm 1970 đến giữa những năm 2000, vàng cũng đi theo xu hướng giảm này. Chu kỳ giảm giá trong nhiều thập kỷ của vàng đã chạm đáy vào đầu những năm 2000 và tăng đều đặn cùng với lãi suất cho đến năm 2007.
Sự ngược chiều đầu tiên giữa vàng và lãi suất xảy ra vào năm 2008, khi cuộc suy thoái kinh tế đã thúc đẩy nhiều đợt nới lỏng định lượng, đưa lãi suất về gần 0 và duy trì cho đến khi tăng trở lại vào cuối năm 2015. Trong giai đoạn này, khi lãi suất xuống thấp chưa từng thấy, vàng đã tăng cho đến khi đạt đỉnh vào năm 2011. Điều này cho thấy sự khác biệt của thập niên 2000 so với các thập kỷ trước là giá vàng tăng mạnh sau khi lãi suất giảm.
Holmes cho rằng, trong 3 năm tới, nếu lịch sử lặp lại như giai đoạn 2008-2011, khi vàng từ 750 USD lên 1.900 USD; và dựa vào bảng cân đối hiện tại của FED, khi chu kỳ giống nhau, vàng có thể lên tới 4.000 USD/ounce.
Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng giá vàng đã tăng quá nóng trong ngắn hạn. Rick Rule, chủ tịch của Sprott U.S nói rằng, khả năng sẽ có điều chỉnh giá trước khi có một đợt tăng quan trọng nữa. “Nếu bạn hỏi tôi về triển vọng giá vàng trong 2-3 năm tới, tôi khẳng định là sẽ tăng rất cao”, Rule nói. “Nhưng nếu hỏi tôi về triển vọng trong 2 tháng tới, tôi nghi ngờ là giá vàng đang đi quá xa, quá nhanh”.
Giá vàng tăng mạnh nhưng giao dịch thục tế không tăng đáng kể
Báo cáo tháng 7/2020 của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, giá vàng tăng mạnh trong tháng 7/2020, song thị trường trong nước đã loại bỏ được tính chấ t đầu cơ do không cho xuất, nhập vàng như trước đây.
Đánh giá chung của Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh TP.HCM, giá vàng thế giới vẫn được hỗ trợ bởi nhiều yếu tố, bao gồm làn sóng thứ 2 của dịch Covid-19 trên thế giới vẫn đang diễn biến phức tạp, căng thẳng Mỹ - Trung, Fed vẫn áp dụng chính sách tiền tệ nới lỏng, đồng USD giảm giá.
Những diễn biến này tác động làm giá vàng thế giới trong nửa đầu tháng 7/2020 tăng mạnh, trong khi đồng USD giảm giá nhanh.
Trong nửa đầu tháng 7/2020, giá vàng thế giới vượt qua mức 1.800 USD/ounce lần đầu tiên kể từ năm 2011. Đến ngày 17/7/2020 giá vàng bán ra tăng 275,6USD/Ounce so với cuối năm 2019.
Giá vàng trong nước nửa đầu tháng 7/2020 cũng biến động theo xu hướng tăng mạnh, chủ yếu do chịu tác động từ đà tăng của giá vàng thế giới.
Giá vàng SJC trong nước trong nửa đầu tháng 7/2020 vượt và duy trì giao dịch trên ngưỡng 50 triệu đồng/lượng, cao nhất kể từ năm 2011. Đến ngày 17/7/2020, giá vàng trong nước bán ra tăng 7,9 triệu đồng/lượng so mức giá cuối năm 2019.
Nhưng giá vàng tăng mạnh trong tuần cuối của tháng 7/2020 khi chính thức vượt qua đỉnh của năm 2011 (1.921 USD/ounce), đạt trên 1.930 USD/ounce trong sáng ngày 27/7.
Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh TP.HCM cho hay, nhìn chung, giá vàng trong nước và thế giới có nhiều biến động, song trật tự thị trường vàng trong nước vẫn được đảm bảo, không xuất hiện tình trạng đầu cơ.
Về chênh lệch giữa giá vàng thế giới và giá vàng trong nước: Giá vàng thế giới quy đổi (theo tỷ giá trên thị trường tự do) hiện đang thấp hơn giá vàng trong nước ở mức 311.294 đồng/lượng (so với giá vàng niêm yết tại SJC), đổi chiều so với cuối tháng trước và mở rộng hơn so với cuối năm 2019.
Doanh số mua - bán vàng miếng trên địa bàn TP.HCM trong tháng 6/2020 tăng. Cụ thể, doanh số mua: 87.584 lượng vàng, tương đương giá trị là 4.262 tỷ đồng, tăng 11% so với tháng trước - doanh số bán: 80.019 lượng vàng, tương đương giá trị là 3.893 tỷ đồng, tăng 10% so với tháng trước.
Thực tế, với việc thực hiện các giải pháp quản lý thị trường vàng theo tinh thần Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 3/4/2012 của Chính phủ về Quản lý hoạt động kinh doanh vàng, trong thời gian qua, thị trường vàng đã ổn định, không còn tình trạng đầu cơ, làm giá gây bất ổn nền kinh tế.
Đồng thời, theo Ngân hàng Nhà nước, tình trạng "vàng hóa" trong nền kinh tế từng bước được ngăn chặn, việc sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán đã được kiểm soát tốt.
Giá vàng hôm nay 27/7 lúc 11h30: Tăng mạnh thêm 1,7 triệu đồng Giá vàng hôm nay ngày 27/7/2020 trong nước bật tăng mạnh lên mốc 56.700 triệu đồng/lượng sau khi giảm nhiệt ở cuối phiên giao dịch hôm 25/7. Giá vàng hôm nay 27/7 tính đến 11h30 đã tăng mạnh thêm 1,7 triệu đồng Giá vàng trong nước hôm nay Tại thị trường vàng trong nước, sau khi giảm 200.000 đồng/lượng chiều mua vào và...