Dự báo sẽ có trên 600 triệu người mắc bệnh tiểu đường vào năm 2030
Năm 2017, theo ước tính của Liên đoàn Đái tháo đường (ĐTĐ) Thế giới số người mắc ĐTĐ đã lên tới 415 triệu người. Dự báo đến năm 2030, con số này sẽ lên tới trên 600 triệu người.
Hiện nay, có hơn 199 triệu phụ nữ mắc đái tháo đường trên thế giới, con số này dự kiến sẽ tăng lên 313 triệu vào năm 2040. Trong đó, có khoảng 10-15% trẻ em mắc bệnh trên tổng số bệnh nhân ĐTĐ.
Theo thống kê của Bộ y tế, Việt Nam hiện có khoảng 3,5 triệu người mắc bệnh ĐTĐ. Con số này dự báo tăng lên 6,1 triệu vào năm 2040. Mặc dù, cả nước hiện có 3,5 triệu người (độ tuổi từ 20-79) mắc bệnh này nhưng có tới 69,9% không biết mình bị bệnh. 85% chỉ phát hiện ra bệnh khi có biến chứng nguy hiểm như: tim mạch, suy thận, thần kinh, biến chứng bàn chân đái tháo đường… Có đến 80% người bệnh đái tháo đường chết do biến chứng tim mạch. Bên cạnh đó, họ có nguy cơ bị tai biến mạch máu não cao hơn người bình thường 2-4 lần. 20% người bệnh đái tháo đường bị bệnh thận, gây suy thận, có thể chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận.
Việt Nam được xếp nằm trong 10 quốc gia có tỷ lệ gia tăng bệnh nhân đái tháo đường cao nhất thế giới với tỷ lệ bệnh nhân tăng 5,5% mỗi năm. Tuy nhiên, theo Bộ y tế cả nước mới chỉ có 28,9% người bệnh bị đái tháo đường được quản lý tại các cơ sở y tế, trong khi số chưa được quản lý theo số liệu thống kê mới nhất năm 2015 là 71,1%.
Trong buổi gặp trao đổi thông tin với báo chí về Hội trại dinh dưỡng đái tháo đường tên gọi “Chung tay kiểm soát và đẩy lùi bệnh đái tháo đường” lần III – năm 2018 (Diabetes Camp – 2018) diễn ra vào chiều 23/10, PGS.TS Tạ Văn Bình – Nguyên giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương, nguyên Viện trưởng Viện Đái tháo đường và Rối loạn chuyển hóa (Đại học Y Hà Nội), Chủ tịch Hội người giáo dục bệnh đái tháo đường Việt Nam nhấn mạnh: “ĐTĐ thực sự là căn bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm, việc tầm soát, phát hiện sơm bệnh ĐTĐ giúp cho quá trình điều trị đạt hiệu quả cao nhất, kiểm soát, ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm”.
PGS Bình cũng cho biết thêm, nếu cách đây 10-20 năm thì người ta khuyên bệnh nhân ĐTĐ càng ăn ít tinh bột thì càng tốt, càng chia nhỏ bữa ăn ra bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu.
Tuy nhiên hiện nay lại có quan niệm khác, nếu bệnh nhân ĐTĐ ăn được 3 bữa thì rất tốt bởi nó giúp cho tuyến tụy có thời gian nghỉ ngơi.
PGS.TS Tạ Văn Bình – Nguyên giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương, nguyên Viện trưởng Viện Đái tháo đường và Rối loạn chuyển hóa (Đại học Y Hà Nội), Chủ tịch Hội người giáo dục bệnh đái tháo đường Việt Nam chia sẻ với báo chí chiều 23/10.
Như chúng ta đã biết, tất cả năng lượng sinh ra cho con người để hoạt động đều đến từ Gluxit, dù chúng ta có ăn gì đi chăng nữa thì vào đến cơ thể thì đều chuyển hóa thành đường, lúc đó đường mới tạo ra năng lượng để nuôi sống cơ thể. Chính vì thế chúng ta phải tính toán làm sao để lượng tinh bột vừa phải để cho cơ thể đỡ phải một chu kỳ hoạt động khác.
Một điều chúng ta cũng cần phải biết đó là trong vòng khoảng 10 năm đầu của thế kỷ 21 thì những tiến bộ về thuốc của bệnh ĐTĐ bằng cả một thế kỷ 20 cộng lại. Đây là một trong những sự tiến bộ mà không có một lĩnh vực chuyên ngành nào của y học có thể sánh bằng, kể cả thuốc chữa ung thư.
Video đang HOT
Ví dụ, thuốc thuộc các nhóm hóc môn đường ruột hay thuốc ức chế đồng thuận tái hấp thu đường và natri của thận làm thay đổi toàn bộ quan điểm về điều trị bệnh ĐTĐ.
Nếu trước đây điều trị bệnh ĐTĐ thì làm sao để đường máu thấp thôi, đừng bao giờ vượt quá để qua đường niệu thì bây giờ lại khác, chúng ta điều trị để làm sao rút đường và nước tiểu ra cùng một lúc với natri. Khi rút đường với natri qua nước tiểu sẽ làm giảm mức độ suy tim, giảm số đo huyết áp, ngăn ngừa hội chứng tim mạch… kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân ĐTĐ.
Về Hội trại dinh dưỡng đái tháo đường năm nay, PGS Bình cho hay, mục tiêu hội trại nhằm đem đến một ngày hội hướng dẫn, tư vấn chăm sóc sức khỏe, cung cấp kiến thức bổ ích cho cộng đồng và người bệnh đái tháo đường. Đặc biệt cung cấp kiến thức phòng ngừa bệnh đái tháo đường ở trẻ em và kiểm soát biến chứng bệnh nhi đái tháo đường.
“Nhiệm vụ của Hội người giáo dục bệnh đái tháo đường Việt Nam là làm sao để những người đái tháo đường nói riêng và cộng đồng người Việt nói chung hiểu được rằng bệnh đái tháo đường là một đại họa của thế kỷ 21, vì hiện nay 6 giây thì có một người chết bởi đái tháo đường”, PGS.TS Tạ Văn Bình thông tin.
Ban tổ chức cũng cho biết thêm, hội trại dinh dưỡng đái tháo đường lần III này sẽ dự kiến khoảng 1000 đến 1.200 người tham dự, diễn ra từ 7h đến 17h ngày 28/10/2018, tại Trung tâm y tế quận Hà Đông (Hà Nội).
Nguyễn Hùng
Theo Dân trí
Chàng trai 28 tuổi bị suy thận vì thường xuyên ăn món này trong bữa sáng và đó cũng là món rất nhiều người thích
Sau khi kiểm tra bác sĩ nói với Tiểu Hào: "Anh đã bị suy thận và ở giai đoạn cuối, ngoài việc chạy thận nhân tạo, anh chỉ có thể ghép thận".
Chàng trai 28 tuổi bị suy thận vì thường xuyên ăn sáng bằng... quẩy chiên
Tiểu Hào năm nay 28 tuổi, anh là nhân viên IT và vẫn còn độc thân, mỗi ngày Tiểu Hào chỉ biết đến công việc, nên hiện tại cậu vẫn chưa có bạn gái. Tiểu Hào cũng đã từng nghĩ đến chuyện yêu đương, nhưng lại muốn kiếm tiền vài năm để mua nhà, sau đó mới kết hôn.
Tuy nhiên, bản thân Tiểu Hào cũng chưa từng nghĩ đến, tiền anh tích lũy không dùng vào việc cưới vợ, mà lại dùng tiền vào việc chạy thận!
Gần đây, cơ thể của Tiểu Hào rất yếu, anh cảm thấy cơ thể rất yếu, không có lực, còn thường xuyên bị đau lưng. Tiểu Hào nghĩ rằng bản thân gần đây vì công việc bận rộn nên mới có những triệu chứng như vậy. Tuy nhiên, trong một thời gian dài, bệnh tình của Tiểu Hào không những không cải thiện mà ngược lại càng ngày càng nặng hơn.
Về cơ bản mỗi buổi sáng Tiểu Hào đều đến đây ăn 3 chiếc quẩy chiên và 1 bát sữa đậu nành.
Tay chân của Tiểu Hào bắt đầu phù nề, một lần đi vệ sinh cậu phát hiện đi tiểu ra máu. Tiểu Hào vô cùng sợ hãi nên anh lập tức đến bệnh viện kiểm tra. Sau khi kiểm tra bác sĩ nói với Tiểu Hào: Anh đã bị suy thận và ở giai đoạn cuối, ngoài việc chạy thận nhân tạo, anh chỉ có thể ghép thận.
Tiểu Ngô nghe xong, anh gần như ngất xỉu, anh khóc và nói với bác sĩ: "Tôi còn trẻ như thế này, tại sao lại bị suy thận?". Bác sĩ cũng rất ngờ vực, nhưng sau khi biết được thói quen ăn uống và sinh hoạt của Tiểu Hào, bác sĩ đã tìm được đáp án: Tiểu Hào bị suy thận chính là do thường xuyên ăn bánh quẩy chiên!
Có một tiệm ăn sáng ở gần nơi Tiểu Hào sinh sống, vì sống một mình nên Tiểu Hào ít khi nấu ăn. Về cơ bản mỗi buổi sáng Tiểu Hào đều đến đây ăn 3 chiếc quẩy chiên và 1 bát sữa đậu nành, đây chính là thói quen trong vòng 5 năm của Tiểu Hào. Bác sĩ giải thích rằng, chính là vì Tiểu Hào thường xuyên ăn sáng bằng quẩy chiên dẫn đến thận không thể chịu nổi.
Đây chính là thói quen trong vòng 5 năm của Tiểu Hào.
Trong quá trình sản xuất bánh quẩy, người chế biến thường cho thêm phèn chua, soda vào trong bột mì. Phèn chua là một loại muối nhôm (nhôm sunfat hydrat), sau khi cho thêm vào bột làm bánh có tác dụng làm quẩy phồng, giòn, xốp.
Theo như báo cáo xác định, cứ 100g bánh quẩy có chứa hàm lượng nhôm khoảng 50-55mg, lượng nhôm đi vào cơ thể cho phép không quá 0,7mg/1kg trọng lượng cơ thể, Tiểu Hào mỗi ngày ăn 3 chiếc quẩy, chính là lượng nhôm đi vào cơ thể vượt quá lượng cho phép. Đặc biệt tiêu thụ lượng kim loại nặng trong thời gian dài sẽ gây ra suy thận. Cuối cùng, Tiểu Hào được tiếp nhận điều trị thẩm tách, chuẩn bị đón nhận nguồn thận thích hợp để tiến hành ghép thận.
Các bác sĩ cảnh báo những việc làm sau đây cũng có thể gây nên suy thận:
1. Thức đêm
Rất nhiều người do công việc và một số nguyên nhân khác dẫn đến việc thức đêm như một phần trong cuộc sống của họ. Thời gian dài thức đêm, thận sẽ không chịu nổi. Bởi vì chỉ có cơ thể có đủ khí chất và tinh thần mới có thể đem lại lợi ích cho sức khỏe của thận.
Ngoài ra, ban đêm là thời gian tốt nhất để thận tiến hành khôi phục sửa chữa tế bào, nếu chúng vẫn ở hoạt động ở trong đêm khuya, càng khiến cho thận ở trạng thái quá tải. Theo thời gian, việc thức khuya sẽ khiến chức năng của thận bị tổn thương nghiêm trọng, điều này cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến suy thận.
Rất nhiều người do công việc và một số nguyên nhân khác dẫn đến việc thức đêm như một phần trong cuộc sống của họ.
2. Nhịn tiểu
Theo lý luận Y học Trung Quốc cho rằng, thận và bàng quang có khả năng tương tác với nhau, nếu cơ thể lựa chọn nhịn tiểu sẽ càng khiến nước tiểu tồn tại ở trong bàng quang quá lâu, đồng thời sẽ không ngừng sản sinh các vi khuẩn gây bệnh. Hơn nữa các khi khuẩn này còn thông qua ống dẫn niệu đi ngược chiều đến thận, tiếp theo gây ra viêm nhiễm đường tiết niệu,... và sản sinh các bệnh thận.
Ngoài ra, khi nước tiểu được lưu trữ trong bàng quang quá lâu, nó sẽ làm tăng gánh nặng lên bàng quang, và nước tiểu được lưu trữ cũng sẽ gây ra xói mòn bất lợi của nội mạc bàng quang, là một trong những yếu tố gây viêm bàng quang.
Nếu cơ thể lựa chọn nhịn tiểu sẽ càng khiến nước tiểu tồn tại ở trong bàng quang quá lâu, đồng thời sẽ không ngừng sản sinh các vi khuẩn gây bệnh.
3. Uống rượu
Mọi người đều biết rằng, uống rượu sẽ làm tổn thương gan, từ quan điểm của y học Trung Quốc, gan và thận tương đồng, vì vậy, một khi gan đã bị tổn thương, đồng thời cũng gây hại rất lớn đối với thận.
Ngoài ra, thường xuyên uống rượu còn khiến sự cân bằng nito trong cơ thể bị rối loạn, điều này càng làm tăng sự phân hủy protein trong cơ thể, tiếp theo làm gia tăng gánh nặng sự phân hủy của thận, gây ảnh hưởng xấu đến chức năng của thận. Đặc biệt những người mà bản thân thận đã không tốt, uống nhiều rượu càng khiến thận tổn hại nghiêm trọng.
Theo Helino
Lọc máu tại nhà cho bệnh nhân suy thận Người bị suy thận giai đoạn cuối không phải đến viện chạy thận, có thể lọc máu khi đi du lịch nhờ phương pháp lọc màng bụng tại nhà. Lọc màng bụng là một trong ba phương pháp hữu hiệu điều trị suy thận mạn giai đoạn cuối, bên cạnh chạy thận nhân tạo và ghép thận. Một số bệnh nhân được lọc...