Dự báo những ngành ‘hot’ nhất ở TPHCM
TP HCM luôn là địa phương thu hút nguồn nhân lực lớn nhất nước. Trong thời gian tới, nguồn nhân lực của thành phố sẽ biến động ra sao? Ông Trần Anh Tuấn, Phó giám đốc Trung Tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP HCM sẽ nhận định về vấn đề này.
Ông Trần Anh Tuấn cho biết, năm 2011 và những năm sắp tới do nền kinh tế phục hồi và phát triển, nhiều doanh nghiệp sẽ tăng nhu cầu thường xuyên tuyển lao động bao gồm lao động quản lý; chuyên môn kỹ thuật và lao động phổ thông. Giai đoạn 2011 – 2015 dự kiến tốc độ tăng việc làm từ 3 – 5%/ năm. Vì vậy, TP HCM sẽ cần 280.000 – 300.000 lao động một năm.
- Theo ông, lĩnh vực nào sẽ cần nhiều nhân lực và ngành nghề nào sẽ “hot”?
Những nhóm ngành nghề có nhu cầu lao động nhiều, chiếm tỷ lệ trên 80% tổng nhu cầu nhân lực tại thành phố gồm: Quản lý kinh tế – Kinh doanh – Quản lý chất lượng; Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn, Bán hàng – Marketing – Nhân viên Kinh doanh; Tài chính – Ngân hàng (nhân lực chuyên môn cao, ở cấp độ quản lý) – Kế toán – Kiểm toán; Tư vấn – Bảo hiểm; Pháp lý – Luật; Nghiên cứu – Khoa học; Quản lý nhân sự – Tổ chức, Hành chánh văn phòng; Giáo dục – Đào tạo – Thư viện; Ngoại ngữ – Biên phiên dịch; Xây dựng – Kiến trúc; Công nghệ thông tin -Viễn thông – Truyền thông; Cơ khí, sửa chữa ô tô, xe máy; Điện – Điện tử – Điện công nghiệp – Điện lạnh; Giao thông-Vận tải-Thủy lợi-Cầu đường; Dầu khí – Địa chất, Môi trường- Xử lý chất thải; Thiết kế – Đồ họa – In ấn – Bao bì – Xuất bản; Kho bãi – Vật tư – Xuất nhập khẩu; Công nghệ cao trong Nông nghiệp – Lâm nghiệp – Thủy sản; Y tế – Chăm sóc sức khỏe – Mỹ Phẩm, Dược – Công nghệ sinh học; Hóa-Hóa thực phẩm- Hóa chất-Hóa dầu, Dệt – May – Giày da.
- Dựa trên căn cứ nào để ông đưa ra nhận định trên?
Chúng tôi đã làm cuộc khảo sát, điều ra rất vất vả trong tổng số 8.000 doanh nghiệp tại TP.HCM mới có thể đưa ra được những dự báo như trên.
- Hiện, đa phần các trường ĐH, CĐ đặt chủ lực vào khối ngành kinh tế. Ông nhận xét gì về vấn đề này?
Ở 488 trường ĐH, CĐ của cả nước thì có đến 360 cơ sở có đào tạo ngành Quản trị kinh doanh, 298 cơ sở mở ngành kế toán, 297 cơ sở mở ngành Công nghệ – Thông tin, 193 cơ sở đào tạo ngành Tài chính – Ngân hàng… Điều này có thể thấy, khối ngành kinh tế đang nhận được sự quan tâm của các nhà đạo tạo và cả người học. Ngay trong các mùa tuyển sinh gần đây, đa số thí sinh cũng chọn thi khối ngành kinh tế, đông nhất là tài chính – ngân hàng, kế toán. Tuy nhiên, khi chọn ngành nghề, người học cần tìm hiểu thông tin từ nhiều nguồn. Quan trọng là chú ý đến nhu cầu nguồn nhân lực ngành nghề của tương lai, phù hợp với thời gian sau khi ra trường.
Để dễ xin việc, thí sinh nên chọn ngành nghề đang cần nhân lực.
- Ông nhận định gì về thông tin hướng nghiệp thời gian qua?
Phát triển thị trường lao động cần rất lớn nguồn nhân lực giỏi nghề đó là những kỹ thuật viên, nhân viên nghiệp vụ Cao đẳng, Trung cấp; Công nhân kỹ thuật lành nghề. Trong xã hội đã có nhiều người thành đạt lớn từ khởi nghiệp học nghề. Nhưng thực tế các học sinh sau khi tốt nghiệp THCS, THPT không muốn học nghề đang trở thành vấn đề của xã hội. Nguyên nhân do những định kiến, tâm lý trọng bằng cấp còn tồn tại ở hầu hết các bậc phụ huynh. Bên cạnh đó còn nhiều lý do như việc thiếu thông tin về ngành học, chưa biết giá trị bản thân phù hợp với ngành mình học, thiếu định hướng trong việc chọn nghề. Do thiếu thông tin về nhu cầu và tiêu chí tuyển dụng lao động nên nhiều người không biết chọn nghề hoặc học nghề trái với nhu cầu xã hội.
Video đang HOT
- Khi chọn nghành nghề, thí sinh cần lưu ý điều gì, thưa ông?
Thí sinh cần biết năng lực, kiến thức bản thân, công việc quan tâm, khả năng kinh tế gia đình để xác định rõ mục tiêu nghề nghiệp. Tìm hiểu thị trường lao động, cơ sở đào tạo để biết nhu cầu việc làm, điều kiện việc làm, ngành nghề đào tạo.
Nếu cảm thấy “nghi ngờ” lựa chọn ngành học, việc làm nên tìm đến các nhà tư vấn tại các trường đào tạo nghề, các tổ chức hỗ trợ SV – HS, tổ chức tư vấn đào tạo – giới thiệu việc làm. Tuy nhiên việc tư vấn thị trường lao động chỉ là vấn đề tham khảo, vấn đề là bản thân phải xác định được tâm huyết học nghề theo sở trường. Hãy xác định nghề nghiệp là yêu cầu học tập suốt đời. Việc làm là quá trình hoàn chỉnh nghề nghiệp và thăng tiến.
Xin cám ơn ông!
“Khảo sát gần 20.000 SV tại các sàn giao dịch việc làm cho thấy, tỷ lệ học sinh chọn sai ngành học là 60%. Chỉ có 5% hiểu rất rõ, 20% có hiểu biết tương đối, 75% không hiểu biết về ngành nghề đã chọn. Hiện có khoảng 80% SV sau khi tốt nghiệp tìm được việc, còn 20% tìm việc rất khó, hoặc không tìm được việc. Trong số SV tìm được việc, chỉ 50% có việc làm phù hợp; 50% làm trái ngành nghề, thu nhập thấp; chưa ổn định và có thể phải chuyển việc”, ông Trần Anh Tuấn
VGT(Theo Đất Việt)
Trường ĐH phải dời nội thành: Lơ mơ điểm đến
Hầu hết các trường ĐH ở Hà Nội trong danh sách phải di dời ra ngoại thành đều xác định "nhà nước bảo đi thì đi", nhưng đi tới đâu thì chưa trường nào có câu trả lời.
Thí sinh thi vào Trường ĐH Ngoại thương. Đây là một trong 12 trường trong diện sẽ phải di dời.
Chưa biết về đâu
Quyết định di dời một số trường ĐH trong nội thành Hà Nội ra ngoại thành đã có chỉ đạo của Chính phủ.
8 khu "đại học tập trung" mới được các nhà hoạch định chính sách phác thảo trên giấy vì các trường ĐH, CĐ có tên trong danh sách phải di dời chưa biết mình đi...về đâu.
Viện trưởng Viện ĐH Mở Hà Nội Lê Văn Thanh chia sẻ, khi biết có tên trong danh sách 12 trường ĐH, CĐ phải di dời ra ngoại thành, tập thể cán bộ giáo viên cũng như sinh viên của trường "đều rất phấn khởi. Bởi, mong ước có môi trường dạy và học tập trung với các điều kiện cơ sở vật chất hiện đại, không phải đi thuê mướn là mong ước của nhà trường 18 năm nay".
Tuy nhiên, ông Thanh nói, đến nay, vẫn chưa biết điểm đến của trường ở đâu và được cấp bao nhiêu đất. Do đó, nhà trường muốn sớm kết nối được với các bộ ngành chức năng để biết điểm trường dời đến nhằm chuẩn bị cho thiết kế quy hoạch.
"Và Viện chỉ có thể đăng ký thời điểm di dời với Bộ GD-ĐT khi bắt chắc chắn được phân đất ở địa điểm nào. Việc di dời chỉ có thể thực hiện được khi đã xây dựng được cơ sở hạ tầng ở vùng đất mới. Nếu được chọn điểm đến, chúng tôi hy vọng được về khu ĐH ở Sóc Sơn" - ông Thanh cho biết.
Cùng có tên trong danh sách, quyền Hiệu trưởng Trường ĐH Răng - Hàm - Mặt Trương Mạnh Dũng đồng thuận với chủ trương "di dời" của Chính phủ. Nhưng việc đăng ký thời điểm di dời thì nhà trường còn đang bàn. Vì điểm trường lựa chọn thì không nằm trong quy hoạch, còn những điểm Bộ GD-ĐT chỉ định phải đến thì rất khó khăn trong giải phóng mặt bằng.
Do vậy, việc "đi về đâu", đến nay, nhà trường chưa xác định được - ông Dũng nói. Đây cũng là câu trả lời của các trường: ĐH Văn hóa, ĐH Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp Hà Nội, ĐH Xây dựng, CĐ Y tế Hà Nội...
Lãnh đạo Trường ĐH Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp cho hay, hiện Ban Giám hiệu đang họp bàn để có tờ trình các cơ quan chức năng, trong đó xác định: điểm đến của trường ở đâu và thời gian nào sẽ chuyển sinh viên tới?
Phó Cục trưởng Cục Cơ sở vật chất và Thiết bị trường học, đồ chơi trẻ em (Bộ GD-ĐT) Nguyễn Bá Cần cho biết, sau khi Bộ Xây dựng trình Chính phủ dự thảo quy hoạch xây dựng hệ thống các trường ĐH, CĐ vùng Thủ đô Hà Nội và TP HCM; Bộ GD-ĐT làm rõ về nguyên tắc, các tiêu chí và lộ trình thực hiện việc di dời các trường thì khoảng tháng 3, Bộ sẽ xuống các trường lấy ý kiến cho các phương án để chọn phương án tối ưu nhất để việc di dời được hiệu quả.
Trường mong đất sạch
Vẫn theo ông Trương Mạnh Dũng, các trường trong danh sách phải di dời ra ngoại thành đều là trường công của nhà nước.
Do đó, để di dời một trường từ điểm A đến điểm B, Nhà nước phải lo xây dựng cơ sở vật chất rồi bàn giao cho trường. Bởi nhiệm vụ của nhà giáo là đào tạo và giảng dạy, không có chuyên môn "giải phóng mặt bằng" nên giao việc này cho trường là không thực tế.
Ông Dũng đề xuất, thay vì giao nhiệm vụ "giải phóng mặt bằng" cho trường, Nhà nước nên giao cho Bộ Xây dựng giải quyết vấn đề đất sạch, sau đó giao cho trường.
Còn nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Xây dựng Hà Nội Nguyễn Văn Hùng cho rằng, chủ trương di dời các trường ĐH ra ngoại thành là đúng.
"Tuy nhiên, ngoài vấn đề phải có kinh phí để xây dựng, cần tính đến nhiều yếu tố khác như: điều kiện di dời là bao nhiêu km thì tạo điều kiện thuận lợi cho đi lại; hoặc một khu đô thị ĐH tối đa là bao nhiêu trường, bao nhiêu sinh viên... Mặt khác, giảng viên giỏi chưa chắc đã theo trường di dời đến địa điểm mới nếu không có điều kiện thu hút", ông Hùng phân tích.
Trong khi nhiều trường lo lắng phải di dời đến địa điểm quá xa sẽ không kéo được đội ngũ giáo viên giỏi thì Viện trưởng Viện ĐH mở Hà Nội Lê Văn Thanh cho rằng, "đây không phải là vấn đề". Điều mong nhất là được giao đất sạch. Còn chuyện di chuyển hàng ngày của giáo viên, nhà trường sẽ bố trí một đội ngũ xe đưa đón cán bộ công nhân viên đi về trong ngày.
Vì đã 3 lần nhận đất rồi lại ngậm ngùi trả lại nên ông Thanh tin tưởng, lần di dời này sẽ thành hiện thực.
Ngoài việc chuẩn bị tư tưởng, trường đã có sẵn một số kênh sẵn sàng đầu tư để trường quy hoạch và xây dựng trên "vùng đất mới".
"Đây là lần thứ 4 sau 18 năm thành lập, Viện được giao đất nên tin tưởng việc di dời đến địa điểm mới sẽ là tương lai không xa" - ông Thanh hy vọng.
Đồng thời, địa điểm cũ với diện tích 1.620m2, trường muốn được giữ lại để duy trì loại hình đào tạo từ xa (chiếm gần 2/3 chỉ tiêu). Nếu di chuyển sẽ mất khoảng 100 tỷ đồng tiền đầu tư công nghệ cho các studio ghi hình, sản xuất các băng hình, băng tiếng...phục vụ đào tạo từ xa.
Vấn đề các trường ĐH di dời ra ngoại thành thì cơ sở cũ được dùng vào mục đích gì đang là băn khoăn của số đông các nhà quản lý các trường ĐH.
Viện ĐH Mở từng 3 lần nhận đất hụt Lần thứ nhất, vào năm 1995, trường được giao đất ở Cổ Nhuế. Nhưng không có tiền trả cho xây dựng hạ tầng địa phương nên khi quá hạn, đất được chuyển đổi mục đích. Năm 2000, Viện được giao 7ha ở Khu Liên hợp thể thao Mỹ Đình. Lần 2 này thì Hà Nội thay đổi lại quy hoạch, không cho xây ở đó (mà xây dựng Khu Liên hợp thể thao Mỹ Đình hiện nay) nên trường lại phải chờ. Sau đó, trường được tham gia dự án cùng 7 trường ĐH khác có tên trong khu đô thị ĐH Tây Nam (300 ha) ở Hà Tây. Dự án cũng phá sản khi Hà Tây sáp nhập vào Hà Nội.
Theo Vietnamnet
Định hướng nghề nghiệp - cần cả gia đình và xã hội Có đến 37% sinh viên tốt nghiệp ra trường không tìm được việc làm vì ngành nghề các em tốt nghiệp thừa quá nhiều. Sau Hội nghị tuyển sinh toàn quốc do Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa tổ chức là thời điểm các em học sinh lớp 12 bắt đầu làm hồ sơ dự thi cao đẳng, đại học năm 2011....