Dự báo Ấn Độ nhận lượng mưa ở mức trung bình trong tháng 9
Cục Khí tượng Ấn Độ (IMD) dự báo nước này khả năng sẽ ghi nhận lượng mưa trong tháng 9 tới ở mức trung bình, sau khi trải qua tháng 8 khô hạn nhất trong hơn 1 thế kỷ.
Ấn Độ ghi nhận lượng mưa thấp do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino. Ảnh: Livemint
Phát biểu tại một cuộc họp báo trực tuyến, người đứng đầu IMD Mrutyunjay Mohapatra cho biết lượng mưa gió mùa của tháng 8 vừa qua thấp hơn 36% so với mức trung bình và lượng mưa vào mùa Hè thấp hơn 10% so với bình thường kể từ ngày 1/6 vừa qua. Ông cho biết hoạt động gió mùa yếu phần lớn trong tháng 8 và lượng mưa khá ít ở đa số các khu vực trên cả nước. Chỉ có một số vùng khô hạn trong tháng 6 và tháng 7 có lượng mưa cao hơn trong tháng 8.
Do hoạt động ban đầu yếu, lượng mưa gió mùa của tháng 6 thấp hơn 9% so với mức trung bình và lượng mưa trong tháng 7 tăng trở lại lên mức 13% so với mức trung bình. Trong khi đó, mưa mùa Hè rải rác tại một số nơi trong tháng 8. Với tháng 8 khô hạn, tổng lượng mưa gió mùa từ tháng 6-8 thấp hơn 10% so với mức trung bình. Theo đó, Ấn Độ ghi nhận lượng mưa gió mùa trong tháng 8 thấp nhất trong 8 năm.
Video đang HOT
Mưa gió mùa đóng góp gần 70% lượng mưa cần thiết cho ngành nông nghiệp và làm đầy các hồ chứa nước tại Ấn Độ. Trước đó, hãng Reuters đưa tin Ấn Độ khả năng sẽ ghi nhận tháng 8 khô hạn nhất trong hơn 1 thế kỷ, một phần do hiện tượng thời tiết cực đoan El Nino.
Các điều kiện El Nino đã phát triển ở vùng nhiệt đới Thái Bình Dương lần đầu tiên sau 7 năm. Năm 2015, Ấn Độ từng đối mặt với hạn hán diện rộng khi El Nino ảnh hưởng đến mùa mưa của nước này. Do lo ngại thời tiết khắc nghiệt ảnh hưởng đến sản lượng thu hoạch mùa vụ năm nay, Ấn Độ – nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới – quyết định hạn chế xuất khẩu gạo, áp mức thuế 40% đối với hành xuất khẩu và khả năng sẽ cấm xuất khẩu đường.
Trong khi đó tại Hy Lạp, Thủ tướng nước này Kyriakos Mitsotakis ngày 31/8 dự báo cháy rừng dữ dội sẽ tàn phá hơn 150.000 ha đến hết mùa Hè.
Phát biểu trước Quốc hội, ông Mitsotakis cho rằng diện tích rừng bị thiêu rụi sẽ vượt 150.000 ha, trong đó có rừng Dadia ở vùng Evros. Thủ tướng cho rằng nguyên nhân dẫn đến thảm họa cháy rừng một phần là do cuộc khủng hoảng khí hậu. Đám cháy lớn xảy ra tại rừng Dadia vẫn tiếp diễn ngày thứ 13 liên tiếp. Với sự hỗ trợ của 10 máy bay và 7 trực thăng, khoảng 600 lính cứu hỏa đang nỗ lực dập tắt đám cháy rừng bùng phát từ ngày 19/8 vừa qua.
Cơ quan theo dõi biến đổi khí hậu Copernicus của Liên minh châu Âu (EU) nhận định đám cháy này có quy mô lớn nhất ở châu Âu trong nhiều năm qua. Theo cơ quan này, cháy rừng đã thiêu rụi diện tích lên tới hơn 81.000 ha, tức lớn hơn thành phố New York. Đến nay, đã có ít nhất 20 người thiệt mạng.
Giống như nhiều nước gần khu vực Địa Trung Hải, Hy Lạp đối mặt với cháy rừng lan rộng kể từ đầu mùa Hè. Thống kê cho thấy tổng cộng 26 người đã thiệt mạng do cháy rừng tại nước này.
Sau gạo, thị trường lo ngại Ấn Độ có thể cấm xuất khẩu đường
Sau khi Ấn Độ cấm xuất khẩu một số loại gạo để kiểm soát giá trong nước, các thương nhân lo ngại một mặt hàng thực phẩm khác có thể bị ảnh hưởng: đường.
Theo Bloomberg, thế giới ngày càng phụ thuộc vào đường Ấn Độ khi nguồn cung toàn cầu hạn hẹp. Lượng mưa không đồng đều trên các vành đai nông nghiệp của Ấn Độ đã làm dấy lên lo ngại rằng sản lượng đường sẽ giảm, có khả năng giảm năm thứ hai liên tiếp trong mùa vụ bắt đầu từ tháng 10.
Điều này có thể hạn chế khả năng xuất khẩu đường của Ấn Độ. Chính phủ Ấn Độ đã hạn chế bán lúa mì và một số loại gạo ra nước ngoài để bảo vệ nguồn cung trong nước và làm giá giảm, gây thêm căng thẳng cho thị trường lương thực toàn cầu vốn đã bị ảnh hưởng bởi thời tiết xấu và xung đột ngày càng tồi tệ ở Ukraine.
Ông Henrique Akamine, phụ trách bộ phận đường và ethanol tại Cơ quan Nghiên cứu Nhiệt đới, cho biết lệnh cấm xuất khẩu gạo là một tín hiệu rõ ràng rằng chính phủ Ấn Độ lo ngại về an ninh lương thực và lạm phát.
Ấn Độ trở thành cường quốc xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới từ năm 2012. Trong những năm gần đây, lượng gạo xuất khẩu của Ấn Độ còn nhiều hơn tổng số gạo xuất khẩu của ba nước Thái Lan, Việt Nam và Pakistan.
Lệnh cấm xuất khẩu gạo tẻ thường của Ấn Độ đã gây tâm lý lo lắng đối với những người tiêu dùng vốn đã quen sử dụng mặt hàng này trong chế độ ăn uống hằng ngày. Nhiều quốc gia trên thế giới ghi nhận tình trạng các cửa hàng buộc phải điều chỉnh giá sản phẩm và giới hạn lượng gạo cung cấp, trong bối cảnh người dân - chủ yếu là cộng đồng gốc Nam Á - đổ xô đi mua gạo để tích trữ.
Số liệu thống kê cho thấy giá gạo tẻ thường tại Ấn Độ đã tăng gần 10% trong tháng 7 vừa qua. Nếu như vào tháng 9 năm ngoái, một tấn gạo tẻ thường ở Ấn Độ có giá khoảng 330 USD, thì hiện tại đã lên tới 450 USD. Ấn Độ là quốc gia sản xuất gạo lớn nhất thế giới, chiếm tới hơn 40% xuất khẩu gạo toàn cầu.
Ấn Độ: 22 người thiệt mạng do sét đánh tại bang Bihar Ngày 15/7, đài phát thanh nhà nước All India Radio (AIR) của Ấn Độ đưa tin 22 người đã thiệt mạng do bị sét đánh tại bang Bihar, miền Đông nước này. Theo nguồn tin trên, mưa dông kèm sấm chớp đã tấn công bang Bihar trong ngày 14/7, gây ảnh hưởng đến nhiều khu vực của bang này. Cơ quan Khí tượng...