Dù bảng có dọc hay ngang, thầy cô vẫn tự tin giảng bài khiến học sinh ‘ngả mũ bái phục’
“ Nhất quỷ nhì ma, thứ ba học trò”, nhưng thầy cô giáo có thể được xếp vào “hàng pháp sư trừ ma diệt quỷ” cao tay nhất, bởi dù có chuyện gì xảy ra họ vẫn có cách trị khiến học sinh khâm phục.
Hình ảnh giáo viên “lầy lội” tuy bảng ngả nghiêng nhưng cô vẫn có thể viết thẳng hàng khiến cộng đồng mạng thích thú. (Ảnh: Facebook Phan Huy Thông)
Chiếc bảng thường được treo ngay ngắn ở bục giảng sao cho vừa với tầm mắt học sinh, nhưng đôi khi cũng xảy ra những trường hợp xui xẻo khi phần đinh để treo bảng gặp sự cố, khiến cho chiếc bảng rơi vào tình trạng “rụng” nửa vời hoặc toàn phần. Nhiều bạn hóm hỉnh bình luận : “ Kiến thức quá nặng tới nỗi rơi bảng thế này đây”. (Facebook Đức Hoàng)
Tấm bảng rớt xuống mà chưa được treo lại cho ngay ngắn, nhưng cô và trò trong lớp này vẫn tự tin dựng dọc tấm bảng, say mê với bài giảng hình học. (Ảnh: Facebook Quang Minh)
Điều tương tự cũng xảy ra với máy chiếu khi màn chiếu bỗng dưng rụng một bên. (Facebook Thuỳ Dương)
Theo vtc
Cảm động phụ huynh thay giáo viên thử áp lực nghề giáo
"Để chuẩn bị cho một tiết dạy, tôi đã mất cả tuần nay. Quả thực, đây là nghề rất nhiều áp lực, nếu không đủ nhiệt tình, niềm say mê và cả sức khỏe, tôi nghĩ các thầy cô không bám trụ với nghề được".
Trên đây là chia sẻ của một phụ huynh sau một giờ trải nghiệm đứng lớp như một giáo viên trong "ngày đồng cảm" - khi phụ huynh đứng trên bục giảng". Sự kiện do Trường phổ thông liên cấp Tuệ Đức (Hà Nội) tổ chức giúp cha mẹ thấu hiểu và chia sẻ với nghề dạy học nhằm tri ân thầy cô nhân ngày 20/11.
Nghề giáo quả áp lực
Giờ học hôm nay ở trường khác hẳn mọi ngày. Thay vì cô giáo lên lớp giảng bài, nay bác Hà Châu, mẹ của một bạn trong lớp 2A1 lên bục giảng làm cô giáo của giờ học Đạo đức.
Cả lớp òa ra như ong vỡ tổ, vui vẻ, phấn khích khi "cô giáo Hà Châu" yêu cầu lớp chia bàn, lập thành 4 nhóm để học.
Chị Trần Thị An, Hội trưởng Hội phụ huynh của trường, với giờ dạy làm thủ công cho học sinh lớp 2.
Một clip xúc động, nói về một cụ bà bán rau muống, được "cô" chiếu vèo vèo trên bảng. "Ôi, clip mới thú vị làm sao. Lại còn có cả hình ảnh nữa, các con thích lắm ạ", một học sinh lớp 2A1 nhận xét.
Chị Hà Châu chia sẻ: "Giờ học kết thúc rồi nhưng tôi vẫn còn rất run. Thậm chí tối qua, tôi đã rất hồi hộp. Tôi từng quen làm việc với người lớn, nói hiểu ngay. Nhưng ở lứa tuổi mới lớp 2, có nhiều điều để truyền đạt được cho các con, quả thật không phải dễ.
Trước đến nay nhiều phụ huynh rất khó tính, yêu cầu cao ở giáo viên. Bản thân tôi cũng là phụ huynh của hai con, chúng tôi hiểu, nghề giáo rất áp lực.
Hôm nay, khi đứng lớp, tôi thực sự cảm thông hơn với các giáo viên. Áp lực đó không chỉ từ phía phụ huynh, từ phía nhà trường mà chính từ phía các con còn quá bé, sĩ số lớp quá đông khiến các cô nhiều khi căng thẳng là điều dễ hiểu".
Chị Hà Châu với tiết học Đạo đức cho học sinh lớp 2A1.
Có đồng hành mới có cảm thông
Trải nghiệm thử cảm giác của giáo viên trong giờ học Môi trường, chị Đào Thu Hường (quận Đống Đa, Hà Nội) cho hay, để chuẩn bị cho tiết dạy này, chị đã mất cả tuần để soạn tài liệu, làm việc với giáo viên chủ nhiệm, tìm hiểu về cách thức cũng như lựa chọn kiến thức phù hợp với học sinh lớp 3.
"Chỉ 45 phút đứng trên bục giảng nhưng tôi thực sự cảm động và thông cảm với nghề này. Các thầy cô giáo đã chạm đến trái tim của các con bởi nhiều kiến thức rất khô nhưng bằng cách này hay cách khác, họ đã giúp các em yêu mến và thích thú học tập", chị Hường cho biết.
Học sinh được phụ huynh dạy cách sơ cứu.
Chị Võ Thị Ngọc Hoa, mẹ của một học sinh đang học lớp 8 của trường cho biết, hiện nay nhiều cạm bẫy ảnh hưởng và lôi kéo học sinh. Đến lớp, nhiều khi các con không chú tâm vào việc học. Tuy nhiên, nhiều gia đình đang phó thác việc học hoàn toàn cho nhà trường, khiến gánh nặng trên vai giáo viên ngày càng nặng nề hơn.
Được biết, ngoài các tiết học văn hóa, trong sáng nay, một số phụ huynh khác đăng kí các giờ dạy Thủ công, Mỹ thuật, Ngoại ngữ, làm bánh, trồng rau...
Theo lãnh đạo nhà trường, việc để phụ huynh trải nghiệm một tiết dạy nhằm giúp cha mẹ thấu hiểu và đồng cảm với nghề dạy học.
Phụ huynh dạy học sinh làm đồ thủ công
"Có đồng hành mới có cảm thông
Có thấu hiểu mới yêu thương thực sự"
Thông qua sự kiện, phụ huyh có thể truyền đạt cho học sinh các kiến thức mà mình am hiểu. Học sinh học được nhiều kĩ năng, kiến thức đa dạng mà nhà trường chưa có được.
Đây cũng là một trong những hoạt động để gắn kết giữa phụ huynh và nhà trường, giúp học sinh thấy được vai trò, công ơn của cha mẹ dành cho mình trong việc học tập.
Mỹ Hà
Theo Dân trí
Điểm lại những lần thầy cô ra tay ghi lời phê 'chất như nước cất' khiến học sinh vừa xấu hổ vừa buồn cười Không phải những lời phê khuôn mẫu, chuẩn mực Sư phạm, lối viết lời phê vừa chân thực, gần gũi và có phần "lệch chuẩn" của các thầy, cô giáo dưới đây khiến sinh viên ai đọc xong cũng "cười té ghế". Nhiều người tưởng rằng những thầy cô đứng trên bục giảng luôn nghiêm túc, tiếng nói 'thét ra lửa' nhưng không...