Dự án trồng sen: Xử lý mạnh tay nếu lén nuôi tôm hùm đỏ
Tôm hùm đỏ đã bị cấm nuôi từ lâu, nếu phát hiện cá nhân, tổ chức nào nuôi lén lút, ngoài việc buộc tiêu hủy còn xử lý mạnh tay.
Tôm hùm đỏ nuôi tại cơ sở ông Trần Văn Hòa do người dân bắt được – Ảnh: Người dân cung cấp
Liên quan vụ “Bất thường từ một dự án trồng sen”, ông Nguyễn Văn Công – giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp – cho biết tôm hùm đỏ hay tôm hùm đất là động vật ngoại lai nguy hại không được phép nuôi.
Trường hợp ông Trần Văn Hòa – giám đốc Công ty sen Hoàng Giang – nuôi loại tôm này là nuôi một cách lén lút, khi người dân phát hiện thì các cơ quan chức năng đã phối hợp tiêu hủy ngay.
“Tôm hùm đỏ đã bị cấm nuôi từ lâu, nếu phát hiện cá nhân, tổ chức nào nuôi lén lút, ngoài việc buộc tiêu hủy còn xử lý mạnh tay” – ông Công khẳng định.
Trong khi đó, ông Phạm Minh Chí – phó phòng thanh tra Chi cục Thủy sản tỉnh Đồng Tháp – cho biết trường hợp ông Hòa lén lút nuôi tôm hùm đỏ chỉ bị xử lý hình thức nhắc nhở và làm cam kết không tái phạm.
“Trong quá trình làm việc với đoàn kiểm tra liên ngành ông Hòa phối hợp tốt, đến nay chưa thấy phát sinh vấn đề bất thường” – ông Chí cho biết.
Khi đặt vấn đề liệu tôm hùm đỏ đã được tiêu hủy hết hay chưa, ông Chí nói: “Đến giờ chưa dám khẳng định vì ông Hòa cũng không nhớ cụ thể là thả bao nhiêu con, tuy nhiên may mắn là khu vực ông Hòa nuôi là đê bao khép kín, Chi cục Thủy sản yêu cầu khi tháo nước ra ngoài sông tự nhiên phải sử dụng lưới che chắn để chúng không phát tán ra bên ngoài. Hiện tại chưa thấy người dân phát hiện thêm con nào”.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Văn Hùm – phó chủ tịch UBND xã Tân Hội Trung, huyện Cao Lãnh – cho biết UBND xã đã tiến hành khảo sát khu vực phát hiện tôm hùm đỏ.
Hiện tại, lao động Trung Quốc và ông Hòa đã rời khỏi địa phương, có thể đã về quê ăn tết vẫn chưa vào.
“UBND xã theo dõi rất sát tình hình và cũng thường xuyên tuyên truyền qua hệ thống loa phát thanh xã để người dân hiểu tác hại của tôm hùm đỏ, nếu phát hiện phải báo ngay với chính quyền địa phương” – ông Hùm cho biết thêm.
Trao đổi với phóng viên Tuổi Trẻ, một số nhà khoa học nghiên cứu về thủy sản từ Đại học Cần Thơ cho biết họ chưa nghiên cứu thực tế loài tôm hùm đỏ mà chỉ biết qua sách vở.
Các nhà khoa học chỉ biết đây là một loài tôm với tên gọi crayfish hoặc crawfish, là đối tượng nuôi phổ biến ở Mỹ, Úc và một số quốc gia khác, nhưng tại VN là loài sinh vật ngoại lai nằm trong danh sách cấm nhập khẩu của Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT).
Theo các nhà khoa học, đây chắc chắn không phải là đối tượng nuôi bản địa, tuy nhiên để có kết luận chính xác các vấn đề liên quan thì cần nghiên cứu thực tế, xác định rõ lai lịch của loài tôm này.
(Theo Tuổi Trẻ)
Tan tác làng tôm hùm!
Làng tôm hùm Sông Cầu điêu đứng khi hàng chục tỉ đồng bị mất theo con lũ.
Số liệu thống kê của UBND thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên vào chiều 9-11 cho thấy gần 60% số tôm hùm nuôi ở đầm Cù Mông đã bị chết vì sốc nước ngọt do lũ. Con số thiệt hại đã lên tới 70 tỉ đồng và vẫn chưa dừng lại vì tôm hùm chết đang tăng lên từng ngày.
Tôm ngắc ngoải, người khắc khoải
Chiều 4-11, chúng tôi đến thị xã Sông Cầu để ghi hình về lũ lụt. Khi đến Xuân Cảnh, có cảm giác như xã này đang gặp nạn lớn. Vẳng từ xa là những tiếng bước chân vội vã của từng tốp người lao về phía bờ đầm. Xen trong ấy là những tiếng khóc, tiếng người thổn thức "chết hết rồi". Bên bờ đầm Cù Mông, nhiều phụ nữ và trẻ em với những đôi mắt ngấn lệ, đỏ hoe, đăm đăm nhìn ra phía xa, nơi mà chồng con họ đang kiểm tra "khối gia tài" mà họ đã nâng niu dưới mặt đầm.
Vợ chồng anh Lê Văn Hải (xã Xuân Cảnh) thẫn thờ với số tôm hùm sắp thu hoạch bị chết hàng loạt
Thấy chồng trồi lên, mang theo những con tôm hùm lớn đã cụp đầu, bà Hai Thảo ngồi bệt xuống cát, mặt đờ ra. "Chắc xong hết rồi. Làm mấy năm nay, được bao nhiêu cũng đổ xuống đó. Vay ngân hàng 150 triệu đồng giờ lấy gì trả đây" - bà Thảo khóc.
Hàng đống tôm hùm bị thương lái vứt ra vì đã chết nên không mua
Ông Nguyễn Xuân Tình ở thôn Hòa Lợi, xã Xuân Cảnh thẫn thờ sau gần 1 ngày lặn kiểm tra, lượm số tôm hùm chết ở 25 lồng nuôi của gia đình tại đầm Cù Mông. "Nước ngọt mới xuống mà đã có hơn 80% tôm trong mỗi lồng chết. Nay mai còn chết nữa" - ông Tình buồn bã. Trong vụ nuôi này, gia đình ông đã đầu tư hơn 700 triệu đồng, trong đó vay ngân hàng và người quen hơn 100 triệu đồng.
Người dân Xuân Cảnh tiếc nuối nhìn số tôm chết, giờ chỉ biết cho heo ăn
Đau lòng nhất có lẽ là hoàn cảnh của anh Lê Văn Hải (thôn Hòa Lợi). Vợ chồng mới ra riêng, cha mẹ cho của hồi môn, vay thêm rồi thả nuôi hơn 400 con tôm hùm. Sau 16 tháng nuôi, tôm đã đạt kích cỡ gần 1 kg/con, chờ tôm đạt kích cỡ loại 1 (từ 1 kg/con trở lên) để xuất bán thì nước lũ tràn về. Cầm những con tôm hùm chết trên tay, anh cứ tiếc nuối: "Vậy mà tối nào vợ chồng cũng thủ thỉ, bàn tính bán lứa tôm này, ít nhất cũng kiếm được 500 triệu đồng, cơi nới thêm ngôi nhà. Nào ngờ...".
Tôm hùm bị sốc nước ngọt sau khi vớt lên đổ thành đống trên đường làng để bán đổ bán tháo cho thương lái. Một cô gái trẻ tên Hằng chỉ mua những con tôm còn ngo ngoe, có kích cỡ lớn còn tôm nhỏ hoặc đã sút đầu thì không. Giá tôm loại 1 ngày thường lên trên 1,6 triệu đồng/kg, giờ ngắc ngứ chỉ còn 220.000 đồng/kg. "Không bán, tí nữa tôm chết thì chỉ còn nước cho heo ăn" - một người đàn ông bên cạnh nói.
Ông Huỳnh Lê Tuấn, Phó Chủ tịch UBND xã Xuân Cảnh, bảo rằng số tôm bị nhiễm nước ngọt, giờ vẫn tiếp tục chết.
Mong chờ gì?
Cũng theo ông Tuấn, người nuôi tôm hùm đã không kịp trở tay trong đợt lũ vừa qua. Khi dự báo có mưa, không ai nghĩ lượng nước lũ lại đổ về đầm Cù Mông nhiều đến thế. Chỉ trong ngày 2-11, nước lũ đã ào ạt đổ xuống đầm. "Khi nước lũ tràn xuống thì người dân chịu thua. Đầm nơi nào cũng có nước ngọt thì di chuyển lồng nuôi đi đâu. Đưa ra biển thì cũng không được vì nước ở cửa biển chảy xiết. Hơn nữa, cũng không thể cảo lồng lên để di chuyển đi vì nếu cảo lồng lên, tôm sốc nước ngọt trên mặt sẽ chết ngay. Vì vậy mà người dân chỉ còn biết hạ lồng nuôi sát đáy để hạn chế tôm sốc nước lũ bên trên" - ông Tuấn nói thêm.
Đầm Cù Mông có diện tích 2.655 ha. Đây là vùng nuôi tôm hùm trọng điểm của tỉnh Phú Yên. Quanh đầm là 6 xã: Xuân Lộc, Xuân Bình, Xuân Hải, Xuân Hòa, Xuân Cảnh và Xuân Thịnh (thị xã Sông Cầu) đều nuôi tôm hùm trên đầm. Vì vậy mà không chỉ Xuân Cảnh, người dân 5 xã còn lại cũng điêu đứng với việc tôm hùm chết hàng loạt do sốc nước lũ. Theo ông Lương Công Tuấn, Phó Chủ tịch UBND thị xã Sông Cầu, thống kê bước đầu, thiệt hại của người nuôi tôm hùm ở thị xã này đã lên gần 70 tỉ đồng. "Tôi nghĩ thiệt hại năm nay chỉ thua năm 2009, nước lũ cũng tràn về và làm tôm hùm chết sạch. Lượng mưa đo được ở thị xã Sông Cầu trong đợt lũ vừa qua lên đến 426 mm. Nước lũ từ trên núi Xuân Lộc, Thạch Khê đổ về chỉ có đường thoát duy nhất là đổ ra đầm Cù Mông. Tôm hùm nuôi ở đây chỉ có nước chịu chết" - ông Lương Công Tuấn nói và cho biết thêm thường khi độ mặn trong nước xuống dưới 30%0 thì đã nguy hiểm cho tôm hùm nhưng trong đợt lũ vừa qua, độ mặn trong nước đầm Cù Mông chỉ dưới 5%0.
Phú Yên là tỉnh nuôi tôm hùm nhiều nhất nước với trên 23.000 lồng bè. Mỗi năm, sản lượng tôm hùm mà tỉnh này thu hoạch lên đến hơn 700 tấn, xuất bán trên 800 tỉ đồng. Trong đó, thị xã Sông Cầu chiếm hơn 2/3 với trên 16.000 lồng nuôi tôm hùm. Thiệt hại trong đợt lũ vừa qua đã đẩy hàng ngàn hộ gia đình nuôi tôm hùm vào chỗ điêu đứng.
"Chúng tôi đang thống kê kỹ thiệt hại của người dân nuôi tôm hùm để đề nghị UBND tỉnh có chính sách hỗ trợ về con giống, tiền để khắc phục. Đối với ngân hàng sẽ đề nghị giãn, khoanh nợ để người dân có điều kiện khôi phục sản xuất" - ông Nguyễn Tri Phương, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên, cho hay.
Đề nghị xây dựng hệ thống thu gom nước lũ Theo ông Trần Hữu Thế, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, tỉnh đang đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hỗ trợ để xây hệ thống gom nước lũ quanh đầm Cù Mông rồi đưa ra cửa biển. "Có hệ thống gom lũ thì làng tôm hùm trên đầm Cù Mông mới bớt gặp họa do lũ và phát triển bền vững được" - ông Thế nhấn mạnh.
Theo Hồng Ánh (Người lao động)
Tận mục hàng loạt sinh vật ngoại lai "tấn công" miền Tây Nhiều sinh vật ngoại lai đã xuất hiện tại ĐBSCL và đang gây hại nghiêm trọng ở các địa phương. Dù vậy, việc ngăn chặn, tiêu diệt những sinh vật này gặp nhiều khó khăn. Đó là ý kiến của nhiều đại biểu tại hội thảo "Tăng cường năng lực quản lý, kiểm soát, ngăn ngừa sinh vật ngoại lai và bảo tồn...