Dự án “Nuôi em” lan tỏa mạnh mẽ: Người trẻ tích cực làm thiện nguyện
Người trẻ hiện đại tự tin và năng động, những cô gái, chàng trai trẻ tuổi sống hết mình với đam mê không ngại bất cứ khó khăn, thử thách.
Không chỉ sống cho mình, họ còn làm nên những điều tuyệt vời cho mọi người xung quanh. Tiếp nối truyền thống “lá lành đùm lá rách”, yêu thương và nhân ái cha ông ta để lại, thế hệ trẻ Việt Nam ngày nay ngoài không ngừng phát triển bản thân còn tích cực làm việc thiện, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống.
Người trẻ hiện đại tích cực làm thiện nguyện. (Ảnh: NUÔI EM – Hoàng Hoa Trung – Nguyễn Thúc Thùy Tiên)
Điều kỳ diệu từ dự án “ Nuôi em”
Làm việc tử tế chẳng cần phải to tát hay thật nhiều tiền bạc, đôi khi chỉ cần những hành động ấm áp, một chút sức nhỏ cũng đã giúp đỡ rất nhiều hoàn cảnh khó khăn bớt cơ cực. Đó cũng chính là những giá trị tốt đẹp mà dự Nuôi em đang được các bạn trẻ Việt Nam thực hiện trong những năm gần đây.
Chỉ với 150.000 đồng mỗi tháng, nhiều bạn trẻ đã dùng số tiền đó để nuôi một em bé bằng da, bằng thịt. Khi biết tới dự án này, nhiều người đã nghĩ đây là đùa nhưng nó lại đang được thực hiện hóa và ngày càng lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng. Dự án ý nghĩa đã chắp cánh cho ước mơ của những em nhỏ vùng cao, giúp các em có bữa ăn ngon đầy đủ chất, được đến trường mà không phải lo toan cơm áo gạo tiền.
Ngày càng có nhiều em nhỏ được nhận nuôi và giúp đỡ thông qua dự án thiện nguyện. (Ảnh: FB NUÔI EM)
Bắt đầu dự án này, nhóm tình nguyện thực hiện với mục tiêu cung cấp những bữa ăn đầy đủ, giúp các em có thêm động lực đến trường. Mỗi người tham gia dự án có thể nhận nuôi ít nhất một em bé có hoàn cảnh khó khăn ở các huyện vùng núi. Người đăng kí nuôi các em mỗi tháng sẽ bỏ ra 150.000 đồng với tối thiểu 9 tháng đã có thể giúp những em bé vùng cao có bữa ăn đầy đủ suốt một năm học. Trong thời gian nuôi em, bạn vẫn có thể thường xuyên cập nhật thông tin về các em và đặc biệt, sẽ có những đợt thăm để người đăng ký có thể đến tận nơi và gặp trực tiếp em bé mình đã nhận nuôi.
Với 150.000 đồng/tháng sẽ được chia nhỏ để lo cơm trưa từ thứ Hai đến thứ Sáu cho các bé, mỗi suất cơm trưa là 8.500 đồng. Thoáng nghe qua có thể bạn nghĩ 8.500 đồng sao đủ cho một bữa cơm đúng không? Nhưng với dự án Nuôi em các bé sẽ có bữa ăn đầy đủ cơm, thịt, trứng, cá,… thay phiên nhau thay đổi. Chỉ nhiêu đó thôi, các bé nhỏ sẽ không còn phải nhịn đói khi tới trường, hay phải ăn cơm trắng với rau rừng, một suất cơm mấy đứa chia nhau.
Dự án Nuôi em đang có sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng. (Ảnh: Phạm Tiến Chung/NUÔI EM)
Thông tin từ báo Pháp Luật, dự án được thực hiện từ năm 2014 cho đến nay, Nuôi em đã lan tỏa rộng rãi đến hơn 120 xã của 15 huyện Điện Biên, Cao Bằng, Đắk Lắk, Kon Tum, Gia Lai,… Hơn 40.000 em bé đã được nhận nuôi. Năm 2018, Nuôi em còn được hỗ trợ đồng loạt các dự án bổ trợ khác như: Dự án lọc nước bình gốm Unicef đã triển khai tại 500 điểm bản từ 12/2018; Dự án tủ đồ chơi cũ đã phủ tại hơn 100 điểm từ năm 2018; Dự án tủ sách vùng cao được triển khai trên 150 điểm bản trong năm học 2019 – 2020… Dự án Nuôi em cũng đã xây 26 điểm trường tại bản nhờ số tiền góp xây từ 50.000 – 100.000 đồng/năm cho cơ sở vật của những người đăng ký nuôi em.
Video đang HOT
Những người trẻ làm điều tử tế, khao khát được cống hiến
Không cần đợi đến khi bạn giàu có hay có địa vị nhất định trong xã hội, bạn vẫn có thể tạo nên nhưng hoạt động ý nghĩa, giúp đỡ những mảnh đời khó khăn bằng chính trái tim, sức trẻ, nhiệt huyết của mình. Đó là những gì mà các bạn trẻ Việt Nam đã và đang thực hiện. Từ dự án Nuôi em có thể thấy, điều kỳ diệu đã được phát huy từ số đông. “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, những bạn trẻ đã bắt đầu và lan tỏa dự án một cách rộng rãi, giúp hàng chục nghìn em nhỏ có bữa cơm no.
Hoàng Hoa Trung, chàng trai sinh năm 1990 là người sáng lập ra dự án Nuôi em chia sẻ với báo Công An Nhân Dân về ước mơ và hoài bão của mình: “Ai cũng có sẵn trong mình những đam mê. Người khác có thể mê đàn, mê hát, mê công nghệ… còn mình thì mê làm từ thiện. Niềm đam mê ấy không chỉ thỏa mãn mình mà còn có ích cho nhiều người khác thì không có lý do gì mà mình không theo đuổi”.
Hoàng Hoa Trung, người sáng lập dự án Nuôi em. (Ảnh: Hoàng Hoa Trung)
Dự án đã làm thay đổi cuộc sống của rất nhiều em nhỏ vùng cao. (Ảnh: NUÔI EM)
Là những người trẻ nên việc nắm bắt xu thế cũng vô cùng nhanh nhạy, nhóm thiện nguyện đã biết phát huy lợi thế của mạng xã hội để lan tỏa dự án đến với tất cả mọi người. Thông qua nhiều trang mạng xã hội, phương tiện truyền thông đại chúng, dự án Nuôi em đã được chia sẻ. Từ một nhóm nhỏ trở thành một nhóm lớn, nay đã lan tỏa khắp cộng đồng, dự án được nhân rộng sẽ là lúc có nhiều em nhỏ được giúp đỡ và nhận nuôi.
Hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên là người trẻ tiêu biểu trong các hoạt động thiện nguyện. (Ảnh: Nguyễn Thúc Thùy Tiên)
Trung úy Dương Hải Anh nuôi cơm trưa gần 4000 học sinh vùng cao. (Ảnh: Dương Hải Anh)
Không chỉ mỗi dự án Nuôi em mà còn rất nhiều các hoạt động thiện nguyện được thực hiện thông qua các bạn trẻ. Họ đến từ nhiều ngành nghề, làm những công việc khác nhau, có người nổi tiếng, cũng có người là học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng,… Nhưng tựu chung lại tất cả đều có tấm lòng nhân ái sẵn sàng cống hiến, trao đi những giá trị tích cực cho cộng đồng. Giữa cuộc sống hiện đại, nhiều bạn trẻ bận rộn với lịch làm việc và học tập dày đặc, nhưng họ luôn cố gắng dành thời gian để tham gia các hoạt động thiện nguyện. Người có sức giúp sức, người có của giúp của,… mỗi người một chút sẽ góp phần trao đi yêu thương.
Thế hệ trẻ Việt Nam sẵn sàng chung tay hành động vì cộng đồng. (Ảnh: Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam)
Các dự án thiện nguyện, những tấm lòng nhân ái đang ngày càng được lan tỏa rộng khắp cả nước. Nhờ sự chung tay góp sức của cộng đồng mà giờ đây các em nhỏ không phải mang chiếc bụng rỗng đi học, có bữa trưa đủ chất, có quần áo lành để mặc, đôi đép mới theo chân tới trường. Đời sống của những bà con ở vùng đất khó khăn cũng đang dần được cải thiện. Mong rằng, bằng sức trẻ và nhiệt huyết của mình, thế hệ thanh niên Việt Nam sẽ ngày càng làm được nhiều hơn những hoạt động ý nghĩa cho cộng đồng.
Hãy chia sẻ ở phần bình luận ngay bên dưới cùng YAN nhé. Ngoài ra, những thông tin hấp dẫn sẽ liên tục được cập nhật tại Cú Đêm!
Thế hệ trẻ Việt Nam ngày càng tài năng và đa nhiệm. Họ không chỉ nỗ lực phát triển, hoàn thiện bản thân tài giỏi và thành công, họ còn sẵn sàng trao đi những gì mình đang có để giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh xung quanh. Những người trẻ làm điều tử tế, khao khát được cống hiến cho xã hội là tấm gương sáng để tất cả mọi người noi theo.
Người trẻ hở chút than khổ lại quên thời ông bà, bố mẹ vất vả ra sao
Thế hệ trẻ ngày nay được sinh ra trong thời kỳ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển.
Từ mức sống, học tập đến công việc, nghề nghiệp đều có nhiều sự lựa chọn. Thế nhưng, đi kèm với những tiện ích dễ có được lại kèm theo những vấn đề phát sinh trong thời đại mới. Chẳng khó để tìm thấy những người trẻ "kêu gào" mệt mỏi, mất định hướng cuộc sống. Buổi sáng có thể vẫn đang vui vẻ vì thời tiết đẹp, đến chiều lại "cảm thấy buồn bã" do hôm nay nhiều việc, sếp yêu cầu tăng ca. Ngồi lướt mạng xã hội thấy cô bạn học cũ được ông xã đưa đi du lịch khắp mọi nơi, còn mình ngồi với đống deadline cần gửi đi gấp, chỉ từng đó thôi cũng có thể khiến tâm trạng "tụt dốc không phanh",....
Người trẻ hiện đại gặp nhiều áp lực trong cuộc sống. (Ảnh minh họa: Pinterest)
Thường xuyên than nghèo vì làm cả năm vẫn thiếu thốn
Hiện nay, nhiều người trẻ rơi vào hoàn cảnh khốn khó chỉ vì không biết cách quản lý chi tiêu mặc dù hàng ngày họ vẫn chăm chỉ đi làm, kiếm tiền. Chưa nhận lương tháng này đã chi hụt vào tiền lương tháng trước. Với nhiều bạn trẻ hiện đại, trang trải chi phí sinh hoạt còn nan giải chứ đừng nói đến tiết kiệm, tích cóp mua nhà, sắm xe.
Người trẻ hiện đại thường xuyên cảm thấy mệt mỏi với áp lực xung quanh. (Ảnh minh họa: Pinterest)
Áp lực phần lớn đến từ công việc và vấn đề tài chính. (Ảnh minh họa: Pinterest)
Có rất nhiều lý do cho việc dù được sinh ra trong điều kiện tốt hơn nhưng thế hệ trẻ hiện đại lại luôn cảm thấy không đủ sống. Bởi lẽ, mỗi thời mỗi khác, hiện tại khác với quá khứ ở chỗ ngày nay, nhiều hình thức giải trí, nhiều thú vui xuất hiện khắp mọi nơi khiến người trẻ bị phân tâm. Nếu như thế hệ ông bà, bố mẹ chúng ta tập trung làm việc, sau đó trở về nhà, thì cuộc sống ngày nay có nhiều điều hấp dẫn thu hút sự chú ý và "túi tiền" của con người.
Vấn đề chi tiêu, quản lý tiền bạc khiến các bạn trẻ đau đầu. (Ảnh minh họa: Pinterest)
Cuộc sống hiện đại có nhiều thú vui làm cho người trẻ bị thu hút. (Ảnh minh họa: Pinterset)
Có thể nói người trẻ hiện đại biết cách hưởng thụ cho bản thân hơn thế hệ trước. Họ kiếm ra tiền nhưng nhu cầu chi tiêu, mua sắm cũng rất cao. Nhiều người chọn cách tiêu pha thoải mái cho hôm nay mà không có kế hoạch tiết kiệm bài bản, chặt chẽ. Họ sẵn sàng bỏ tiền vào những thú vui sang chảnh, những cuộc gặp gỡ để kết nối, hẹn hò, những chuyến du lịch khắp mọi nơi,... Sau đó, như một vòng lặp luẩn quẩn mãi không tìm thấy lối thoát, những người này lại "vò đầu bứt tóc" vì chưa hết tháng đã hết tiền.
Nhu cầu mua sắm của người trẻ hiện đại ngày càng cao. (Ảnh minh họa: Pinterset)
Vì sao thế hệ trước thành công sớm?
Ông bà, bố mẹ chúng ta cũng từng là những người trẻ. Họ cũng phải đi làm, vất vả "chắt chiu" từng đồng mới có được cuộc sống ổn định. Thế hệ nào cũng không tránh khỏi áp lực cuộc sống, cơm áo gạo tiền, nhưng cách thế hệ trước xử lý khủng hoảng được cho rằng khác với những cô gái, chàng trai trẻ tuổi bây giờ.
Thế hệ trước không quản ngại công việc vất vả, nắng mưa. (Ảnh minh họa: Đồng Văn Hùng)
Ai cũng từng có quãng đường tuổi trẻ nhớ mãi không quên. Ông bà, bố mẹ chúng ta trước khi có được cuộc sống ổn định như hiện tại cũng đã từng có những năm tháng gian truân, tuổi trẻ "nếm mật nằm gai", khổ cực đủ đường. Nói đến thời thanh xuân của thế hệ trước, đó là câu chuyện dài mà tôi nghĩ có thể viết thành những cuốn sách. Sinh ra trong thời kỳ khó khăn, đến ăn còn chẳng đủ phải chạy lo từng bữa. Thế nhưng, ông bà, bố mẹ chúng ta vẫn luôn tự hào về những năm tháng ấy. Đó là khoảng thời gian họ được tôi luyện, rèn giũa ý chí kiên cường. Lúc ấy, con người ta không sợ mệt mà chỉ sợ đói, lo gia đình không có bữa cơm no, sợ nhất là không có việc để làm.
Thế hệ trước thường gắn bó với công việc làm nông, đòi hỏi nhiều sức lao động. (Ảnh minh họa: Pinterest)
Khi ông bà, bố mẹ chúng ta ở tuổi đôi mươi, họ cũng không có nhiều sự lựa chọn nghề nghiệp, đơn giản có việc gì mình làm việc ấy. Chỉ cần là công việc chân chính, nắng mưa vất vả không phải là vấn đề.
Không giống thế hệ trẻ bây giờ, ông bà, bố mẹ ngày xưa đã học được cách tiết kiệm ngay từ khi còn nhỏ. Chưa nói đến vấn đề tiền bạc, ngay từ đồ ăn, thức uống họ đã không bao giờ lãng phí. Thế hệ xưa cũng xác định mục tiêu sống và kế hoạch cuộc đời của mình một cách bài bản, rõ ràng. Làm việc có mục đích đó là kiếm tiền, xây nhà, ổn định cuộc sống gia đình.
Cũng không giống người trẻ hiện nay, ông bà, bố mẹ không có thời gian để kêu ca, than vãn. Vì họ làm việc không chỉ cho bản thân mà còn cho cả gia đình.
Thời nào khổ hơn?
Để nói thời nào khổ hơn, thế hệ nào sướng hơn sẽ khó có được câu trả lời chính xác. Mỗi giai đoạn mỗi khác, khó khăn cũng sẽ khác nhau. Áp lực cũng khó để đem ra so sánh. Thế hệ trẻ hiện đại được sinh ra trong thời buổi xã hội phát triển, họ cũng có quyền được hưởng thụ những đặc quyền mang lại sự vui vẻ, thoải mái cho bản thân. Tuy nhiên, điều quan trọng vẫn cần phải suy tính cho tương lai, dù có tiêu pha cũng cần lên kế hoạch bài bản, có chi tiêu cũng nên có tiết kiệm cho bản thân và cả gia đình.
Đu trend không chỉ toàn toxic, giới trẻ cũng biết cách lan tỏa văn hóa "Trend" dường như đã trở thành một từ có sức hút vô cùng lớn đối với các bạn trẻ, đặc biệt là những ai yêu thích sử dụng mạng xã hội. Một video bắt trend, trở nên viral có thể khiến chủ nhân của nó nổi tiếng, được nhiều người biết đến và yêu thích. Có lẽ vì vậy mà ai ai cũng...