Dự án nào đang hút dòng tiền đầu tư tại Bình Dương?
Những năm gần đây, xu hướng đầu tư ly tâm phát triển mạnh mẽ, dòng tiền bất động sản có xu hướng chảy mạnh về các thị trường vệ tinh. Bình Dương tiếp tục là cái tên sáng giá trên bản đồ đầu tư với sự xuất hiện của một điểm đến mới đầy hấp dẫn: thị xã Tân Uyên.
Sóng đầu tư tiếp tục đổ mạnh về Bình Dương
Khi TP.HCM dần cạn kiệt quỹ đất, mặt bằng giá bị đẩy lên cao, dư địa tăng giá không còn lớn, hấp lực thị trường dồn về các thị trường vệ tinh. Với vị trí cửa ngõ giao thương TP.HCM và với vị thế thủ phủ công nghiệp phía Nam, top đầu thu hút FDI, Bình Dương là trọng điểm của làn sóng dịch chuyển, là thị trường hấp dẫn trong số các thị trường vệ tinh. Từ nhiều năm nay, Thuận An, Dĩ An, Thủ Dầu Một là điểm đến quen thuộc của giới đầu tư bất động sản khi đặt chân đến Bình Dương.
Tân Uyên là một thị trường mới nổi đầy tiềm năng chưa được khai phá hết tại Bình Dương. Thị trường này sở hữu hàng loạt động lực tăng trưởng lớn, là đòn bẩy cho sự lớn mạnh của thị trường bất động sản. Được biết, Tân Uyên dự kiến sẽ lên thành phố sớm nhất vào năm 2023. Để hướng tới đích đó, hệ thống hạ tầng kỹ thuật Tân Uyên được đầu tư phát triển vượt bậc với các tuyến giao thông huyết mạch như đại lộ Uyên Hưng – Thủ Dầu Một hay đại lộ Nam Tân Uyên, vành đai 4, cầu Bạch Đằng 2… Thị trường bất động sản Tân Uyên đã và đang cất cánh mạnh mẽ trên nền tảng các công trình tỷ đô này.
Đặc biệt, thị xã Tân Uyên sở hữu vị trí chiến lược khi liền kề với 4 thành phố là Thuận An, Thủ Dầu Một, Dĩ An (Bình Dương) và Biên Hòa (Đồng Nai). Được các thành phố lớn bao bọc, Tân Uyên có lợi thế trong kết nối vùng, thúc đẩy kinh tế phát triển. Vị trí đắt giá, tiềm năng phát triển lớn nhưng giá bất động sản tại đây lại “rẻ” so với chính các thành phố kề cận. Không thể phủ nhận, dư địa tăng giá của bất động sản Tân Uyên là rất lớn.
Biconsi Riverside – Điểm đến của dòng tiền đầu tư
Đón sự tăng trưởng của thị trường, nhiều dự án bất động sản đã được mở bán tại Tân Uyên. Tuy nhiên, phần lớn các dự án thiếu sự khác biệt trong thiết kế, phát triển và chưa tạo được dấu ấn riêng của sản phẩm để thu hút làn sóng mua ở và mua đầu tư.
Bất động sản ven sông sở hữu tiềm năng tăng giá mạnh theo thời gian.
Trong bối cảnh đó, Biconsi Riverside trở thành điểm sáng nổi bật của thị trường ngay khi vừa ra mắt. Tọa lạc tại vị trí đắt giá là mặt tiền DT747 – tuyến đường ᴄó ᴠị trí quan trọng đối ᴠới ѕự phát triển kinh tế – хã hội của tỉnh, thuộc phường Uyên Hưng, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, Biconsi Riverside có lợi thế lớn về giao thông, giúp cư dân dự án dễ dàng di chuyển đến các khu vực trung tâm thành phố và các tỉnh lân cận. Đặc biệt, khu đô thị có chiều dài dự án giáp sông Đồng Nai, nương theo dòng chảy tự nhiên, về mặt khoa học, các bất động sản ven sông được tận hưởng bầu không khí trong lành, mát mẻ, dồi dào sinh khí, từ đó giúp cho sức khỏe thể chất và tinh thần của con người được nâng cao. Trong quan niệm phong thủy Á Đông, những căn nhà hướng thủy được xem là vị trí đắt giá nhất trong các thế đất. Bởi yếu tố “thủy” mang lại thịnh vượng, tài lộc cho gia chủ. Nhờ đó, giá trị các dự án nhà ở ven sông luôn cao hơn và tăng giá tốt hơn so với mặt bằng thị trường.
Video đang HOT
Biconsi Riverside là dự án sinh thái nổi bật tại Tân Uyên.
Biconsi Riverside là dự án sinh thái nổi bật tại Tân Uyên. Với tổng diện tích gần 10 ha, mật độ xây dựng của dự án không quá 50%, hơn một nửa diện tích được dùng phát triển cây xanh và các công trình công cộng. Hướng đến một cuộc sống cân bằng lành mạnh, khu nhà ở sinh thái thông minh Biconsi Riverside chú trọng hệ thống công viên cây xanh rộng rãi; đi kèm tổ hợp tiện ích, dịch vụ phong phú với hồ bơi, phòng tập gym, nhà hàng, café, bến du thuyền, khu thương mại dịch vụ,… tạo nên không gian rèn luyện sức khỏe, vui chơi giải trí cho cư dân. Tất cả nhằm mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho cư dân dự án. Kiến tạo một cuộc sống xanh, trong lành đi kèm một tổ hợp tiện ích dịch vụ đẳng cấp cũng là xu thế tất yếu của nhịp sống hiện đại mà con người mưu cầu, đặc biệt là giai đoạn hậu Covid-19.
Hình ảnh một căn nhà phố thực tế tại dự án Biconsi Riverside.
Chính bởi các giá trị độc đáo này mà 40 căn nhà phố liền kề thuộc giai đoạn 1 và 2 chỉ mới bàn giao thì đã có 22 căn có người dọn về sống. Các căn còn lại cũng đang chuẩn bị đón cư dân. Như vậy, giá trị ở thực của dự án Biconsi Riverside rất cao, là tiền đề trong thu hút dân cư và sức bật tăng giá trong tương lai.
Biconsi Riverside đang giới thiệu đợt 3 dự án với 34 căn nhà liên kế 3 tầng thuộc các phân khu F, G, H. Đợt ra hàng này vô cùng hấp dẫn với nhiều chương trình ưu đãi:
Tặng 2 chỉ vàng PNJ cho 20 căn đặt cọc đầu tiên. Bàn giao nhà hoàn thiện, kèm với gói tủ bếp (kệ tủ bếp trên – dưới, bếp từ, máy hút mùi). Dự án có tiến độ thanh toán linh hoạt trong thời gian 12 tháng với sự hỗ trợ của các ngân hàng như BIDV, Vietcombank, Public Bank, TPBank.
Thông tin liên hệ: Sàn giao dịch Bất động sản Bình Dương (Biconsi)
Số 612 Đại Lộ Bình Dương, P. Hiệp Thành, TP. Thủ Dầu Một, Bình Dương
Hotline: 0989178777
Làng ĐH Đà Nẵng "treo" 25 năm ở Quảng Nam: Cần hơn 4.100 tỉ để giải phóng mặt bằng
Tỉnh Quảng Nam đề xuất sớm bố trí khoảng 4.164 tỉ đồng để giải phóng mặt bằng dự án, trong trường hợp không đủ vốn thì giảm diện tích từ 160 ha xuống còn 50 ha.
Ngày 9-8, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam cho biết ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh, đã có báo cáo về tình hình triển khai dự án Đại học (ĐH) Đà Nẵng trên địa phận thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT), Văn Phòng Chính phủ và các bộ, ngành liên quan.
Theo báo cáo, dự án ĐH Đà Nẵng được Chính phủ phê duyệt triển khai từ năm 1997 với tổng diện tích khoảng 300 ha. Trong đó, khoảng 110 ha thuộc quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng; khoảng 190 ha thuộc phường Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn.
Dự án Làng ĐH Đà Nẵng "treo" suốt 25 năm khiến người dân khốn khổ
Tuy nhiên, đến nay đã 25 năm, dự án mới chỉ triển khai được một phần thuộc địa phận TP Đà Nẵng. Dự án kéo dài đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống người dân, công tác quản lý an ninh, trật tự xã hội và xây dựng tại địa phương.
UBND tỉnh Quảng Nam cho biết do quy hoạch dự án "treo" nhiều năm nên hạ tầng kỹ thuật đô thị, hạ tầng kinh tế - xã hội tại khu vực không được đầu tư, nâng cấp. Đường sá không được xây dựng, chủ yếu toàn đường đất; hệ thống đường dây điện xuống cấp, mất an toàn; các công trình văn hóa - thể dục thể thao chưa được đầu tư xây dựng; nhà trẻ, trường mẫu giáo tạm bợ...
Từ năm 1997 đến nay, người dân trong khu vực quy hoạch "treo" không được thực hiện một số quyền được luật pháp cho phép như lập hộ mới, tách thửa, tặng cho, chuyển nhượng, thừa kế, chuyển mục đích sử dụng đất; không được cấp phép xây dựng, cải tạo nhà cửa.
Chỉ đến khi Luật Xây dựng năm 2013 có hiệu lực, các hộ dân trong khu vực mới được cấp phép xây dựng có thời hạn trong phạm vi đất thuộc dự án ĐH Đà Nẵng...
Nhà cửa của người dân ở phường Điện Ngọc - thị xã Điện Bàn xuống cấp, ọp ẹp không thể sửa chữa
Liên quan công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng (GPMB) và tái định cư, UBND tỉnh Quảng Nam cho hay qua kiểm tra, rà soát thực trạng tại khu vực dự án đối với gần 160 ha thuộc địa phận thị xã Điện Bàn (đã trừ 30 ha được chỉnh trang theo dọc tuyến ĐT 607 trong tổng số 190 ha), có tất cả 1.845 hộ bị ảnh hưởng.
Trong đó, 1.375 hộ ảnh hưởng đất ở, 30 hộ ảnh hưởng đất tôn giáo, 440 hộ ảnh hưởng đất nông nghiệp. Số căn nhà thuộc diện giải tỏa trắng là 817 căn. Tổng số lô tái định cư dự kiến cần bố trí là 3.155 lô.
Dự kiến chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thực tế khoảng 4.164 tỉ đồng. Qua phân tích, UBND tỉnh Quảng Nam cho rằng việc triển khai thực hiện công tác GPMB dự án cơ bản không khả thi.
Tuy nhiên, tỉnh Quảng Nam cho biết qua khảo sát, trong khu vực dự án ĐH Đà Nẵng thuộc địa phận tỉnh Quảng Nam, có khoảng 50 ha có khả năng thuận lợi trong công tác GPMB.
Khu đất nằm ở địa phận khối phố Tứ Hà và Câu Hà, phường Điện Ngọc, gồm 6 ha đất ở; 3,9 ha đất nông nghiệp và 40 ha đất nghĩa trang, tín ngưỡng. Tổng số có 222 hộ dân bị ảnh hưởng.
Tỉnh Quảng Nam tính toán tổng chi phí GPMB dự kiến khoảng 333,8 tỉ đồng; suất vốn đầu tư xây lắp và thiết bị với diện tích 50 ha khoảng 482 tỉ đồng - cộng lại khoảng 815,8 tỉ đồng.
Quảng Nam đưa ra giải pháp "cởi trói" cho dự án Làng ĐH Đà Nẵng
Quan điểm của UBND tỉnh Quảng Nam là ủng hộ tiếp tục triển khai thực hiện dự án theo quy hoạch đã được phê duyệt. Tỉnh đề nghị Bộ KH-ĐT chủ trì, cùng các bộ, ngành xem xét, báo cáo Thủ tướng bố trí đủ nguồn vốn để thực hiện công tác bồi thường, GPMB và đầu tư các công trình hạ tầng thiết yếu liên quan trong giai đoạn 2023 - 2025 với diện tích 160 ha.
Trong trường hợp không bố trí đủ nguồn vốn để GPMB toàn bộ diện tích trên địa bàn tỉnh từ nay đến năm 2025, Quảng Nam đề nghị điều chỉnh quy hoạch phân khu (1/2000) để tập trung triển khai thực hiện trên phần diện tích khoảng 50 ha nêu trên.
Phần diện tích còn lại loại ra khỏi ranh giới dự án để UBND tỉnh Quảng Nam lập quy hoạch chỉnh trang, đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội thiết yếu phục vụ đời sống nhân dân tại khu vực; đồng thời hình thành khu đô thị vệ tinh phục vụ Làng ĐH Đà Nẵng.
Nhiều vướng mắc khiến nhà ở xã hội luôn thiếu hụt Cả nước mới hoàn thành 7,8 triệu m2 nhà ở xã hội, chỉ đáp ứng hơn 40% chỉ tiêu đã đề ra. Hiện còn nhiều vướng mắc khiến nguồn cung này luôn thiếu hụt. Đã hoàn thành 7,8 triệu m2 nhà ở xã hội Sau 12 năm thực hiện Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn...