Dự án đặc biệt mang lại cho Intel 2 tỷ USD/năm
Hầu hết nhân viên Intel đều không biết gì về “ Quark” – dự án bí mật mang về cho hãng chip số một thế giới khoản lợi nhuận lên tới 2 tỷ USD/năm.
Người góp công lớn trong dự án này là Brian Krzanich, CEO hiện tại của Intel. Trước khi lên nắm quyền năm 2013, ông đã có hai thập kỷ làm kỹ sư tại hãng này. Krzanich đã chứng kiến đủ mọi thăng trầm của Intel, trong suốt một quá trình dài vươn lên trở thành hãng sản xuất chip lớn nhất thế giới với trị giá lên tới 160 tỷ USD, đồng thời là tên tuổi lớn trong lĩnh vực PC và máy chủ dữ liệu hiện nay.
‘Thay đổi hay là chết’
Cách đây 4 năm, Krzanich nhận thấy một xu hướng mới trong giới kỹ sư trẻ mà ông lo sợ nếu Intel không bắt kịp, hãng sẽ không thể tồn tại. Đó chính là thực tế không ai trong số các kỹ sư trẻ sử dụng cấu trúc x86 nổi tiếng của Intel để tạo ra các con chip cho thị trường Internet of Things (IoT). Khái niệm này là sự tập hợp các hạng mục thiết bị cực lớn có thể kết nối và chia sẻ dữ liệu với nhau. Còn x86 chính là chuẩn áp dụng cho toàn bộ kiến trúc vi xử lý PC ngày nay.
“Chúng tôi dần đánh mất sự kết nối với cộng đồng người sẽ sáng chế ra những cỗ máy tuyệt vời mà chúng ta sẽ yêu thích và sử dụng. Đây đều là những người sẽ tạo ra công nghệ trong 10 hoặc 15 năm tới, và thật không may không ai trong số họ sử dụng kiến trúc Intel x86. Thay vào đó, họ sử dụng kiến trúc ARM đối thủ để thiết kế chip”, Krzanich nhớ lại thời khắc cam go cách đây 4 năm khi Intel buộc phải quyết định thay đổi nếu không sẽ “chết”.
2 năm ẩn mình
Krzanich và một nhóm nhỏ các kỹ sư Intel đã âm thầm làm việc tại một dự án bí mật mà rất ít người của Intel biết đến. Dự án này sử dụng vốn ngoài ngân sách xây dựng nhà máy và hạ tầng nên càng bí mật hơn. Trong suốt hai năm đầu tiên, người ta hoàn toàn không biết gì về nó.
Mục đích của dự án là tạo ra con chip mới sử dụng cho các thiết bị không phải PC, chẳng hạn như thiết bị đeo và các ứng dụng gia đình có khả năng kết nối web, nhưng lại yêu cầu phải xây dựng trên nền tảng x86 của Intel.
“Tôi phải tập hợp một nhóm kỹ sư tài năng và chỉ cho mọi người thấy rằng có một công nghệ như thế, và nó là độc nhất vô nhị. Chúng tôi buộc phải phát triển nền tảng x86, nếu không chúng tôi sẽ phải đối mặt với tương lai vô định”, Krzanich cho biết.
Video đang HOT
Phải mất gần 2 năm, dự án bí mật mới cho ra đời dòng sản phẩm có tên là “Quark”. Đây chính là hệ thống thiết kế chip để tạo ra những con chip cực nhỏ, tiêu thụ ít năng lượng và có thể tích hợp với những thiết bị di động linh hoạt như thiết bị đeo và thiết bị IoT. Intel giới thiệu về Quark lần đầu tiên năm 2013.
Sự ưu việt của Quark
Kể từ khi ra mắt, Quark đã trở thành kim chỉ nam cho hướng tiếp cận của Intel với thị trường IoT. Kết quả là sự ra đời của con chip Edison có kích cỡ chỉ to bằng quả bóng chơi golf, hoặc chip Curie có kích cỡ chỉ to bằng chiếc cúc áo vừa được giới thiệu hồi đầu năm 2015.
Trong một sự kiện giới thiệu các con chip Quark mới hồi đầu tháng 11/2015, Intel cho biết nhà phát triển có thể dùng nền tảng này để tạo ra các ứng dụng riêng chỉ trong vòng 10 phút. Đây được xem là kỷ lục nếu so với các sản phẩm đối thủ trên thị trường hiện nay. Ngoài ra, nó còn giúp các nhà phát triển dựng mẫu thử thiết bị IoT và phần mềm tương ứng, đồng thời có thể chạy thử sản phẩm trước khi triển khai chính thức.
Quark cũng cho phép các doanh nghiệp có thể kết nối toàn bộ thiết bị trong hoạt động kinh doanh, từ hệ thống máy móc phân xưởng tới các thiết bị trong dây chuyền cung ứng, rồi tải toàn bộ dữ liệu lên đám mây để vận hành hoạt động doanh nghiệp trơn tru và hiệu quả hơn.
Sự xuất hiện của IoT kéo theo nhiều sản phẩm hỗ trợ như phần cứng, phần mềm và dịch vụ IoT. Microsoft cũng có riêng hệ điều hành Windows IoT Core OS dành cho các thiết bị phần cứng, trong khi ARM có Mbed – bao gồm hệ điều hành và các dịch vụ đám mây.
Theo số liệu của công ty phân tích IoT Analytics, Intel hiện là thương hiệu dẫn đầu trong lĩnh vực IoT, đứng trên cả Microsoft, Cisco và Google, và được rất nhiều người dùng biết đến. Mặc dù chip IoT chỉ chiếm 5% trong toàn bộ hoạt động kinh doanh của Intel nhưng Krzanich tin rằng nó sẽ đóng vai trò lớn hơn nhiều trong tương lai tăng trưởng của hãng này. Hiện thị trường IoT đang tăng trưởng với tốc độ 10% mỗi năm.
Gia Nguyễn
Theo Zing
Những điều có thể bạn chưa biết về mạng 5G
5 năm sau khi các smartphone hỗ trợ 4G xuất hiện tràn lan trên thị trường, các ông lớn viễn thông lại chạy nước rút cho cuộc đua 5G.
Bốn nhà mạng lớn tại Mỹ, các nhà sản xuất chip smartphone, các công ty cung cấp thiết bị mạng đang tích cực phát triển công nghệ mạng 5G. Người dùng nên hiểu rõ về 5G, trước khi nhìn thấy biểu tượng này xuất hiện trên màn hình smartphone.
Mạng 5G được khai sinh để chuẩn bị cho Internet Of Things (kết nối vạn vật) và đáp ứng nhu cầu streaming video độ phân giải siêu cao.
5G là gì?
Nghĩa của từ "G" trong 3G, 4G và 5G là thế hệ (generation). Vậy 5G sẽ là "đứa con" thứ 5 của ngành công nghiệp mạng không dây.
Theo Bill Smith, Giám đốc điều hành mạng của AT&T, định nghĩa 5G sẽ được hoàn thiện vào 2018. Năm 2019, tiêu chuẩn của 5G sẽ được thiết lập theo chuẩn của Hiệp hội Viễn thông Quốc tế (International Telecommunication Union), trực thuộc Liên hợp quốc.
Tốc độ của 5G như thế nào?
5G mang đến tốc độ nhanh gấp 40 lần so với 4G. Người dùng có thể xem trực tuyến video "8K" ở định dạng 3D, hoặc tải một bộ phim 3D trong 6 giây, trong khi mạng 4G mất đến 6 phút.
Thế nhưng, trên thực tế, tốc độ này có khả năng thấp hơn rất nhiều so với lý thuyết.
Tương quan tốc độ giữa 4G và 5G.
Nokia hiện đang thử nghiệm công nghệ này tại Phần Lan. Hãng tin rằng ngay cả khi mạng đang quá tải, công nghệ 5G vẫn có thể hoạt động với tốc độ 100 Megabit/giây, nhanh gấp 4 lần so với 4G khi nó hoạt động với tốc độ cao nhất.
Một đặc điểm khác của mạng 5G là nó rút ngắn thời gian phản hồi các yêu cầu của người dùng, giúp nâng cao tốc độ lướt web, ứng dụng, video và tin nhắn.
5G vận hành ra sao?
Phần lớn thí nghiệm 5G đều được thực hiện trong các băng tần cao, khoảng 73.000 MHz. Trong khi đó, mạng di động hiện nay phát sóng tín hiệu trong khoảng 700 MHz đến 3.500 MHz.
Ưu điểm của các tín hiệu tần số cao là chúng có thể cung cấp tốc độ truyền tải dữ liệu nhanh hơn đáng kể. Tuy nhiên, một bất cập khác là chúng chỉ truyền được trong khoảng cách ngắn và khó có thể đi xuyên tường. Liệu trong tương lai, sẽ phải có hàng nghìn, thậm chí hàng triệu các cột phát sóng nhỏ nằm trên các trụ đèn, mỗi toà nhà, trong mỗi ngôi nhà và thậm chí là trong mỗi phòng để 5G có thể hoạt động tốt?
Tuy vậy, Akshay Sharma - nhân viên phân tích hạ tầng mạng không dây của Gartner cho rằng, vẫn chưa có được giải pháp hiệu quả cho vấn đề này.
Chính vì vậy, 5G có thể sẽ là phương án bổ sung, chứ không phải thay thế 4G. Tốc độ của 5G sẽ rất cao trong các toà nhà và nơi công cộng. Thế nhưng, trong đường hầm, 4G tạm thời vẫn là sự lựa chọn duy nhất.
Khi nào 5G sẽ xuất hiện?
Vẫn chưa có một câu trả lời chính thức nào trong thời điểm này. Các ông lớn trong ngành công nghiệp mạng thống nhất sẽ thử nghiệm 5G trong Thế vận hội Mùa đông 2018 ở Hàn Quốc, và triển khai rộng rãi vào năm 2020.
Nhà mạng Verizon cho rằng họ vẫn đang nghiên cứu công nghệ 5G với mục đích đưa vào sử dụng trong thị trường càng sớm càng tốt, khoảng năm 2017.
Đáng buồn là, có vẻ như Verizon sẽ không thể sớm triển khai rộng rãi công nghệ 5G, bởi còn rất nhiều câu hỏi và vấn đề xung quanh 5G. Ví dụ, nhà sản xuất smartphone cần phát triển loại chip có khả năng gửi và nhận tín hiệu 5G mà không "đội" giá bán lên quá cao.
Quân Quân
Theo Zing
Những xu hướng công nghệ bùng nổ năm 2016 Năm 2016 được dự báo sẽ bùng nổ nhiều công nghệ mới giúp kết nối vạn vật với nhau, tạo nên một mạng lưới thông tin rộng khắp, giúp giải phóng sức lao động của con người. Information of Everything (IoE) Là một tên gọi khác của Internet of Things (Internet vạn vật), IoE tập hợp các thiết bị thông minh có khả...