Dự án cao tốc Bắc – Nam sẽ được trình Quốc hội vào kỳ họp gần nhất
Đánh giá cao tốc Bắc – Nam là dự án có quy mô rất lớn, tác động mang tính vùng, miền, huy động nguồn lực lớn, phạm vi giải phóng mặt bằng rộng, là công trình trọng điểm quốc gia, Ủy ban Tài chính – Ngân sách đề nghị Chính phủ hoàn thiện hồ sơ, trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư riêng đối với dự án này tại kỳ họp gần nhất.
Theo tờ trình của Chính phủ, tổng vốn đầu tư trung hạn nguồn ngân sách Nhà nước (NSNN) giai đoạn 2016-2020 lên tới 2 triệu tỷ đồng. Trong đó, dự kiến nguồn ngân sách trung ương cho cả giai đoạn là 1,12 triệu tỷ đồng (vốn trong nước là 820.000 tỷ đồng, bao gồm vốn trái phiếu Chính phủ; vốn nước ngoài là 300.000 tỷ đồng).
Trong phần vốn trái phiếu Chính phủ 200.000 tỷ đồng, Chính phủ dự kiến sẽ dành 70.000 tỷ đồng cho một số tuyến đường cao tốc Bắc – Nam và 5.000 tỷ đồng để giải phóng mặt bằng dự án Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành.
Cần 230.000 tỷ đồng để làm cao tốc Bắc – Nam
Trình bày báo cáo thẩm tra, ông Nguyễn Đức Hải, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách (TCNS) của Quốc hội đánh giá, dự án đường cao tốc Bắc – Nam (tuyến phía Đông) là dự án có quy mô rất lớn (tổng vốn đầu tư 230.000 tỷ đồng – PV), tác động mang tính vùng, miền, huy động nguồn lực lớn, phạm vi giải phóng mặt bằng rộng, là công trình trọng điểm quốc gia.
Do đó, để bảo đảm chặt chẽ trong việc sử dụng nguồn lực, đúng thẩm quyền theo Luật Đầu tư công, Ủy ban đề nghị Chính phủ hoàn thiện hồ sơ, trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư riêng đối với dự án này tại kỳ họp gần nhất.
“Có ý kiến đề nghị trong bối cảnh nguồn lực hạn hẹp, việc đầu tư đường cao tốc Bắc – Nam (tuyến phía Đông) cần tính toán trên cơ sở nguồn lực thực tế, phân kỳ và ưu tiên đầu tư các đoạn, tuyến bức thiết trước”, ông Hải lưu ý thêm.
Liên quan tới một số dự án khác (dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam, dự án chống ngập thành phố Hồ Chí Minh…), Ủy ban TCNS đề nghị Chính phủ rà soát, đối chiếu với các quy định hiện hành về điều kiện, tiêu chí dự án, công trình trọng điểm quốc gia.
Trong trường hợp đáp ứng đầy đủ các tiêu chí là dự án trọng điểm quốc gia theo quy định, Ủy ban đề nghị Chính phủ báo cáo Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư riêng đối với từng dự án.
Video đang HOT
Theo đánh giá Ủy ban TCNS về tờ trình của Chính phủ thì danh mục dự án dự kiến được bố trí vốn còn nhiều điểm chưa đáp ứng yêu cầu, chưa hợp lý. Theo đó, nhiều dự án có thời gian hoàn thành trong 2016-2020 song dự kiến bố trí vốn chưa đủ so với tổng mức đầu tư, chưa có phương án huy động nguồn lực khác. Điều này có thể sẽ dẫn đến tình trạng thiếu vốn, dở dang.
Bên cạnh đó, một số dự án dở dang được đề nghị tiếp tục đầu tư song chưa được làm rõ phần vốn còn thiếu, một số dự án có quy mô vốn lớn song dự kiến số vốn phân bổ thấp, chưa hợp lý…
Ủy ban đề nghị Chính phủ chỉ đạo rà soát, hoàn thiện danh mục, báo cáo rõ danh mục và phương án dự kiến phân bổ vốn cho các dự án, xác định rõ công trình thuộc diện trọng điểm quốc gia; các dự án sử dụng vốn ngân sách trung ương, trái phiếu Chính phủ, ODA,… bảo đảm các dự án trong danh mục phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện, tuân thủ nghiêm túc nguyên tắc, tiêu chí luật định.
Trong tờ trình gửi lên Quốc hội, Chính phủ cho biết, trong giai đoạn 2016-2020, trong lĩnh vực giao thông, dự kiến sẽ hoàn thành mở rộng và đưa vào khai thác toàn bộ tuyến cao tốc trên tuyến Bắc – Nam, nhánh phía Đông, dài 1.814 km. Dự án đi theo hướng Quốc lộ 1 với điểm đầu tại Pháp Vân (Hà Nội), điểm cuối tại TP Cần Thơ, trong đó đoạn Hà Nội – TP Hồ Chí Minh dài 1.624 km.
Tuyến đường Hồ Chí Minh từ Hà Nội – Cà Mau, Quốc lộ 14 đoạn qua Tây Nguyên cũng sẽ được hoàn thành mở rộng và đưa vào khai thác toàn tuyến trong giai đoạn này.
Chính phủ cũng dự kiến tiếp tục đầu tư khoảng 1.300 – 1.800 km đường cao tốc, hệ thống quốc lộ tiếp tục được đầu tư đưa vào sử dụng với tổng chiều dài khoảng 3.600 km đường quốc lộ… Hoàn thành và đưa vào khai thác 01 cảng cửa ngõ Quốc tế Hải Phòng, khu bến cảng cái Mép – Thị Vải thuộc cảng biển Vũng Tàu, hoàn thành nạo vét tuyến Luồng cho tàu trọng tải lớn vào sông Hậu.
Giai đoạn này, Chính phủ cũng lên kế hoạch bố trí được một phần vốn trái phiếu Chính phủ để giải phóng mặt bằng dự án Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành.
Ngoài ra, dành một phần vốn trái phiếu Chính phủ để góp một phần vốn nhà nước đầu tư xây dựng tuyến đường ven biển đoạn qua các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình. Bố trí đủ vốn để hoàn thành một số đoạn tuần tra biên giới cấp bách phần giáp biên giới Campuchia.
Bích Diệp
Theo Dantri
Đề nghị nâng mức tăng lương lên 10-12% cho giai đoạn 2016-2020
Theo đề xuất của Chính phủ, giai đoạn 2016 - 2020, mức chi điều chỉnh tiền lương cơ sở, lương hưu, trợ cấp ưu đãi người có công tăng khoảng 7-8%/năm. Tuy nhiên, theo Ủy ban Tài chính - Ngân sách, có ý kiến cho rằng, giai đoạn 2011-2015, chưa thực hiện được lộ trình cải cách tiền lương đã đưa ra, do vậy mức tăng giai đoạn tới nên đưa lên 10-12%.
Ông Nguyễn Đức Hải, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội
Tăng lương: Cần thực hiện, không mang tính định hướng
Theo tờ trình của Chính phủ về định hướng kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016 - 2020, mức chi điều chỉnh tiền lương cơ sở, lương hưu, trợ cấp ưu đãi người có công tăng khoảng 7-8%/năm. Đánh giá về mức chi này, ông Nguyễn Đức Hải, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách (TCNS) cho rằng, mức này là "hợp lý".
Tuy nhiên, đại diện Ủy ban TCNS đề nghị Chính phủ cần đưa chỉ tiêu này thành mục tiêu thực hiện, không mang tính chất định hướng, gắn với yêu cầu kiên quyết thực hiện tinh giản biên chế và sắp xếp lại bộ máy, đẩy mạnh việc thực hiện tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập. Điều quan trọng là phải điều chỉnh tiền lương theo lộ trình đã được đề ra.
Trong điều hành, căn cứ khả năng thu, Ủy ban đề nghị Chính phủ ưu tiên bố trí nguồn điều chỉnh tăng lương cơ sở, lương hưu, trợ cấp ưu đãi với mức tăng cao hơn theo lộ trình.
"Có ý kiến cho rằng, giai đoạn 2011-2015, chưa thực hiện được lộ trình cải cách tiền lương đã đưa ra, do vậy, đề nghị giai đoạn 2016 - 2020, cần tăng mức chi điều chỉnh tiền lương cơ sở, lương hưu, trợ cấp ưu đãi người có công lên 10-12%/năm, góp phần bảo đảm đời sống cho người hưởng lương", ông Nguyễn Đức Hải cho biết thêm.
Trong vấn đề tiền lương, Ủy ban TCNS cũng góp ý Chính phủ cần lưu ý tăng cường công tác quản lý và chú trọng đến sự an toàn và hiệu quả hoạt động của các quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm y tế.
"Ngân sách hiện nay là ngân sách tiêu dùng, nặng về chi thường xuyên"
Tờ trình của Chính phủ xây dựng quy mô thu ngân sách nhà nước (NSNN) tăng gấp 1,65 lần so với giai đoạn trước. Tăng tỷ trọng thu nội địa trong tổng thu NSNN, phấn đấu tăng từ 67,8% giai đoạn trước lên mức khoảng 87-88% vào cuối giai đoạn.
Nêu ý kiến về vấn đề này, Ủy ban TCNS cho rằng, việc điều chỉnh cơ cấu thu NSNN theo hướng tăng thu từ nội địa nền kinh tế, giảm thu từ dầu thô và hoạt động xuất nhập khẩu là hợp lý, tạo sự ổn định, bền vững nguồn thu NSNN.
Tuy nhiên, ông Hải bày tỏ băn khoăn: Để đạt được mục tiêu này, tốc độ tăng thu nội địa từ hoạt động sản xuất kinh doanh bình quân khoảng 20%/năm là khá cao (so với giai đoạn trước 15%), đặc biệt trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế gặp khó khăn, những yếu tố thúc đẩy sản xuất kinh doanh còn hạn chế.
Chính vì vậy, ông Hải cho rằng, việc xây dựng quy mô thu NSNN tăng như Chính phủ trình là khá cao so với mức tăng quy mô của GDP, tiềm ẩn rủi ro về khả năng thu NSNN. Vì vậy, để đảm bảo dự toán thu NSNN khả thi hơn, Chính phủ cần trình Quốc hội điều chỉnh dự toán khi có biến động của kinh tế vĩ mô ảnh hưởng đến việc thực hiện dự toán thu và một số chỉ tiêu kinh tế - tài chính khác.
Chính phủ dự kiến điều chỉnh lại cơ cấu chi NSNN theo hướng: tăng dần tỷ trọng chi đầu tư phát triển lên mức bình quân 25-26% cả giai đoạn, giảm tỷ trọng chi thường xuyên khoảng 67% xuống mức khoảng 60-62% trong giai đoạn 2016-2020.
Về vấn đề này, Ủy ban TCNS cho rằng, nhìn chung trong giai đoạn hiện nay và thời gian tới, ngân sách hiện nay là ngân sách tiêu dùng, nặng về chi thường xuyên, chưa phải là ngân sách phát triển vì tỷ lệ tích lũy từ ngân sách cho đầu tư phát triển còn rất thấp. Đầu tư phát triển từ nguồn NSNN chủ yếu dựa vào vay để bù đắp bội chi, vay ngoài nước, vay phát hành trái phiếu Chính phủ và số thu từ xổ số kiến thiết, thu từ đất còn chiếm tỷ trọng lớn.
Do quy mô nền kinh tế còn nhỏ, dẫn đến quy mô thu NSNN còn thấp, nên việc điều chỉnh cơ cấu chi theo phương án Chính phủ trình là phù hợp với xu hướng cơ cấu lại NSNN đã đề ra, đại diện Ủy ban TCNS nhận xét.
Do đó, đa số các thành viên trong Ủy ban tán thành với đề nghị của Chính phủ về việc dự kiến bố trí tổng chi đầu tư phát triển khoảng 2 triệu tỷ đồng (phân bổ tối đa 1,8 triệu tỷ đồng, còn lại dự phòng 10%). Còn tỉ trọng của chi đầu tư phát triển chiếm 25-26% tổng chi NSNN, chỉ là định hướng vì còn phụ thuộc rất lớn vào khả năng thu NSNN hàng năm, mức cụ thể do Chính phủ trình Quốc hội quyết định theo từng năm.
Bích Diệp
Theo Dantri
Vì sao không làm đường sắt tốc độ cao thay đường bộ cao tốc Bắc - Nam? "Kinh phí đầu tư cho tuyến đường sắt tốc độ cao khoảng 55 tỷ USD, cao gấp khoảng 4 lần tuyến đường bộ cao tốc có 4 làn xe hoàn chỉnh. Với bối cảnh nguồn lực của chúng ta hiện nay, sẽ rất khó có thể huy động được nguồn lực để đầu tư, trong khi đường bộ có thể đầu tư từng...