Dự án cao tốc Bắc – Nam: Ngân sách sẽ rót hơn 78 nghìn tỷ đồng
Ngày 19/6, các đại biểu Quốc hội đã biểu quyết thông qua chủ trương chuyển đổi phương thức đầu tư từ BOT sang đầu tư công 3 đoạn cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020, gồm đoạn: Mai Sơn – Quốc lộ 45, Vĩnh Hảo – Phan Thiết, Phan Thiết – Dầu Giây.
Quốc hội cũng chấp thuận bổ sung 23.461 tỷ đồng bằng nguồn ngân sách nhà nước cho 3 dự án này. Với mục tiêu chậm nhất đến cuối năm 2022 hoàn thành, đưa vào sử dụng. Như vậy, tổng số vốn ngân sách nhà nước bố trí cho 11 đoạn cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020 là 78.461 tỷ đồng.
Trong đó, riêng 6 đoạn đầu tư công tổng vốn ngân sách bố trí hơn 53.100 tỷ đồng. Nếu được kịp thời giải ngân, các dự án hoàn thành đúng tiến độ vào năm 2022 (trừ cầu Mỹ Thuận vào năm 2023), nền kinh tế sẽ hưởng lợi rất lớn từ dòng tiền này (chưa kể phần vốn ngân sách hỗ trợ các dự án BOT).
Với 3 đoạn cao tốc vừa được Quốc hội đồng ý chuyển sang đầu tư công, lãnh đạo Bộ GTVT cho hay, dự kiến, cuối tháng 6 Quốc hội sẽ ban hành nghị quyết; sau đó khoảng 5 ngày (ngày 5/7), Chính phủ sẽ có nghị quyết giao Bộ GTVT thực hiện.
Video đang HOT
Sau khi Chính phủ giao, Bộ GTVT sẽ thực hiện các bước thủ tục chuyển sang đầu tư công, song song với thủ tục đấu thầu chọn nhà thầu, để phê duyệt kế hoạch vào ngày 8/7.
Tiếp đó, Bộ GTVT đồng thời thực hiện phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán và phê duyệt hồ sơ mời thầu vào ngày 30/7. Tổ chức đấu thầu công khai lựa chọn nhà thầu, ký hợp đồng… xong vào ngày 25/9. Gói thầu đầu tiên dự kiến khởi công ngày 27/9, các gói thầu còn lại khởi công trong tháng 10 và tháng 11/2020. Dự kiến, cuối năm 2021 các dự án chuyển sang đầu tư công này sẽ hoàn thành cơ bản nền đường và các công trình, một số cầu và hầm lớn sẽ hoàn thành vào năm 2022 để thông xe.
Cùng với thực hiện đấu thầu chọn nhà thầu thi công 3 dự án đầu tư công kể trên, Bộ GTVT cũng thực hiện đấu thầu chọn nhà đầu tư cho 5 dự án BOT còn lại. Tới nay, Bộ GTVT đã phê duyệt danh sách các nhà đầu tư qua sơ tuyển và thực hiện đấu thầu, dự kiến việc đấu thầu chọn nhà đầu tư sẽ kết thúc vào ngày 15/11. Từ 16/11 đến 5/12, Bộ GTVT đàm phán, hoàn thiện và ký kết hợp đồng BOT với nhà đầu tư.
Kết thúc giai đoạn này, nhà đầu tư có 6 tháng để ký hợp đồng huy động vốn từ ngân hàng. Nếu nhà đầu tư ký được hợp đồng tín dụng sẽ khởi công xây dựng vào giữa năm 2021, nếu không (sau 6 tháng ký hợp đồng BOT) hợp đồng sẽ bị hủy. Trường hợp hủy hợp đồng BOT, Bộ GTVT sẽ báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội xin chuyển các dự án này sang đầu tư công.
Về giải phóng mặt bằng các đoạn cao tốc, Bộ GTVT cho biết, dự kiến hoàn thành cơ bản trong tháng 6 này. Phần di dời công trình hạ tầng (điện, viễn thông, nước), Bộ GTVT dự kiến hoàn thành trong quý III/2020 (chậm hơn mục tiêu Thủ tướng giao là trước 30/6). Đặc biệt, tại một số địa phương, tiền giải phóng mặt bằng thực tế đã bị “đội” lên so với dự toán được duyệt. Trong đó, tăng cao nhất là đoạn QL45 – Nghi Sơn vượt dự toán 541 tỷ đồng, đoạn Nghi Sơn – Diễn Châu vượt 443 tỷ đồng; đoạn Diễn Châu – Bãi Vọt vượt 390 tỷ đồng; đoạn Mai Sơn – QL45 vượt 305 tỷ đồng; đoạn Cam Lộ – La Sơn vượt 190 tỷ đồng…
Chi phí giải phóng mặt bằng cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây (đoạn qua Đồng Nai) tăng gần 1,3 ngàn tỷ đồng
Tính đến nay, tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án đường cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây đoạn qua tỉnh Đồng Nai (năm 2019, 2020) là gần 2,7 ngàn tỷ đồng. Con số này đã vượt gần 1,3 ngàn tỷ đồng so với tổng mức đầu tư ban đầu được phê duyệt.
Dự án thành phần đầu tư xây dựng đường cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây, đoạn qua tỉnh Đồng Nai đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt khung chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư vào tháng 7/2018. Đến tháng 10/2018, dự án được Bộ GT-VT phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi.
Theo khung chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và báo cáo nghiên cứu khả thi được phê duyệt, tổng mức đầu tư cho công tác giải phóng mặt bằng của dự án đoạn qua tỉnh Đồng Nai là hơn 1,4 ngàn tỷ đồng.
Ông Nguyễn Ngọc Hưng, Phó giám đốc Sở TN-MT cho biết, trong năm 2019, nguồn kinh phí đã bố trí phục vụ cho công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án trên địa bàn tỉnh là hơn 545 tỷ đồng.
Đối với năm 2020, nguồn kinh phí phục vụ cho công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án theo báo cáo của các địa phương là hơn 2,1 ngàn tỷ đồng. Cụ thể, H.Xuân Lộc cần hơn 2 ngàn tỉ đồng, H.Cẩm Mỹ cần hơn 73 tỉ đồng, H.Thống Nhất cần khoảng 44 tỉ đồng và TP.Long Khánh cần hơn 8 tỉ đồng.
Như vậy, tính đến nay, tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án Đường cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây đoạn qua tỉnh Đồng Nai (năm 2019, 2020) là gần 2,7 ngàn tỷ đồng. Con số này đã vượt gần 1,3 ngàn tỷ đồng so với tổng mức đầu tư ban đầu được phê duyệt.
Theo Sở TN-MT, nguyên nhân kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án tăng so với tổng mức đầu tư ban đầu là do giá đất cụ thể để tính toán bồi thường cho các hộ dân có đất bị thu hồi tại địa bàn H.Xuân Lộc được áp dụng theo giá đất cụ thể năm 2020. Kéo theo đó, giá đất để hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tìm kiếm việc làm cũng áp dụng bảng giá đất năm 2020. Ngoài ra, tại khu vực lõi nút giao tại xã Xuân Tâm, H.Xuân Lộc cũng phát sinh phần diện tích ngoài phạm vi thu hồi của dự án nên phải thực hiện bồi thường cho phần diện tích này.
Bên cạnh đó, một số trường hợp tại các huyện Cẩm Mỹ, Xuân Lộc và TP.Long Khánh, người dân có một phần đất thuộc phạm vi dự án bị thu hồi nhưng có đề nghị thu hồi, bồi thường, hỗ trợ luôn cả phần diện tích đất còn lại nằm ngoài phạm vi thu hồi nhưng không thể tiếp tục sử dụng (bao gồm phần tài sản trên đất như nhà cửa, vật kiến trúc, cây trồng, tài sản khác...). Do đó, Hội đồng Bồi thường dự án phải tính toán, bổ sung cho phần diện tích nằm ngoài phạm vi thu hồi và bổ sung các chính sách hỗ trợ dẫn đến tăng kinh phí bồi thường, hỗ trợ của dự án.
Từ thực tế trên, Sở TN-MT đã đề nghị UBND tỉnh yêu cầu Ban Quản lý dự án Thăng Long khẩn trương tổng hợp, báo cáo Bộ GT-VT xem xét, điều chỉnh lại tổng mức đầu tư dự án và sớm bố trí nguồn vốn năm 2020 phục vụ cho công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của dự án.
Vinatex tính chuyện mua thêm doanh nghiệp Trong giai đoạn phát triển 5 năm tới, Vinatex dự kiến mua thêm vốn, mua thêm doanh nghiệp, đầu tư vào những khâu còn thiếu. Trong giai đoạn 2020 - 2025, Vinatex quyết định thay đổi mô hình quản lý, kinh doanh, công nghệ và sản phẩm theo hướng sáng tạo hơn. Anh: Đức Thanh Hạ chỉ tiêu Chiều 29/6, Tập đoàn Dệt...