Dự án Bữa Ăn Học Đường khánh thành “Bếp ăn mẫu bán trú” thứ 3 tại Trường Tiểu học Phan Đình Phùng
Vừa qua, Dự án Bữa Ăn Học Đường do Công ty Ajinomo Việt Nam khởi xướng đã khánh thành “Bếp ăn mẫu bán trú” thứ 3 tại Trường Tiểu học Phan Đình Phòng, Quận 3, TP.HCM.
Buổi lễ Khánh thành vinh dự được đón tiếp sự tham dự của Ông Nguyễn Nho Huy – Phó Vụ trưởng – Vụ Giáo dục Thể chất Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ông Nguyễn Minh Thiên Hoàng – Phó trưởng phòng Giáo dục tiểu học – Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh, Ông Keiji Kaneko – Tổng Giám đốc Công ty Ajinomoto Việt Nam, đại diện của Ủy ban Nhân dân Quận 3 – TP. Hồ Chí Minh, Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận 3, Ban giám hiệu cùng giáo viên, công nhân viên và phụ huynh học sinh Trường tiểu học Phan Đình Phùng.
Ông Nguyễn Minh Thiên Hoàng – Phó trưởng phòng Giáo dục tiểu học – Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh chia sẻ về tình hình triển khai Dự án tại thành phố.
Phát biểu tại buổi lễ, Ông Nguyễn Minh Thiên Hoàng – Phó trưởng phòng Giáo dục tiểu học – Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Hồ Chí Minh cho biết: “Được sự hỗ trợ nhiệt tình của Công ty Ajinomoto Việt Nam, tính đến nay đã có hơn 400 trường tiểu học tại TP. Hồ Chí Minh triển khai Dự án, từ việc giáo dục kiến thức dinh dưỡng thực phẩm thuộc Chương trình “3 phút thay đổi nhận thức” cho học sinh, các trường dần dần áp dụng các thực đơn cân bằng dinh dưỡng có trong Phần mềm vào bữa ăn bán trú của học sinh từ một vài đến tất cả các buổi trong tuần.”
Video đang HOT
“Bếp ăn mẫu bán trú” được xây dựng theo theo tiêu chuẩn Nhật Bản, với thiết kế bếp một chiều đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho học sinh; Trang thiết bị hiện đại, giảm bớt công việc cho các nhân viên cấp dưỡng; Thiết kế tiết kiệm thời gian và nhân công.
Mô hình “Bếp ăn mẫu bán trú” tại trường tiểu học Phan Đình Phùng được kì vọng hỗ trợ nhà trường thực hiện tốt công tác bán trú, mang lại những bữa ăn cân bằng dinh dưỡng, đa dạng và ngon miệng áp dụng theo Phần mềm Dự án. Hơn hết, bếp ăn mẫu sẽ tạo điều kiện để các trường tiểu học và các tổ chức giáo dục tại TP. Hồ Chí Minh cũng như khu vực miền Nam đến tham quan, học tập và áp dụng phù hợp với thực tế của từng nơi, góp phần chuẩn hóa các bếp ăn hiện tại, từ đó thúc đẩy Dự án Bữa ăn Học đường trên cả nước.
Là đơn vị khởi xướng Dự án Bữa ăn Học đường, Công ty Ajinomoto Việt Nam phụ trách công tác tư vấn, đào tạo nhân sự có liên quan để vận hành bếp ăn mẫu theo quy trình chuẩn bếp ăn một chiều, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ông Keiji Kaneko – Tổng Giám đốc Ajinomoto Việt Nam cho biết Doanh nghiệp sẽ tiếp tục đồng hành cùng dự án
Ông Keiji Kaneko – Tổng Giám đốc Công ty Ajinomoto Việt Nam chia sẻ: “Chính vì những giá trị thiết thực mà Dự án Bữa ăn Học đường mang lại, chúng tôi tiếp tục nỗ lực không ngừng để thúc đẩy Dự án ở thời điểm hiện tại và trong tương lai. Hiện nay, Dự án Bữa ăn Học đường đã được triển khai đến hơn 4.200 trường tiểu học tại 62 tỉnh thành trên cả nước. Chúng tôi hỗ trợ để duy trì và nâng cao hiệu quả trong việc triển khai Dự án, từ đó tiếp tục đóng góp nhiều hơn vào cải thiện sức khỏe, tầm vóc của thế hệ tương lai và sự phát triển của Việt Nam.”
Đại biểu tham dự cắt băng khánh thành “Bếp ăn mẫu bán trú” Trường Tiểu học Phan Đình Phùng
Với bếp ăn mẫu tại trường tiểu học Phan Đình Phùng được khánh thành và đưa vào hoạt động, Dự án Bữa ăn Học đường hiện tại đã xây dựng thành công 3 bếp ăn mẫu tại Việt Nam. Trước đó, Công ty Ajinomoto Việt Nam đã phối hợp cùng Sở Giáo dục & Đào tạo TP. Hồ Chí Minh xây dựng “Bếp ăn mẫu bán trú” đầu tiên tại trường tiểu học Trưng Trắc, quận 11, TP. Hồ Chí Minh và bếp ăn thứ hai tại trường tiểu học Hoàng Văn Thụ, Thành phố Lạng Sơn. Đến nay, hai mô hình bếp mẫu này đã đón tiếp 650 trường, cơ quan, tổ chức chính phủ với gần 1.900 khách đến tham quan và học tập.
Bộ Giáo dục đang rà soát, sửa đổi chùm Thông tư 01,02,03,04
Hiện tại, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tiến hành rà soát, sửa đổi các Thông tư số 01,02,03,04/202/TT-BGDĐT để đảm bảo thống nhất với quy định mới.
Cử tri tỉnh Cao Bằng đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo có văn bản hướng dẫn chi tiết, cụ thể về cách thức tổ chức, cũng như việc bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp tại Thông tư số 01/2021/TT-BGDĐT, Thông tư số 02/2001/TT-BGDĐT, Thông tư số 03/2021/TTBGDĐT và Thông tư số 04/2021/TT-BGDĐT ngày 02/02/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về mã số tiêu chuẩn, chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập, các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông công lập để các địa phương có căn cử triển khai thực hiện.
Liên quan đến việc hướng dẫn triển khai thực hiện mã số, tiêu chuẩn chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, Bộ đã ban hành Công văn số 971/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 12/3/2021 gửi các Sở Giáo dục và Đào tạo (trước thời điểm các Thông tư số 01,02,03,04/2021/TT-BGDĐT có hiệu lực thi hành). Đồng thời, ngày 26/4/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã gửi các Sở Giáo dục và Đào tạo tài liệu giải đáp các khó khăn, vướng mắc, đề xuất, kiến nghị của địa phương trong việc triển khai thực hiện các Thông tư số 01,02,03,04/2021/TT-BGDĐT (gửi kèm Công văn số 416/NGCBQLGD-CSNGCB ngày 26/4/2021).
Ảnh minh họa: Ngọc Ánh
Tuy nhiên, ngày 18/10/2021, Chính phủ ban hành Nghị định số 89/2001/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/12/2021), theo đó điều chỉnh quy định về chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành như sau: mỗi chuyên ngành có 01 chương trình, thời gian thực hiện tối đa là 06 tuần.
Trước đây, tại Điểm a Khoản 3 Điều 26 Nghị định số 101/2017/NĐ-CP quy định "Chứng chỉ chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp là một trong những điều kiện để cán bộ, công chức, viên chức được đăng ký dự thi nâng ngạch, đăng ký dự thi thăng hạng; xét bổ nhiệm vào ngạch, hạng và được học chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn gạch, chương trình bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp cao hơn liền kề"; do đó, tại các Thông tư số 01,02,03,04/2021/TT-BGDĐT quy định giáo viên có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp theo từng hạng.
Hiện tại, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang tiến hành rà soát, sửa đổi các Thông tư số 01,02,03,04/202/TT-BGDĐT để đảm bảo thống nhất với quy định mới và khắc phục một số khó khăn, vướng mắc của địa phương trên cơ sở đảm bảo các quy định của pháp luật.
Đồng thời, để đảm bảo quyền lợi cho đội ngũ nhà giáo, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã gửi các Sở Giáo dục và Đào tạo Công văn hướng dẫn số 5392/BGDĐT-NGCBQLGD ngày 23/11/2021 về việc cân nhắc việc tổ chức mới các lớp bồi dưỡng cấp chứng chỉ tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp để bảo đảm phù hợp với quy định tại khoản 4 Điều 1 và khoản 3 Điều 2 Nghị định số 89/2001/NĐ-CP; tham mưu Uy ban nhân dân tỉnh, thành phố điều chỉnh phương án triển khai bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập cho phù hợp, bảo đảm quyền lợi cho đội ngũ viên chức ngành Giáo dục.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị cử tri Cao Bằng kiến nghị với Ủy ban Nhân dân tỉnh chỉ đạo các đơn vị có liên quan thực hiện theo các hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Hơn 800 học sinh nghèo, khó khăn ở Phú Tân được nhận máy tính bảng Hưởng ứng chương trình "Sóng và máy tính cho em", sáng 25-1, Vinaphone Phú Tân phối hợp Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện tổ chức trao tặng máy tính bảng và sim 4G cho các học sinh thuộc diện hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn của các trường tiểu học và THCS trên địa bàn huyện. Vinaphone Phú Tân trao...