‘Drama tình ái’ ở Sở thú: Đôi khỉ xám sinh ra khỉ con lông vàng
Hình ảnh khỉ con lông vàng đã dấy lên hoài nghi về “sự trong sạch” của khỉ mẹ. Sở thú bỗng chốc trở thành cái tên “hot” trên mạng xã hội lúc này.
Mới đây, mạng xã hội bất ngờ xôn xao “ drama tình ái” có phần hài hước ở Thảo cầm viên Sài Gòn (Sở thú), thu hút sự chú ý của không ít netizen.
Hình ảnh voọc con lông vàng đã dấy lên hoài nghi về “sự trong sạch” của khỉ mẹ.
Sở thú nói gì về “drama tình ái” này?
Theo đó, một chú khỉ (voọc) con lông vàng trở thành “nạn nhân” trong sự hoài nghi của netizen khắp chốn, khi không giống màu lông của đôi khỉ xám bố mẹ. Càng tréo ngoe hơn, “hàng xóm” bên cạnh chuồng của gia đình khỉ này lại là một chú khỉ (vượn) có màu lông vàng, y hệt khỉ con.
Chính điều này đã khiến dân mạng nổ ra “thuyết âm mưu” về cha mẹ thực sự của chú khỉ con?!
Video đang HOT
Fanpage của Thảo cầm viên Sài Gòn phải lên tiếng “rửa oan” cho khỉ mẹ.
Không thể để sự hoài nghi đi quá xa, fanpage của Sở thú đã nhanh chóng đăng tải thông tin “rửa oan” cho khỉ mẹ bằng dòng trạng thái không thể hài hước hơn: “Trả lại sự trong sạch cho em. Nói chứ, con vàng đúng con của chàng nha, mai mốt lớn lông sẽ thành màu đen. Khỉ con hoàn toàn không liên quan gì đến con vàng chuồng bên cạnh vì chúng khác loại, đã vậy còn là gái nữa nha các bạn”.
Hóa ra, cư dân mạng đã “bé cái lầm” khi gán ghép khỉ con là kết quả của mối tình vụng trộm giữa khỉ mẹ và “hàng xóm”, nhất là khi “hàng xóm” cũng cùng “dấu” với khỉ mẹ.
Bài đăng cũng thu hút lượng tương tác lớn từ cư dân mạng. Một người bênh vực: “Phụ nữ sinh con đã quá vất vả rồi, đừng hỏi là con ai được không?”. Người khác thêm vào: “Giống ai hông giống, giống bà nội nhà hàng xóm. Chịu nổi?!”. Người khác chất vấn: “Lỡ lớn không đổi màu thì admin giải thích sao?”. Thậm chí có netizen còn khuyên: “Không ấy gia đình cho cháu đi chiếu đèn đi. Chắc vàng da sinh lý đó!”.
Chấm cảm với các anh chị cư dân mạng luôn đó!
Con thú mỏ vịt 'cự tuyệt giao phối', giả mang thai đánh lừa sở thú
Năm 1947, hai con thú mỏ vịt ở Mỹ có tên là Penelope và Cecil được đưa từ Australia đến sở thú Bronx của New York (Mỹ), nơi sinh sống của các loài động vật có vú đặc hữu.
Vấn đề là thú mỏ vịt lại không phải là động vật có vú. Mặc dù máu của chúng ấm và có bộ lông giống động vật có vú nhưng chúng lại đẻ trứng như loài bò sát. Sau đó, những con non chưa mở mắt, không có lông sẽ bú bằng cách liếm sữa mà mẹ tiết ra từ các lỗ chân lông trên da. Sau khoảng bốn tháng, con non mới chui ra khỏi hang.
Rất ít người từng thấy thú mỏ vịt sinh sản. Ngay cả ở quê hương của chúng là Australia cũng chỉ có một cặp thú mỏ vịt (Jack và Jill) sinh sản trong điều kiện nuôi nhốt và chúng chỉ sinh ra một con.
Những người phụ trách sở thú Bronx (New York, Mỹ) đã quyết tâm tìm hiểu tất cả những gì họ có thể để giúp Penelope và Cecil thành đôi.
Sở thú này thậm chí đã xây một khu dành riêng cho thú mỏ vịt. Tại đây, mỗi con đều có bể bơi nhỏ và hang riêng. Chúng ngủ hầu như cả ngày và du khách chỉ có thể nhìn thấy chúng thức trong khoảng 1 giờ. Đến tối, chúng mới ra ngoài ăn. Mỗi con tiêu thụ khoảng 25 đến 35 con tôm càng sống, 200 đến 300 con giun, một con ếch, vài quả trứng và bùn.
Với sự khuyến khích từ những người phụ trách, Cecil bắt đầu "tán tỉnh" Penelope. Nhưng Penelope không quan tâm và gần như chắc chắn không thích Cecil. Một lần, những người trông coi vườn thú đã đặt Cecil vào khu vực hang của Penelope. Ngay khi nhìn thấy con đực, Penelope lao xuống nước, lăn lộn và cào cấu dữ dội bằng tất cả 20 móng vuốt sắc nhọn của mình. Thời báo Time của Mỹ thậm chí còn phải đưa tin rằng Penelope "là một trong những con cái xấc xược nhất trong loài thú mỏ vịt".
Năm sau, trong mùa sinh sản, những người trông coi vườn thú đã thử lại. Lần này, Penelope dễ tiếp thu các bước di chuyển của Cecil hơn và hai con thú mỏ vịt dường như rất hợp nhau. Khi những người quản lý đưa lá bạch đàn đến, Penelope mang chúng vào hang. Vì những con thú mỏ vịt hoang dã làm tổ sinh sản của chúng chỉ bằng những chiếc lá như vậy, nên những người phụ trách càng thêm hy vọng.
Vài tuần sau, Penelope rút vào hang của mình và ở đó trong sáu ngày. Nó chỉ ra ngoài để ăn và sau đó vào lại hang ngay. Những người trông coi vườn thú tin rằng Penelope đang mang thai và sẵn sàng đẻ trứng. Penelope bắt đầu ăn ngày càng nhiều giun và ấu trùng. Tất cả các dấu hiệu đều chỉ ra điều nghi ngờ là có cơ sở.
Trong mười sáu tuần tiếp theo, những người phụ trách kiên nhẫn chờ đợi khi những con thú mỏ vịt non bước qua giai đoạn nuôi dưỡng. Sau đó, thời tiết bất ngờ trở nên tồi tệ hơn và các quan chức vườn thú sợ rằng cái lạnh có thể làm ảnh hưởng đến các con thú mỏ vịt con. Họ quyết định rằng họ không nên chờ đợi lâu hơn nữa. Với sự hiện diện của khoảng 50 phóng viên báo chí và nhiếp ảnh gia, họ đào đất về phía hang ổ của Penelope. Sau vài giờ đào bới, các nhân viên mới ngã ngửa ra rằng không có tổ bằng lá, không có con thú mỏ vịt nào ngoài Penelope.
Những người trông coi vườn thú đã bị lừa bởi một con thú mỏ vịt. Cecil tiếp tục tán tỉnh Penelope trong 4 năm nữa, cho đến một đêm tháng 7 năm 1957, Penelope trườn dưới mái nhà lưới thép của chuồng trại và trốn thoát. Các quan chức sở thú đã tìm kiếm vùng nước gần đó trong gần hai tuần, nhưng vẫn không có kết quả gì.
Cecil bị ảnh hưởng bởi sự biến mất của Penelope, thậm chí bị sụt cân và chết một ngày sau khi cuộc tìm kiếm Penelope bị hoãn lại vô thời hạn.
Sau sự biến mất của Penelope và cái chết của Cecil, sở thú Bronx đã mang thêm ba con thú mỏ vịt khác về từ Australia. Cả ba đều chết trong năm đầu tiên. Mãi đến năm 2019, một đàn thú mỏ vịt khác đến Mỹ và là những con thú mỏ vịt duy nhất sống được bên ngoài Australia.
Tại sao sư tử lại có bờm? Bờm sư tử thường có hai chức năng chính, đó là đe dọa kẻ thù và gây ấn tượng đối với con cái. Tuy nhiên không phải con sư tử đực nào cũng có bờm và trong một số trường hợp, sư tử cái cũng có thể mọc bờm như sư tử đực. Trên vùng thảo nguyên rộng lớn của châu Phi, loài...