Dow Jones bật tăng hơn 350 điểm nhờ hàng loạt tin tích cực
Tuần trước, việc giá dầu giảm sâu đồng thời tác động xấu đến thị trường, trong phiên ngày thứ Hai, khi giá dầu tăng lên, thị trường chứng khoán đồng thời lên điểm.
Ảnh: GettyImages
Phiên giao dịch ngày thứ Hai, thị trường chứng khoán Mỹ đóng cửa tăng điểm khi mà cổ phiếu nhóm ngành bán lẻ tăng điểm mạnh bởi kỳ vọng doanh số bán lẻ sẽ tăng cao khi người tiêu dùng đua nhau mua sắm trong ngày thứ Hai công nghệ.
Giá dầu ổn định và việc thị trường chứng khoán toàn cầu tăng điểm cũng giúp cho tâm lý nhà đầu tư trở nên bình ổn hơn sau nhiều tuần thị trường giảm điểm.
Đóng cửa phiên giao dịch, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 354,29 điểm tương đương 1,5% lên 24.640,24 điểm.
Chỉ số S&P 500 tăng 40,89 điểm tương đương 1,6% lên 2.673,45 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 142,87 điểm tương đương 2,1% lên 7.081,85 điểm.
Trong tuần trước, chỉ số Nasdaq giảm 4,3%, chỉ số công nghiệp Dow Jones mất 4,4% còn chỉ số S&P 500 giảm 3,8%. Như vậy thị trường chứng khoán Mỹ có tuần giao dịch nhân dịp Lễ Tạ ơn tồi tệ nhất trong 7 năm.
Video đang HOT
Tuần trước, việc giá dầu giảm sâu đồng thời tác động xấu đến thị trường, trong phiên ngày thứ Hai, khi giá dầu tăng lên, thị trường chứng khoán đồng thời lên điểm. Ngày thứ Hai, giá dầu tăng hơn 2% lên trên mức 51USD/thùng, còn giá dầu Brent tăng lên trên ngưỡng 60USD/thùng.
Số liệu về ngành bán lẻ Mỹ đặc biệt được quan tâm khi mà nhà đầu tư tin rằng người tiêu dùng Mỹ đang sẵn sàng chi tiêu dựa trên các số liệu công bố ban đầu.
Số lượng khách đến mua sắm tại các cửa hàng giảm khoảng 9% so với ngày Black Friday năm ngoái, theo số liệu của RetailNext và ShopperTrak. Thế nhưng người tiêu dùng đẩy mạnh mua sắm trực tuyến nhiều hơn, doanh số bán hàng trên mạng Internet tăng 26,4% so với cùng kỳ, theo tính toán của Adobe Systems.
Nhà đầu tư sẽ tiếp tục theo dõi số liệu về chi tiêu của người Mỹ trong ngày thứ Hai công nghệ từ phía các nhà bán lẻ và chuyên gia phân tích.
Các yếu tố toàn cầu cũng tác động đến thị trường. Những dấu hiệu cho thấy chính phủ liên minh của Italy chuẩn bị cắt giảm ngân sách – động thái dự kiến giúp cho căng thẳng giữa Rome và EU giảm bớt khiến cho tâm lý thị trường toàn cầu bình ổn hơn.
TRUNG MẾN
Theo Trí Thức Trẻ
Giới đầu tư hứng khởi trở lại
Sau tuần giảm mạnh trước đó, giới đầu tư đã có được niềm vui trong ngày giao dịch đầu tiên của tuần mới khi các chỉ số đồng loạt tăng mạnh.
Ảnh AFP
Sau khi giảm mạnh trong tuần qua, phố Wall đã đồng loạt hồi phục tích cực trong phiên giao dịch đầu tuần mới khi giới đầu tư phản ứng tích cực với kết quả khởi sắc của mùa mua sắm trực tuyến cuối năm.
Theo đó, trong ngày mua sắm trực tuyến lớn nhất năm, doanh thu được dự đoán đạt mức 7,8 tỷ USD sau khi nhiều người tiêu dùng đã bỏ lỡ ngày Black Friday vào cuối tuần trước.
Ngoài ra, việc giá dầu thô hồi phục tốt trở lại sau tuần lao dốc trước đó cũng giúp nhóm cổ phiếu năng lượng hồi phục theo, hỗ trợ cho phố Wall.
Bên cạnh đó, tâm lý nhà đầu tư cũng hứng khởi hơn khi có dấu hiệu cho thấy Ý đang chuẩn bị xây dựng lại kế hoạch tài khóa để tranh gây mâu thuẫn với Ủy ban Châu Âu (EC).
Kết thúc phiên 26/11, chỉ số Dow Jones tăng 354,29 điểm ( 1,46%), lên 24.640,24 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 40,89 điểm ( 1,55%), lên 2.673,45 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 142,87 điểm ( 2,06%), lên 7.081,85 điểm.
Trên thị trường chứng khoán châu Âu, việc Ý có dấu hiệu sửa lại kế hoạch chi tiêu để giảm thâm hụt ngân sách xuống theo tiêu chuẩn của EC giúp giới đầu tư cởi bỏ được tâm lý, giúp các chỉ số chính của thị trường khu vực có phiên tăng mạnh đầu tuần mới.
Kết thúc phiên 26/11, chỉ số FTSE 100 tại Anh tăng 83,14 điểm ( 1,20%), lên 7.036,00 điểm. Chỉ số DAX tại Đức tăng 162,03 điểm ( 1,45%), lên 11.354,72 điểm. Chỉ số CAC 40 tại Pháp tăng 48,04 điểm ( 0,97%), lên 4.994,98 điểm.
Trên thị trường chứng khoán châu Á, sau phiên nghỉ lễ lao động cuối tuần trước, chứng khoán trở lại trong phiên giao dịch đầu tuần mới và nhanh chóng có được sắc xanh nhờ giới đầu tư phản ứng tích cực với thông tin Osaka giành được quyền đăng cai Triển lãm thế giới - World Expo 2025. Chứng khoán Hồng Kông cũng hồi phục tích cực sau phiên điều chỉnh cuối tuần qua nhờ nhóm cổ phiếu tài chính và bất động sản. Trong khi đó, sự thận trọng của nhà đầu tư trước cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Trung khiến chứng khoán Trung Quốc lình xình và tiếp tục đóng cửa với sắc đỏ, nhưng mức giảm khiêm tốn hơn phiên cuối tuần trước.
Kết thúc phiên 26/11, chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 165,45 điểm ( 0,76%), lên 21.812,00 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 3,67 điểm (-0,14%), xuống 2.575,81 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 448,50 điểm ( 1,73%), lên 26.376,18 điểm.
Trên thị trường kim loại quý, giá vàng cũng hồi trở lại theo đà hồi phục của giá dầu thô, nhưng khi bước vào phiên Mỹ, giá vàng đã đảo chiều khi chứng khoán khởi sắc. Chốt phiên, giá kim loại quý này không giữ được sắc xanh khi tiếp tục có phiên giảm nhẹ.
Kết thúc phiên 26/11, giá vàng giao ngay giảm 4 USD (-0,33%), xuống 1.221,3 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 12 giảm 1 USD/ounce (-0,08%), xuống 1.222,4 USD/ounce.
Trong khi đó, giá dầu thô đã hồi phục tích cực trở lại trong phiên đầu tuần mới, bù đắp phần nào thiệt hại của tuần lao dốc trước đó, nhưng mức tăng cũng bị hạn chế do giới đầu tư vẫn lo ngại về tăng trưởng kinh tế toàn cầu và nguồn cung gia tăng, kể cả sản lượng kỷ lục của Ả Rập Xê út.
Kết thúc phiên 26/11, giá dầu thô kỳ hạn Mỹ giảm 1,21 USD ( 2,40%), lên 51,63 USD/thùng. Giá dầu thô Brent tăng 1,68 USD ( 2,86%), lên 60,48 USD/thùng.
T.Lê
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Chứng khoán Âu-Mỹ đồng loạt đi xuống Thị trường chứng khoán thế giới giảm điểm trong ngày 20/11 . Chứng khoán thế giới đỏ sàn. Ảnh: TTXVN Xu hướng đi xuống của các cổ phiếu trong lĩnh vực công nghệ và chỉ số công nghiệp Dow Jones ở thị trường chứng khoán Phố Wall "đánh mất" toàn bộ mức tăng kể từ đầu năm đến nay. Vào lúc đóng cửa...