DOTA 2: Với bí kíp sau, bạn sẽ có thể làm chủ hoàn toàn cỗ máy chiến tranh Tinker trong phiên bản 7.02
Sở hữu winrate khá cao ở mức Rank trên 5k, tuy nhiên ở mức Rank thấp hơn, vị tướng này lại có tỷ lệ thắng khá thấp. Tại sao lại như vậy và làm thế nào để giúp bạn cải thiện điều đó?
Khi nhìn vào tỷ lệ thắng của Tinker trong các trận đấu rank, pub, dễ dàng nhận thấy hero này cũng gặp phải một hiện tượng khá phổ biến của đa phần những vị tướng đòi hỏi kỹ năng điều khiển cao. Trong khi tỷ lệ thắng của hắn ở mức rank dưới 2k MMR chỉ là 48.07% thì càng lên các mức rank cao hơn, win rate của hero này lại tăng lên đáng kể, tới mốc 51.92% ở mức rank trên 5k MMR. Không khó để giải thích sự thay đổi này, khi Tinker là mẫu tướng phụ thuộc rất nhiều vào kỹ năng của người chơi để phát huy tối đa sức mạnh của mình.
Tinker đòi hỏi rất nhiều người chơi phải tận dụng tốt từng quãng thời gian trong game, cũng như yêu cầu các player phải có khả năng đọc bản đồ tốt, cũng như nhanh chóng trong việc xử lý tình huống và thao tác với các item để đưa ra các quyết định chính xác. Với những người chơi ở đẳng cấp thấp, việc phát huy hiệu quả của Tinker là gần như bất khả thi, dẫn tới việc win rate của hắn chỉ lẹt đẹt như vậy.
Phiên bản 7.02 cũng không mang lại quá nhiều khác biệt trong cách lên những item cơ bản cho Tinker. Sau khi kết thúc giai đoạn đi lane, Tinker vẫn cần những món đồ cơ bản quen thuộc như Soul Ring, Boots of Travel và một điểm vào Ream, đủ để hỗ trợ các tình huống team fight. Thời gian trung bình để có hai item kể trên thường rơi vào khoảng từ phút thứ 9 tới 12, trong khi Ream chỉ nên nâng cấp khi bạn đã có gần đủ Boots of Travel.
Ở giai đoạn đầu game, đừng nghĩ rằng Tinker là yếu, khi với hai kỹ năng đầu tiên của mình, hắn hoàn toàn có thể gây ra một lương damage tương đối lớn, khi mà chỉ cần một điểm March of Machines là đủ để hắn có thể farm ổn ở đầu game. Trong phiên bản 7.02, khả năng phòng thủ high ground của các hero luôn là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng, và Tinker cũng đảm nhiệm tương đối tốt vai trò này, với những pha cấu rỉa nhờ Heat Seeking Missile hay March of Machines.
Tinker vẫn thường chứng kiến hai cách build kỹ năng quen thuộc. Một là cộng 1 điểm vào hai kỹ năng đầu, sau đó nâng max March of Machines để tận dụng tối đa khoảng farm nhờ March of Machines và Boots of Travel. Tuy nhiên trong phiên bản mới này, Tinker bắt đầu được xây dựng theo xu hướng mới hoàn toàn, một Tinker “chiến” hơn hẳn.
Với việc March of Machines là kỹ năng được ưu tiên sau cùng, khi Tinker sẽ cộng max hai skill đầu tiên trước, Tinker có thể mang lại một lượng burst damage vô cùng lớn ở giai đoạn đầu game. Tuy lượng farm có thể bị giảm đi đôi chút, nhưng đổi lại, lượng gold mang lại từ các mạng hạ gục sẽ bù lại phần nào. Nên nhớ rằng, một combo full cấp độ ở đầu game của Tinker mang lại lượng damage vô cùng lớn.
Video đang HOT
Trong cả hai cách tiếp cận, Laser gần như là kỹ năng luôn được ưu tiên cộng từ level 1, khi nó hỗ trợ tương đối tốt cho khả năng đi lane của Tinker. Trước khi phiên bản 7.00 ra mắt, một số người chơi còn để dành điểm vào những cộng vàng stats, nhằm đảm bảo lượng mana cho Tinker có thể dùng Ream ngay từ level 6. Tuy nhiên phiên bản 7.00 đã chấm dứt điều này với sự ra mắt hệ thống Talent Tree, thế nên Ream vẫn thường được nâng ở thời điểm Tinker gần đạt được Boots of Travel. Tuy nhiên, lượng mana tăng lên theo mỗi cấp độ của Ream cũng là một trở ngại tương đối lớn ở giai đoạn mid game.
Không giống như những hot boy hiện tại như Lone Druid hay Ember Spirit, hệ thống Talent Tree mới ra mắt không thay đổi quá nhiều về cơ chế hoạt động của Tinker. Với lựa chọn ở mốc level 10, có tới 87.2% người chơi rank, pub lựa chọn có thêm 8 intelligence, khi nó giúp giảm bớt vấn đề về mana, trong khi 6 armor mang tính chất giải pháp tình huống hơn hẳn.
Tương tự như vậy là ở level 15, khi mà 81.1% lựa chọn 4% sát thương phép, thay vì 200 máu ít ỏi, khi rõ ràng sát thương của Tinker đến từ lượng damage phép là chính. Ở mốc level 20 cũng không có gì khác, khi đại đa số lựa chọn có thêm 75 cast range, thay cho 15% kháng phép.
Ở cấp độ 25, mọi thứ không còn dễ dàng cho người chơi, khi mà 20% hút máu phép hoặc 100 sát thương của Laser không quá dễ để lựa chọn. Tích hợp với Aghanim’s Scepter, 100 damage vào Laser được coi là tính năng khá sáng giá, trong khi 20% hút máu phép cộng thêm sẽ cải thiện độ tank của Tinker trong một vài tình huống cụ thể.
Cũng tương tự như vậy, cách lên đồ của Tinker cũng không có nhiều khác biệt, vẫn với những món đồ cơ bản như Bloodstone, Bots, Blink Dagger hay cả Aether Lens. Còn các món đồ còn lại như gậy hex, Dagon hay Shiva Guard vẫn được lên tùy theo diễn biến của trận đấu.
Theo GameK
Talent Guide: Lifestealer, con quái vật khát máu trong DOTA 2
Trong những phiên bản gần đây, Lifestealer liên tục được buff sức mạnh một cách đáng kể. Trong nhiều thời điểm, dù có đôi lúc thất thế và đánh mất vị trí của mình, nhưng đó hoàn toàn là do những thay đổi tới từ meta game, chứ không hẳn vì việc hắn được Ice Frog buff hay nerf sức mạnh.
Lifestealer từ trước tới nay vẫn luôn là một trong những hard carry được trọng dụng tương đối thường xuyên ở đấu trường chuyên nghiệp, nhờ vào khả năng kết hợp vô cùng tốt bộ kỹ năng của mình đối với đồng đội. Trong nhiều thời điểm, dù có đôi lúc thất thế và đánh mất vị trí của mình, nhưng đó hoàn toàn là do những thay đổi tới từ meta game, chứ không hẳn vì việc hắn được Ice Frog buff hay nerf sức mạnh.
Có thể thấy tại Frankfurt và Shanghai Major năm ngoái, Lifestealer chỉ được lựa chọn duy nhất 4 lần, và tất cả đều là những trận thua dành cho vị tướng này. Và rồi meta game lại thay đổi, biến Lifestealer trở thành một trong những lựa chọn tương đối hot cho đến thời điểm hiện tại. Bắt đầu tại Manila Major năm ngoái, khi mà hắn nằm trong top 4 vị tướng được sử dụng nhiều nhất. Để rồi khi mà bản cập nhật khủng 7.xx ra mắt, hắn vẫn là một trong những lựa chọn hàng đầu ở các giải đấu như ESL One Genting và Dota Pit. Đặc biệt hơn, Trung Quốc, mảnh đất luôn sản sinh ra các carry hàng đầu thế giới cực kỳ ưa chuộng vị tướng này.
Trong những phiên bản gần đây, Lifestealer liên tục được buff sức mạnh một cách đáng kể. Việc Infest có thể tác dụng lên các Ancient creep trong phiên bản 6.85 đã khiến hắn dần dần quay trở lại đấu trường chuyên nghiệp. Trong phiên bản kế tiếp, cooldown của Infest chỉ còn 50 giây, và khiến Lifestealer thường xuyên tạo được áp lực lên đội hình đối thủ mỗi khi hắn biến mất khỏi bản đồ. Ngoài ra, việc tăng tốc độ tấn công của Rage cũng như việc không bị ảnh hưởng bởi Abyssal Blade trong trạng thái Rage.
Meta hiện tại cũng thiên về các tình huống combat từ rất sớm, và một hero như Lifestealer hoàn toàn có thể đáp ứng tiêu chí này, đặc biệt là khi hắn có những đồng đội đáng tin cậy như Centaur Warrunner, Slardar hay thậm chí là Storm và QoP.
Giai đoạn đi lane của Lifestealer cũng được đánh giá là tương đối mạnh, khi mà hắn hoàn toàn rất ít khi thất thế trong những kèo solo 1vs1. Thậm chí dù không có khả năng farm nhanh như các carry hiện tại như Luna hay Shadow Fiend, Lifestealer hoàn toàn có thể tăng lượng gold nhờ vào những tình huống roam gank hiệu quả từ rất sớm.
Nên nâng hệ thống Talent Tree như thế nào trong phiên bản mới
Level 10: 5 all stats hoặc 15 tốc đánh
Nhiều game thủ vẫn có suy nghĩ 15 tốc đánh sẽ cải thiện đáng kể lượng damage của Lifestealer, khi quả thật rằng hero này khá phụ thuộc vào lượng tốc đánh. Thế nhưng, ở thời điểm level 10, 5 all stats sẽ là lựa chọn sáng giá hơn, khi nó mang lại những chỉ số tương đối đồng đều dành cho Lifestealer. Thực tế, tuy được khá nhiều người lựa chọn, thế nhưng theo thống kê, tính năng này sẽ làm giảm đi 0.6% winrate của người chơi Lifestealer.
Level 15: 25 damage hoặc 200 máu
67.9% người chơi lựa chọn tính năng cộng thêm 25 damage ở mốc Talent này. Và quả thật, đây có thể coi là lựa chọn tương đối sáng suốt và hợp lý, khi mà tính năng này mang lại thêm 3.6% winrate cho những người pick nó. 200 máu không mang lại quá nhiều khác biệt cho Lifestealer, trong khi 25 damage đáng để coi là lượng sát thương cộng thêm tương đối ổn, khi các chỉ số nó mang lại gần như tương đương với một item cấp cao là Demon Edge.
Level 20: 25 tốc độ di chuyển hoặc 15% né
Phần đông người chơi ưa thích 15% né, khi nó sẽ mang lại những hiệu quả sức mạnh trực tiếp cho Lifestealer. Mặc dù có thể coi đấy là sự lựa chọn cũng mang độ hợp lý cao, thế nhưng nếu cân nhắc lại, đó chưa chắc đã là lựa chọn sáng giá nhất. Nên nhớ, một hero cận chiến và không có kỹ năng áp sát như Lifestealer rất dễ bị thả diều trong combat một cách đầy uất ức, với những item như Force Staff hay Ghost Scepter.
Thế nên, việc cải thiện tốc độ di chuyển để tăng khả năng áp sát đối thủ là điều tương đối cần thiết cho hắn. Khả năng làm chậm từ Wound cũng như lượng tốc chạy tăng thêm nhờ Phase Boots đôi khi là không đủ. Thực tế, lựa chọn có thêm 25 tốc độ di chuyển sẽ mang lại 4.2% winrate cho Lifestealer theo thống kê.
Level 25: 1 giây tác dụng của Rage hoặc 15 armor
1 giây tác dụng của Rage là lựa chọn phổ biến hơn, nhưng chưa chắc đã mang lại sự hiệu quả. Tùy theo tình huống, nếu như bên phía đối thủ có quá nhiều disable hạng nặng, người chơi Lifestealer nên cân nhắc đi theo tính năng này. Còn nếu phải đối đầu với một line up thiên về gây sát thương vật lý, 15 armor sẽ là sự lựa chọn hợp lý hơn rất nhiều.
Theo GameK
DOTA 2 xuất hiện bug khủng, có thể thu phục cả Roshan Không lâu sau khi 7.0.3 được áp dụng, một bug siêu khủng đã xuất hiện. Với Enchantress, bạn sẽ thu phục được cả Roshan để trợ chiến. Như thông tin chúng tôi đã đưa, vào ngày 16/3 vừa qua, DOTA 2 đã tiến hành bản cập nhật mới 7.0.3. Với nhiều thay đổi về hero và item, bản cập nhật này đã thổi...